Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chảy máu là tình trạng máu thoát ra khỏi các mạch máu ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Khi bị thương và chảy máu, điều quan trọng là chúng ta phải nhanh chóng ngăn chặn mất máu. Thường thì bạn có thể cầm máu không mấy khó khăn. Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, hiện tượng máu chảy nhiều và liên tục có thể dẫn đến sốc, rối loạn tuần hoàn máu hoặc gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác. Trong một số trường hợp, tình trạng chảy máu không kiểm soát có thể gây tổn thương mô và các cơ quan trọng yếu của cơ thể, dẫn đến nguy cơ tử vong. Bạn cần xem xét vị trí chảy máu và mức độ nghiêm trọng, đồng thời áp dụng các biện pháp sơ cứu đúng cách. Trong trường hợp máu chảy ồ ạt hoặc không cầm được, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Cầm máu cho các vết cắt nhỏ

  1. 1
    Rửa sạch vết cắt bằng nước. Dòng nước chảy sẽ giúp làm sạch vết thương và cầm máu. Bạn có thể mở vòi nước lạnh cho chảy lên vết cắt để làm co các mạch máu và ngăn chảy máu, hoặc mở vòi nước nóng để làm chai vết thương và giúp máu đông. Đừng dùng cả nước nóng và nước lạnh – chỉ áp dụng một phương pháp để có kết quả tốt nhất.
    • Bạn có thể dùng đá viên thay cho nước lạnh để làm co mạch máu. Áp viên đá lên vết cắt trong vài giây cho đến khi vết thương khép miệng và máu ngừng chảy.
    • Nếu trên người có nhiều vết cắt nhỏ, bạn có thể tắm vòi sen nước nóng để rửa sạch và làm chai nhiều vết thương cùng lúc.
  2. 2
    Ép lên vết thương. Dùng gạc hoặc khăn giấy sạch ép lên vết thương sau khi đã được rửa sạch. Giữ như vậy vài phút, sau đó kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa.[1]
    • Nếu máu thấm qua gạc, bạn hãy thay bằng một miếng gạc mới, sạch và khô.
  3. 3
    Sử dụng bút cầm máu. Ban đầu vốn được dùng để xử lý các vết trầy xước và bỏng rát do cạo râu, loại bút dạng sáp này cũng rất công hiệu đối với các vết cắt nhỏ. Bạn có thể dùng bút xoa lên da và để cho các khoáng chất làm se phát huy tác dụng. Ban đầu có hơi xót một chút, nhưng chỉ vài giây sau là bạn sẽ hết đau và ngừng chảy máu.
  4. 4
    Thoa kem Vaseline để kích thích đông máu. Thoa một lớp mỏng Vaseline lên vết thương. Với kết cấu như sáp, kem Vaseline có thể chặn dòng máu chảy ngoài da và giúp tạo ra cục máu đông.[2] Sáp dưỡng môi thông thường cũng có hiệu quả nếu bạn không có sẵn kem Vaseline.
  5. 5
    Sử dụng sản phẩm ngăn tiết mồ hôi. Tương tự như bút cầm máu, trong sản phẩm ngăn tiết mồ hôi có chứa nhôm clorua, vốn hoạt động như một chất làm se, giúp ngăn chảy máu. Bạn có thể lấy một chút sản phẩm ngăn tiết mồ hôi lên ngón tay và xoa lên vết cắt hoặc lăn trực tiếp lên vết thương.
  6. 6
    Chấm dung dịch Listerine lên vết cắt. Vốn là sản phẩm dùng sau khi cạo râu, dung dịch Listerine có thể sát trùng vết thương và giúp cầm máu. Bạn có thể rót trực tiếp Listerine lên vết cắt hoặc nhúng bông gòn vào Listerin và chấm lên vết thương. Bạn sẽ thấy máu bớt chảy sau 1-2 phút.
  7. 7
    Sử dụng khối nhôm (alum block). Sản phẩm này có dạng như bánh xà phòng làm từ các khoáng chất có tác dụng cầm máu. Nhúng khối nhôm vào nước cho ướt và xoa nhẹ lên vết cắt. Bạn không cần ấn khối nhôm vào vết thương; khoáng chất trong đó sẽ phát huy tác dụng của nó.[3]
  8. 8
    Thoa giấm trắng để sát trùng vết thương. Đặc tính làm se của giấm sẽ giúp sát trùng và làm đông máu trên vết cắt. Tẩm một chút giấm trắng vào bông gòn, chấm lên vết cắt và chờ máu ngừng chảy.
  9. 9
    Thử dùng nước cây phỉ để cầm máu. Tương tự như giấm trắng, nước cây phỉ đóng vai trò như một chất làm se tự nhiên rất công hiệu trong việc làm đông máu trên vết thương.[4] Rót nước cây phỉ trực tiếp lên vết thương hoặc dùng bông gòn tẩm nước cây phỉ chấm lên.
  10. 10
    Rắc tinh bột ngô lên vết thương. Rắc một ít tinh bột ngô lên vết cắt, cẩn thận đừng chà xát hoặc làm trầy xước thêm. Bạn có thể ấn nhẹ lên vết cắt để bột ngô nhanh phát huy tác dụng. Rửa sạch bột ngô dưới vòi nước khi vết thương đã ngừng chảy máu.
  11. 11
    Dùng mạng nhện trong trường hợp khẩn cấp. Đây là lựa chọn rất tốt trong khi bạn đi dã ngoại hoặc đang ở ngoài trời. Vơ một ít mạng nhện (đảm bảo không có nhện!) và đắp lên vết thương, quấn lại nếu cần thiết. Mạng nhện sẽ cầm máu và giúp vết thương đông máu ở bên trong.[5]
  12. 12
    Băng vết cắt khi đã tình trạng chảy máu đã được kiểm soát. Dùng băng hoặc gạc sạch che phủ vết thương để ngăn bụi bẩn và chống chảy máu thêm. Bạn có thể dùng băng cá nhân đơn giản hoặc một miếng gạc sạch.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xử lý các vết thương nghiêm trọng

  1. 1
    Nằm xuống. Bạn có thể giảm nguy cơ sốc bằng cách nâng cao chân hoặc nằm ở tư thế đầu thấp hơn thân mình. Nếu đang giúp đỡ người khác, bạn hãy kiểm tra tình trạng hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân trước khi xử lý.
    • Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân rơi vào tình trạng sốc, hãy gọi cấp cứu hoặc tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  2. 2
    Nâng cao tay hoặc chân bị thương. Tư thế nâng cao tay/chân bị thương (giả sử như vết thương nằm ở tay/chân) sẽ giúp giảm chảy máu ồ ạt. Tuy nhiên, đừng cố di chuyển chân tay nếu nghi ngờ bị gãy xương.
  3. 3
    Loại bỏ mọi mảnh vụn trên vết thương. Làm sạch đất cát và các dị vật nhìn thấy được, nhưng không nên rửa vết thương quá kỹ để tránh khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn.[6] Ưu tiên cấp bách lúc này là ngăn chặn chảy nhiều máu. Việc làm sạch vết thương có thể thực hiện sau.
    • Tuy nhiên, bạn cần để nguyên dị vật tại chỗ nếu chúng có kích thước lớn (một mảnh thủy tinh lớn, con dao hoặc các vật tương tự). Bản thân dị vật cũng có tác dụng ngăn chảy máu. Bạn chỉ nên ấn xung quanh vật đó, cẩn thận đừng ấn sâu thêm.
  4. 4
    Ấn chặt ngay trên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. Ép miếng gạc hoặc vải sạch lên vết thương. Đặt bàn tay lên miếng gạc và ấn chặt. Bạn có thể dùng tay không để ép lên vết thương nếu không có thứ gì khác.
  5. 5
    Tạo lực ép ổn định trên vết thương. Nếu vết thương ở tay hoặc chân, bạn có thể dùng băng hoặc vải quấn quanh vết thương để duy trì lực ép (một mảnh vải gập hình tam giác đắp lên vết thương và buộc chặt là lý tưởng). Với các vết thương ở háng hoặc các bộ phận khác không quấn băng được, bạn có thể lót miếng gạc dày trên vết thương và dùng tay ép xuống.
  6. 6
    Chú ý nếu máu rỉ ra từ vết thương. Đắp thêm gạc hoặc băng lên vết thương nếu máu thấm qua miếng gạc/băng trước đó. Tuy nhiên, bạn không nên quấn nhiều vòng, vì nhiều lớp vải dày sẽ làm giảm lực ép lên vết thương. Nếu nghi ngờ băng không có tác dụng, bạn hãy tháo băng và gạc ra để xem lại.[7] Nếu tình trạng chảy máu có vẻ như đã được kiểm soát, bạn có thể duy trì lực ép cho đến khi chắc chắn rằng máu đã ngừng chảy hoặc đến khi nhân viên cấp cứu đến nơi.
  7. 7
    Sử dụng điểm áp lực, nếu cần thiết. Nếu không thể cầm máu chỉ bằng lực ép, bạn có thể kết hợp lực ép trực tiếp lên vết thương với lực ép lên một trong các điểm áp lực. Dùng các ngón tay ấn xuống mạch máu. Các điểm áp lực phổ biến nhất cần thiết được mô tả như sau:[8]
    • Động mạch cánh tay để xử lý các vết thương ở cẳng tay. Động mạch này chạy dọc mặt trong cánh tay, từ nách đến khuỷu tay.
    • Động mạch đùi để xử lý các vết thương ở đùi. Động mạch này nằm ở vùng háng, gần bẹn.[9]
    • Động mạch khoeo để xử lý vết thương ở cẳng chân. Động mạch này nằm ở khoeo chân, sau đầu gối.
  8. 8
    Duy trì lực ép cho đến khi máu ngừng chảy hoặc nhân viên cấp cứu đến. Đừng ngừng ép khi không chắc rằng máu đã ngừng chảy. Nếu không thấy máu thấm qua lớp gạc, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra vết thương xem máu còn chảy không.
    • Không ép lên động mạch quá 5 phút sau khi máu ngừng chảy.[10]
    • Sử dụng garô nếu tình trạng chảy máu trở nên nguy hiểm đe dọa tính mạng. Garô thường giúp cầm máu tức khắc khi được sử dụng đúng, nhưng có thể gây hại cho nạn nhân nếu sử dụng sai.
  9. 9
    Theo dõi hơi thở của nạn nhân. Kiểm tra để đảm bảo băng không quá chặt. Nếu nạn nhân ớn lạnh, da tái, ngón chân hoặc ngón tay không trở lại màu sắc ban đầu khi ấn xuống, hoặc nạn nhân kêu bị tê hoặc có cảm giác châm chích, có thể là băng đã quá chặt.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xử lý trường hợp chảy máu trong

  1. 1
    Gọi xe cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ nạn nhân bị chảy máu trong. Đưa nạn nhân bị chảy máu trong đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tình trạng này không thể điều trị tại nhà, và chỉ bác sĩ mới có thể xử lý. Các triệu chứng chảy máu trong bao gồm:[12]
    • Tim đập nhanh
    • Tụt huyết áp
    • Da đổ mồ hôi lạnh
    • Chóng mặt hoặc lú lẫn
    • Đau và viêm gần vị trí vết thương
    • Có các vết bầm tím trên da
  2. 2
    Thả lỏng ở tư thế thoải mái. Đừng cố gắng cử động và tiếp tục nằm nếu có thể. Nếu bạn đang giúp một nạn nhân nghi chảy máu trong, bạn hãy trấn an và cho họ nằm nghỉ ở tư thế thoải mái để ngăn ngừa bị thương thêm.
  3. 3
    Kiểm tra tình trạng hô hấp. Theo dõi đường thở, hơi thở và tuần hoàn máu. Cầm máu nếu có máu chảy ra ngoài.
  4. 4
    Duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể. Giữ cho nạn nhân không quá nóng hoặc quá lạnh bằng cách dùng khăn nhúng nước đắp lên trán.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu có thể, bạn nên đeo găng tay cao su hoặc latex trước khi tiếp xúc với máu của người khác. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể dùng bao ni lông sạch để bảo vệ bàn tay.
  • Khi ép lên vết thương đang chảy máu, bạn không nên nhấc gạc lên xem máu đã ngừng chảy chưa. Hãy tiếp tục ép lên vết thương.
  • Tránh sử dụng ô xy già hoặc dung dịch i ốt khi xử lý vết thương, vì các chất này có thể gây tổn thương mô.
  • Nếu đang uống thuốc chống đông máu, có thể bạn phải mất nhiều thời gian và lực ép hơn mới cầm được máu. Nếu đang giúp đỡ người khác, bạn hãy tìm vòng cổ hoặc vòng đeo tay y tế để biết nạn nhân có đang dùng thuốc chống đông máu không.
  • Với các trường hợp chảy máu nghiêm trọng, bạn cần gọi cấp cứu hoặc nhờ người gọi cấp cứu càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp chảy máu động mạch đòi hỏi lực ép chính xác hơn so với lực ép chung lên vết thương chảy máu tĩnh mạch. Có thể bạn phải dùng đầu ngón tay ấn lên điểm xuất phát chảy máu – không phải lực ép chung trên vết thương. Điều này là động mạch có huyết áp cao. Trong trường hợp chảy máu động mạch, bạn phải tìm sự chăm sóc y tế càng nhanh càng tốt.
  • Nếu tình trạng chảy máu không quá tệ, bạn chỉ cần rửa vết thương bằng nước và băng lại.
  • Nếu nạn nhân bị thương nặng ở vùng bụng, bạn đừng đưa các cơ quan nội tạng trở lại bụng. Phủ gạc lên vết thương và chờ nhân viên cấp cứu đến di chuyển nạn nhân.[6]

Cảnh báo

  • Nếu bạn có vết đâm hoặc vết cắt sâu mà trong 5 năm qua chưa tiêm phòng uốn ván, hãy đến gặp bác sĩ tổng quát.
  • Để phòng tránh lây nhiễm bệnh giữa bạn và nạn nhân, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:[13]
    • Sử dụng phương tiện cách ly khi tiếp xúc với máu. Đeo găng tay (tốt nhất là găng tay không chứa latex, vì một số người dị ứng với latex), hoặc dùng vải sạch gập lại.
    • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với nạn nhân bị chảy máu. Dùng bồn rửa tay, không dùng chậu thường dùng để chế biến thức ăn.
    • Không ăn, uống hoặc chạm vào mũi/miệng/mắt nếu chưa rửa tay thật kỹ sau khi tiếp xúc với nạn nhân bị chảy máu.
  • Phương pháp garô không được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp bị thương nặng, có thể bạn cần dùng garô để cứu mạng sống. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách này có thể dẫn đến mất chi.[14]

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Xử lý khi bị nhím biển đâmXử lý khi bị nhím biển đâm
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Xử lý khi bị Cá đuối ChíchXử lý khi bị Cá đuối Chích
Chăm sóc vết dao đâm
Điều trị vết cắn do ruồi hút máuĐiều trị vết cắn do ruồi hút máu
Quảng cáo
  1. https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/emergencies-and-first-aid-direct-pressure-to-stop-bleeding
  2. Australian Red Cross, First Aid, Responding to Emergencies, p. 89, (2002), ISBN 9-780909-896744
  3. https://www.emedicinehealth.com/internal_bleeding/article_em.htm#what_are_the_symptoms_and_signs_of_internal_bleeding
  4. Australian Red Cross, First Aid, Responding to Emergencies, p. 90, (2002), ISBN 9-780909-896744
  5. Survival, Evasion and Recovery - U.S. Military Field Manual FM 21-76-1 (1999)

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 18.091 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 18.091 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo