Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chẳng ai thích công việc cọ rửa bồn cầu cả, phải không nào? Nếu không muốn hít đầy phổi mùi hóa chất gớm ghiếc, bạn cũng không phải tìm ở đâu xa! Bằng cách kết hợp giấm và muối nở, bạn có thể tạo ra được hỗn hợp tẩy rửa rất hiệu quả giúp cho bồn cầu của bạn sạch sẽ và sáng bóng trở lại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng muối nở và giấm để làm sạch bồn cầu và xử lý các vết bẩn cứng đầu.

1

Tháo cạn nước trong bồn nếu bồn cầu quá bẩn.

  1. Khóa nước chảy vào két bồn cầu và giật nước. Nếu đã lâu bạn không cọ rửa nhà vệ sinh (không có gì phải xấu hổ cả, chúng ta ai cũng có lúc như vậy!) hoặc bồn cầu của bạn bị ố bẩn, một chút muối nở và giấm đổ vào bồn cầu đã cạn nước sẽ giúp bạn làm sạch bồn cầu. Với tay ra phía sau bồn cầu và vặn van nước theo chiều kim đồng hồ để tạm thời khóa nguồn nước, sau đó giật nước một lần để tháo cạn nước trong bồn.[1]
    • Đừng lo, vì bạn rất dễ dàng mờ nước chảy lại vào két bồn cầu. Khi đã cọ rửa xong, bạn chỉ việc với ta ra sau bồn cầu và vặn van ngược chiếu kim đồng hồ trước khi giật nước.
    Quảng cáo
2

Rót 1 cốc (240 ml) giấm trắng vào bồn cầu.

  1. Giấm trắng có tính axit tự nhiên, nhờ vậy nó có tác dụng làm sạch tuyệt vời. Đong khoảng 1 cốc (240 ml) giấm trắng đổ vào bồn cầu. Rót từ ngoài rìa vào trong để phủ giấm khắp bề mặt bồn cầu.[2]
    • Có thể bạn muốn tiện tay dùng giấm táo, nhưng màu nâu của nó có thể để lại các vết ố bẩn trên bồn cầu trắng. Hãy chọn giấm trắng nếu bạn không muốn vô tình làm ngả màu bồn cầu.
3

Để giấm trắng trong bồn cầu qua đêm.

  1. Bước này giúp bạn xử lý các vết ố cứng đầu. Đậy nắp bồn cầu và để giấm trong đó càng lâu càng tốt (lý tưởng nhất là 8 tiếng). Trong khi chờ đợi, bạn có thể cọ rửa các khu vực khác để làm sạch toàn bộ nhà tắm.[3]
    • Bước này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang xử lý các vệt ố do nước cứng để lại, vì sẽ mất một lúc các vết ố mới tan. Trong bồn cầu, các vệt nước cứng thường có màu nâu hoặc màu gỉ sắt và rất khó bong ra nếu chỉ được cọ nhẹ.
    Quảng cáo
4

Rắc muối nở vào bồn cầu.

  1. Giấm sẽ kết hợp với muối nở tạo thành hỗn hợp làm sạch hiệu quả. Sau khi để giấm trong bồn cầu một thời gian, bạn hãy lấy hộp muối nở rắc vào cho đến khi muối nở bao phủ khắp bề mặt bồn cầu. Đừng lo nếu thấy hỗn hợp sủi bọt - hiện tượng này có nghĩa là nó đang phát huy tác dụng![4]
    • Chất axit trong giấm kết hợp với muối nở, tạo ra khí dioxit carbon giúp đánh tan vết bẩn và ố. Thêm vào đó, vì hỗn hợp này không chứa hóa chất độc hại nên bạn sẽ không phải lo hít phải trong khi dọn dẹp.
5

Rót thêm giấm nếu bạn đang đối phó với các vệt ố do nước cứng.

  1. Nước cứng có thể làm ngả màu bồn cầu và rất khó cọ rửa. Nếu bạn để ý thấy bồn cầu có một vòng ố xung quanh và không cọ sạch được, hãy rót thêm giấm trắng vào bồn cầu sau khi rắc muối nở. Chất axit này sẽ giúp đánh tan các vệt nước cứng để bạn có thể cọ sạch bồn cầu.[5]
    • Nước cứng là nước có nhiểu khoáng chất hòa tan trong đó (đặc biệt là canxi và magie).[6] Nếu bạn sống trong vùng nước cứng, có lẽ bạn để ý thấy có các đốm trắng trên các bề mặt kính ngay cả sau khi đã rửa.
    Quảng cáo
6

Dùng chổi cọ bồn cầu để cọ rửa.

  1. Đeo găng tay vào và chuẩn bị dùng sức để cọ rửa. Dùng chổi cọ bồn cầu để cọ qua một lần, sau đó tập trung vào những khu vực bị ố bẩn hoặc ngả màu. Tính ma sát của muối nở sẽ giúp bạn cọ sạch hầu hết các vết ố cứng đầu, thế nên bạn không phải quá gắng sức.[7]
    • Có thể bạn chỉ muốn vớ lấy cây chổi kim loại để cọ, nhưng bạn không nên sử dụng chổi kim loại trên các bề mặt sứ - nó có thể cọ sạch các vết bẩn nhưng cũng có thể làm trầy xước bồn cầu.
7

Giật nước bồn cầu để giội cho sạch.

  1. Giấm và bồn cầu có thể giội xuống bồn cầu mà không gây hại. Nếu bạn đã khóa nước dẫn vào két bồn cầu, hãy với tay ra sau mở van nước, sau đó giật nước một lần cho trôi hết muối nở và giấm, và thế là bồn cầu của bạn sẽ sạch và sáng bóng![8]
    • Để rửa sạch chổi cọ bồn cầu, bạn có thể bỏ cây chổi vào trong bồn cầu khi giật nước. Nước sẽ giội sạch chổi và bạn chỉ cần để cho khô.[9]
    Quảng cáo
8

Lặp lại quy trinh trên nếu cần.

  1. Các vết đen và vết bẩn cứng đầu đôi khi cần phải cọ rửa lần nữa. Nếu chưa hài lòng với tình trạng của bồn cầu, bạn có thể rót thêm 1 cốc (240ml) giấm và để yên trong khoảng 1 tiếng, sau đó rắc muối nở lên trên và cọ sạch.[10]
    • Nếu phải cọ rửa lại lần thứ hai, bạn nên để giấm trong bồn cầu qua đêm. Như vậy, giấm mới có đủ thời gian để đánh bật các vết bẩn cứng đầu.
9

Lau sạch phần còn lại của bồn cầu bằng giấm và nước nóng.

10

Làm vệ sinh bồn cầu khoảng mỗi tuần một lần.

11

Dùng một bát giấm để khử mùi nước tiểu.

  1. Nếu bạn đã cọ rửa toàn bộ phòng tắm mà vẫn còn mùi, hãy thử cách này. Rót một bát giấm đầy không đậy và để trong nhà tắm khoảng 8 tiếng. Sáng hôm sau, bạn có thể đổ bát giẩm đi - hy vọng là mùi trong nhà tắm đã được hút sạch.
    • Giấm là chất hút mùi tự nhiên giúp loại bỏ các mùi dai dẳng có thể còn đọng trên sàn hoặc tường phòng tắm.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Giấm cũng là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn phải xử lý nấm mốc trong phòng tắm. Giấm trắng có thể ngấm qua bề mặt nấm mốc và nhanh chóng tiêu diệt các bào từ mốc, giúp cho phòng tắm của bạn lại sạch bóng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Về bài wikiHow này

Kadi Dulude
Cùng viết bởi:
Chuyên gia Vệ sinh & Sắp xếp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kadi Dulude. Kadi Dulude là chủ sở hữu của Wizard of Homes, một công ty dịch vụ vệ sinh có trụ sở tại New York. Kadi quản lý một nhóm hơn 70 chuyên gia vệ sinh và dịch vụ tư vấn vệ sinh của cô đã từng được đăng trên các tạp chí Architectural Digest và New York Magazine.
Chuyên mục: Dọn dẹp
Trang này đã được đọc 294 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo