Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chuột rút chân có thể xảy ra với bất kỳ ai trong lúc ngủ. Mặc dù phụ nữ mang thai và người lớn tuổi đặc biệt dễ bị chuột rút, nhưng tình trạng này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là các mẹo và thông tin để giúp bạn tránh bị đánh thức bởi chuột rút vào ban đêm.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Phương pháp điều trị chuột rút chân (đã được kiểm chứng)

  1. 1
    Cân nhắc uống nước khoáng pha quinin, còn gọi là nước tonic. Nước tonic từ lâu đã cho thấy hiệu quả ngăn ngừa chuột rút chân ban đêm[1] . Mặt khác, gần đây FDA đã khuyến nghị không nên sử dụng nhiều quinin để trị chứng chuột rút, là thành phần có trong thuốc Qualaquin[2] . Một bài đánh giá của Cohrane vào năm 1997 về các thử nghiệm (công khai và không công khai) đối với quinin đã kết luận rằng,mặc dù có sự cải thiện ở những bệnh nhân sử dụng quinin so với bệnh nhân sử dụng giả dược, nhưng tác dụng phụ, cụ thể là chứng ù tai, thường xảy ra ở nhóm sử dụng quinin. Các tác giả đã kết luận rằng: "vì tác dụng phụ của quinin nên liệu pháp không dùng thuốc như giãn cơ thụ động là cách điều trị ưu tiên hàng đầu, nhưng chắc chắn sẽ phải sử dụng quinin nếu liệu pháp này không hiệu quả. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các rủi ro và lợi ích đối với từng bệnh nhân".[3] .
  2. 2
    Chườm nóng lên chân. Chai nước nóng hoặc đai quấn nóng có thể giúp giãn lỏng cơ và giảm đau do chuột rút. Nếu bạn sử dụng đai quấn nóng thì cố gắng tránh ngủ quên khi đang chườm.
    • Nếu bạn không có đai quấn nóng thì thử mát xa nhiều dầu VapoRub vào vùng bị chuột rút. Hiệu lực làm lạnh sẽ ăn sâu vào cơ và giảm cơn đau do chuột rút.
  3. 3
    Bổ sung kali cho cơ thể. Có khả năng thiếu kali là nguyên nhân dẫn đến chuột rút ở chân tay (thường là ở chân).[4] Nếu bạn không cung cấp đủ kali thì nên ăn thêm các thực phẩm chứa kali (được liệt kê dưới đây) hoặc dùng thực phẩm chức năng bổ sung kali trong bữa ăn. Nguồn thực phẩm giàu kali bao gồm:
    • Hoa quả như chuối, xuân đào, chà là, mơ, nho khô hay nho.
    • Bắp cải hay họ bông cải.
    • Cam và bưởi.
    • Cá biển, thịt lợn và thịt cừu.
  4. 4
    Đối với phụ nữ mang thai, sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung magiê. Phụ nữ mang thai trẻ tuổi dễ hấp thu magiê từ thực phẩm chức năng hơn, magiê rất quan trọng đối với các chức năng hoạt động của cơ thể.[5] [6] Người lớn tuổi và người không còn sinh nở thì khác, các nghiên cứu cho thấy thực phẩm chức năng bổ sung magiê đóng vai trò nhỏ hơn nhiều.
  5. 5
    Uống nhiều nước và tránh để cơ thể mất nước. Đôi khi chuột rút ban đêm là hậu quả của việc không uống đủ nước. Bạn cần phải uống đủ H2O trong suốt ngày để ngăn ngừa chuột rút ban đêm.
    • Bạn sẽ phải uống bao nhiêu nước trong ngày? Theo trường đại học Mayo Clinic, phụ nữ nên uống khoảng 2,2 lít nước mỗi ngày, trong khi nam giới nên uống 3 lít nước mỗi ngày.[7]
    • Làm sao biết được bạn đã uống đủ nước hay chưa? Quan sát độ trong của nước tiểu. Nước tiểu trong cho thấy cơ thể đủ nước, trong khi nước tiểu vàng cho thấy cơ thể thiếu nước.
    • Tránh xa rượu bia. Tiêu thụ quá nhiều rượu bia sẽ khiến cơ thể mất nước, làm tăng khả năng bị chuột rút nặng hơn. Giảm uống rượu bia là điều rất tốt cho sức khỏe nói chung.
  6. 6
    Sử dụng thuốc chặn kênh canxi. Thuốc chặn kênh canxi khiến canxi không thể xâm nhập vào nhiều loại tế bào và thành mạch máu. Thuốc này chủ yếu được sử dụng để trị cao huyết áp nhưng cũng có thể dùng để hỗ trợ chứng chuột rút ban đêm.[8] Bạn nên đi khám bệnh để được kê toa thuốc với liều lượng cụ thể.
  7. 7
    Không nằm dưới tấm phủ giường quá căng. Tấm phủ giường hoặc chăn trải căng có thể khiến bạn vô tình chúc ngón chân xuống trong lúc ngủ. Tư thế này là nguyên nhân làm khởi phát cơn co rút trong cơ. Sử dụng ga giường lỏng để giảm thiểu khả năng chúc ngón chân xuống; kéo các ngón chân ngược về phía cơ thể nếu chân bất ngờ bị chuột rút.[9]
  8. 8
    Giãn bắp chân trước khi đi ngủ. Động tác giãn cơ bắp chân trước khi đi ngủ vào buổi tối có thể giảm sức căng trong cơ. Xem phần dưới đây để biết các bài tập giãn bắp chân.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Giãn cơ để chống chuột rút

  1. 1
    Giãn bắp chân bằng khăn tắm. Đặt chân lên chiếc khăn tắm hay ga giường được kéo căng ngang. Gấp chiếc khăn làm đôi để nó quấn quanh phần chân bị chuột rút. Nắm hai đầu khăn và kéo mạnh về phía người. Động tác này sẽ ép chân lại và có tác dụng mát xa hiệu quả.
  2. 2
    Giãn mặt trong bắp chân. Trong tư thế ngồi, bạn duỗi thẳng một chân và gập chân còn lại (bắp chân mà bạn muốn kéo giãn), sao cho đầu gối tiến gần đến ngực. Nắm lấy gốc ngón chân của chân đang gập và kéo về phía người tối đa.[10]
  3. 3
    Giãn cơ chân với sự hỗ trợ của bức tường. Nằm nghiêng một bên đè lên chân không bị chuột rút, mặt đối diện với tường. Duỗi thẳng chân bị chuột rút sao cho chân vuông góc với cơ thể, thẳng hoàn toàn và chạm vào tường. Giữ yên tư thế này 10-20 giây trước khi hạ chân xuống, động tác này sẽ kéo giãn cơ ở mặt sau đùi.
  4. 4
    Giãn gân Achilles nối gót chân với bắp chân. Trong tư thế ngồi, duỗi thẳng một chân và gập chân còn lại. Đẩy gót của chân đang gập vào sát mông. Giữ gót chân trên mặt đất nhưng nâng ngón chân lên, giữ tư thế này đến khi lực kéo làm cơ thả lỏng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Liệu pháp điều trị chuột rút chân tại nhà

  1. 1
    Đặt cục xà phòng kích thước trung bình bên dưới phần chân bị chuột rút. Một cách khác là thoa xà phòng dạng lỏng ít gây dị ứng vào trung tâm của phần bị chuột rút. Chờ vài giây và cơn đau do chuột rút sẽ hết hoặc gần như hết hẳn!
    • Vì sao xà phòng làm dịu tình trạng chuột rút ban đêm? Mặc dù phương pháp này dường như không hiệu quả trong mọi trường hợp, nhưng việc đặt xà phòng lên bắp chân có lẽ đã khiến phân tử xà phòng khuếch tán và tạo cảm giác dễ chịu lâu hơn.[11] Nguyên nhân có lẽ là do phân tử xà phòng có thể khuếch tán trong không khí, hoặc do nó cần phải tiếp xúc trực tiếp với vùng bị chuột rút.
  2. 2
    Thử uống sữa bò. Phương pháp này dựa trên cơ sở là sữa có thể giúp lấy lại sự cân bằng canxi, qua đó giảm nguy cơ chuột rút vào ban đêm. Tuy nhiên, sữa chứa nhiều phốt pho nên có thể làm chuột rút nặng hơn. Hãy thử áp dụng liệu pháp này xem nó có hiệu quả không; nhiều người rất tin tưởng vào sữa bò.
  3. 3
    Sử dụng tinh dầu anh thảo. Tinh dầu anh thảo được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, từ trị mụn và chàm cho đến cholesterol cao hay bệnh tim. Có khả năng tinh dầu anh thảo hữu ích đối với tình trạng chuột rút chân và đau chân do mạch máu bị tắc, mặc dù đến nay vẫn chưa có đủ bằng chứng.[12] Sử dụng 3-4 gam tinh dầu anh thảo trước khi đi ngủ.
  4. 4
    Sử dụng men ủ rượu bia. Men ủ rượu bia có thể cải thiện tuần hoàn máu ở chân do cung cấp thêm vitamin B. Một số bác sĩ khuyến nghị sử dụng nhưng các thử nghiệm lâm sàng chưa mang lại kết quả xác thực.[13] Ăn một thìa canh men ủ rượu bia mỗi ngày.
  5. 5
    Sử dụng thảo mộc nữ lang và hoàng cầm. Hoàng cầm là thảo mộc điều trị lo âu và mất ngủ, chủ yếu được sử dụng chung với nữ lang cũng có tác dụng an thần.[14] [15] Mặc dù thử nghiệm lâm sàng cho thấy có mối liên hệ giữa hoàng cầm và tổn thương gan, nhưng điều này thường chỉ xảy ra khi hoàng cầm được dùng với các loài thực vật khác.[16]
    • Làm theo hướng dẫn trên bao bì khi sử dụng nữ lang và hoàng cầm, hoặc ngâm rượu cả hai. Lưu ý rằng nữ lang có mùi đặc trưng khó chịu và phải sau một thời gian bạn mới quen.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Những loại thuốc có thể gây ra chuột rút

  1. 1
    Cẩn thận với thuốc lợi tiểu quai tác dụng ngắn hạn. Thuốc lợi tiểu quai tác dụng ngắn hạn giúp loại bỏ nước thừa trong cơ thể, đưa nước thừa đến bàng quang và chuyển thành nước tiểu. Có lẽ bạn đoán được vì sao các loại thuốc này có thể gây ra vấn đề cho những người thường bị chuột rút. Đôi khi chuột rút xảy ra do cơ thể thiếu nước. Nếu bạn uống một trong các thuốc này và bị chuột rút ban đêm, hãy trao đổi với bác sĩ về việc uống thuốc lợi tiểu quai tác dụng dài hạn hoặc các giải pháp khác.[17]
  2. 2
    Cẩn thận với thuốc lợi tiểu nhóm thiazide. Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, cũng như thuốc lợi tiểu quai tác dụng ngắn hạn, sẽ loại bỏ chất điện giải trong cơ thể, gây nguy cơ xảy ra chuột rút. Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có cao huyết áp và suy tim.
    • Một loại thuốc cao huyết áp khác gọi là thuốc chẹn beta cũng có thể gây ra chuột rút. Thuốc chẹn beta ức chế sự hoạt động của hóc môn adrenaline, từ đó làm giảm nhịp tim. Mặc dù các nhà khoa học không hiểu rõ vì sao thuốc này gây ra chuột rút, nhưng họ tin rằng nó có liên quan đến sự co thắt động mạch.
  3. 3
    Thuốc statin và fibrate cũng có thể gây ra chuột rút chân. Hai loại thuốc này được dùng để trị cholesterol cao, có thể cản trở sự phát triển của cơ và làm giảm năng lượng cơ. Hỏi ý kiến bác sĩ xem việc sử dụng statin và fibrate thay cho vitamin B12, axít folic và vitamin B6 là phù hợp hay không.[18]
  4. 4
    Cẩn thận với thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Thuốc ức chế men chuyển (còn gọi là thuốc ức chế ACE) là thuốc cao huyết áp ức chế sự hoạt động của angiotensin II - hóc môn khiến động mạch co lại. Thuốc ức chế ACE đôi khi có thể gây ra mất cân bằng chất điện giải kali, dẫn đến chuột rút.
  5. 5
    Đánh giá xem thuốc chống loạn thân kinh có gây ra chuột rút hay không. Bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và các bệnh khác có thể phải sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, ảo giác và lo âu. Loại thuốc này (gồm có Abilify, Thorazine, và Risperdal) có thể gây ra mệt mỏi, uể oải và yếu ớt, đôi khi dẫn đến chuột rút. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn tin rằng chuột rút là do thuốc chống loạn thần kinh gây ra.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Lý do phổ biến nhất dẫn đến chuột rút chân ban đêm là thiếu magiê. Bạn hãy thử dùng 200mg magiê mỗi ngày trong một thời gian.
  • Uống một ngụm nước ngâm hoa quả để loại bỏ chuột rút.

Cảnh báo

  • Nếu chuột rút chân xảy ra thường xuyên (2-4 lần hoặc nhiều hơn mỗi đêm), đó có thể là vấn đề về sức khỏe. Cân nhắc đi khám bệnh nếu bạn thấy cần thiết.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 1.511 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.511 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo