X
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 9 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Bài viết này đã được xem 3.558 lần.
FSH (hoóc môn kích thích nang trứng) cần thiết cho chức năng sinh sản và một số chức năng khác. Có nhiều yếu tố khiến cho cơ thể giảm sản xuất FSH, và tình trạng này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Vì vậy, việc thực hiện các bước cải thiện mức FSH trong cơ thể là điều quan trọng nếu bạn đang có ý định mang thai. Hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây để biết thêm thông tin.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 4:Tăng mức FSH qua chế độ dinh dưỡng
Phần 1
-
1Bổ sung các thực phẩm chứa các axit béo thiết yếu. Các axit béo thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hoóc môn của cơ thể, bao gồm FSH. Các axit béo thiết yếu bao gồm omega-6, omega-9 và omega-3. [1]
- Các thực phẩm cung cấp omega-3 cho cơ thể gồm có dầu cá và dầu hạt lanh, các loại cá béo (cá hồi, cá thu, các mòi, cá trích, cá trống). Phụ nữ thường được khuyên ăn ít nhất 2 khẩu phần cá béo mỗi tuần để tăng mức omega-3 trong cơ thể.
- Một nguồn dồi dào omega-6 là dầu lưu ly (borage oils), có thể uống dưới dạng thực phẩm bổ sung, còn nguồn thực phẩm giàu omega-9 gồm có quả bơ, dầu hướng dương, các loại hạt và quả hạch.
-
2Ăn thêm rau lá xanh đậm và rong biển. Rau lá xanh đậm và rong biển cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì hệ nội tiết khỏe mạnh, một yếu tố cần thiết cho việc sản xuất FSH.
- Rau lá xanh đậm bao gồm cài xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh và bắp cải. Cùng với rau xanh là các loại rong biển như nori, kelp và wakame. Tảo xoắn cũng được khuyên dùng nhờ tác dụng cung cấp protein và khoáng chất cho cơ thể.
- Những phụ nữ mong muốn cải thiện mức FSH được khuyên nên ăn ít nhất 5 khẩu phần những thực phẩm này mỗi ngày. Bạn có thể làm điều này bằng cách xay rau thành sinh tố uống vào buổi sáng, ăn món rau trộn vào bữa trưa và thêm ít nhất 2 khẩu phần rau xanh hoặc rong biển vào bữa tối.
-
3Bổ sung nhân sâm vào chế độ dinh dưỡng. Nhân sâm có tác dụng hỗ trợ và nuôi dưỡng tuyến yên và vùng dưới đồi, cả hai đều cần thiết trong việc điều hòa mức FSH. Bạn có thể dùng nhân sâm dưới dạng thực phẩm bổ sung – liều khuyến nghị là uống 2 viên nang 500 mg, mỗi ngày hai lần để có kết quả tốt nhất.
- Nhân sâm cũng được sử dụng rộng rãi để tăng khả năng sinh sản ở nam giới, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân sâm đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa rối loạn cương dương và tăng khả năng tình dục. [2]
- Bạn không nên uống nhân sâm quá liều lượng khuyến nghị, vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng ngăn ngừa huyết khối của máu.
-
4Uống 2000 – 3000mg maca mỗi ngày. Maca là một loại củ mọc ở các vùng cao và có nắng gắt. Maca giúp nuôi dưỡng hệ nội tiết, từ đó tác động tích cực đến quá trình giải phóng hoóc môn (bao gồm FSH) trong cơ thể. Maca có dạng thực phẩm bổ sung với liều lượng 2000 – 3000mg mỗi ngày.
-
5Uống viên vitex hàng ngày. Vitex là một loại thảo mộc có tác dụng điều hòa tuyến yên, cân bằng sản xuất hoóc môn trong cơ thể. Tuyến yên chịu trách nhiệm gửi các tín hiệu hóa học đến các bộ phận khác nhau của cơ thể và truyền đạt lượng hoóc môn cần thiết cho các cơ quan và các mô.
- Vitex có thể được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung với liều lượng khuyến nghị là 900 – 1000mg mỗi ngày. Để tăng mức FSH, bạn nên uống vitex với liệu trình trên một tháng.
- Viên uống vitex có hiệu quả nhất khi uống lúc đói, do đó bạn nên uống vào sáng sớm trước khi ăn sáng.
Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:Tăng mức FSH bằng cách thay đổi lối sống
Phần 2
-
1Kích thích sự sản xuất FSH bằng mát-xa. Một cách dễ dàng và không tốn kém để tăng mức FSH là mát-xa kích thích các tuyến sản xuất FSH và các hoóc môn khác. Thử mát-xa vùng bụng dưới với chuyển động tròn mỗi ngày 10-15 phút để tăng mức FSH và cải thiện khả năng sinh sản.
- Bạn cũng có thể thử xoa dưới ngón chân cái. Trong bấm huyệt, ngón chân cái có liên kết với tuyến yên, tuyến cần thiết cho việc cân bằng sản xuất hoóc môn trong cơ thể.
-
2Duy trì cân nặng khỏe mạnh dể giữ mức FSH bình thường. Tình trạng nhẹ cân sẽ giảm lượng FSH do cơ thể sản xuất và tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Cân nặng lành mạnh được xác định bằng chỉ số BMI nằm trong khoảng 18.5 và 25.
- Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) là cân nặng của một người được so sánh tương đối với chiều cao của người đó. Để tính chỉ số BMI, bạn hãy chia số cân nặng (tính theo pound) cho bình phương chiều cao (tính theo inch), hoặc dùng công cụ tính BMI online.
- Chỉ số BMI dưới 18.5 là nhẹ cân, và trên 25 là thừa cân.
-
3Giảm stress để tăng mức FSH. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các loại hoóc môn gây stress (như cortisol), vốn có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng FSH do cơ thể sản xuất. Vì lẽ đó, quan trọng là cần giảm căng thẳng để giúp tăng mức FSH.
- Để giảm stress, bạn có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như tập thể dục, tập yoga, thiền, hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi cũng là điều quan trọng.
- Ngủ đủ giấc cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giảm căng thẳng. Bạn nên cố gắng ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm, đồng thời tuân theo nếp ngủ đều đặn, trong đó có việc đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
-
4Thanh lọc cơ thể để loại bỏ testosterone hoặc estrogen dư thừa. Mức testosterone hoặc estrogen quá cao trong cơ thể có thể cản trở việc sản xuất FSH. Gan có vai trò loại bỏ các hoóc môn dư thừa trong cơ thể, nhưng các hoóc môn có thể tích tụ theo thời gian và gan trở nên quá tải. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn cần thanh lọc để thải độc gan.
- Bạn có thể mua bộ sản phẩm thanh lọc gan được thiết kế để loại bỏ estrogen và testosterone dư thừa, giúp tăng khả năng sinh sản.
- Bộ sản phẩm tăng khả năng sinh sản này gồm có các viên thanh lọc giúp gan tự tái tạo và hoạt động hiệu quả. Trong bộ sản phẩm còn có các loại trà thảo mộc có tác dụng thải độc máu và duy trì sức khỏe tử cung. [3]
Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:Tăng mức FSH bằng thuốc
Phần 3
-
1Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân khiến mức FSH thấp. Mặc dù các phương pháp mô tả ở phần trên có thể giúp cải thiện mức FSH, nhưng mức hoóc môn trong cơ thể vẫn không thể trở lại bình thường nếu nguyên nhân tiềm ẩn không được xử lý. Vì vậy, quan trọng là bạn cần đến bác sĩ để được làm xét nghiệm chính xác nhằm chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
- Các xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến mức FSH thấp có thể rất khác nhau. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm hoóc môn để so sánh với một số mức hoóc môn khác trong cơ thể (chẳng hạn như GnRH và estrogen), hoặc làm xét nghiệm sinh hóa để nghiên cứu các enzyme và các chất khác ảnh hưởng đến hoạt động của một số cơ quan và tuyến trong cơ thể.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chụp tia X để chẩn đoán nguyên nhên gây tình trạng FSH thấp, chẳng hạn như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).
-
2Phẫu thuật để loại bỏ các khối u oặc u nang. Trong một số trường hợp, mức FSH thấp có nguyên nhân từ một khối u hoặc u nang buồng trứng, tinh hoàn hoặc tuyến yên. Những trường hợp này sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ các khối u.
-
3Thử dùng liệu pháp hoóc môn thay thế để đưa mức FSH trở lại bình thường. Mức FSH do cơ thể sản xuất chịu tác động trực tiếp bởi các hoóc môn khác, chẳng hạn như estrogen và progesterone. Liệu pháp hoóc môn thay thế bao gồm các thuốc có chứa các dạng tổng hợp của estrogen và progesterone. Một khi sự mất cân bằng hoóc môn đã được xử lý, FSH sẽ trở về mức bình thường.Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:Hiểu về vai trò của FSH trong cơ thể
Phần 4
-
1Hiểu về chức năng của FSH. FSH là chữ viết tắt của follicle stimulating hormone (hoóc môn kích thích nang trứng). Mặc dù FSH là một nhân tố quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể, nhưng chức năng quan trọng nhất của nó là phát triển các nang trứng, một yếu tố thiết yếu cho việc sinh sản.[4]
- Mỗi tháng, FSH được tiết ra trong một số thời điểm nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ để giúp nang trứng phát triển và tạo điều kiện cho quá trình rụng trứng. Nếu mức FSH không đủ, người phụ nữ không thể mang thai thành công.
- Ngoài việc hỗ trợ quá trình sinh sản ở phụ nữ, FSH còn giúp phát triển xương, cơ quan sinh dục, sản xuất tinh trùng và tăng cường sự trao đổi chất.
-
2Tìm hiểu về các bệnh lý có thể làm hạ mức FSH. FSH được quyết định bởi một hệ thống hoóc môn phức tạp và tinh vi, do đó có rất nhiều bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất FSH của cơ thể. Các bệnh tiềm ẩn cần phải được xác định và điều trị để đưa FSH về mức bình thường. Một số bệnh lý phổ biến nhất có thể làm giảm mức FSH bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang:' Đây là tình trạng trong buồng trứng có nhiều nang noãn hình thành, từ đó dẫn đến sự sản xuất dư thừa estrogens và androgens. Khi các hoóc môn này quá cao, mức FSH sẽ giảm xuống đáng kể.[5]
- Suy chức năng tuyến yên: Với căn bệnh này, chức năng của tuyến yên bị suy giảm, và điều này có thể ảnh hưởng lớn đến mức FSH, vì đây chính là nơi sản xuất FSH.
- Suy chức năng tuyến sinh dục: Do hậu quả của nhiều hội chứng khác nhau, sự suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ) sẽ ảnh hưởng đến mức FSH, vì tình trạng này có thể làm rối loạn sự sản xuất GnRH và estrogen (các hoóc môn cần thiết cho qua trình sản xuất FSH).
- Khối u: Khối u ở một hoặc nhiều vị trí – chẳng hạn như ở tuyến yên, buồng trứng hoặc tinh hoàn – có thể gây ra mức FSH bất thường.
Quảng cáo
Cảnh báo
- Về sinh lý học, FSH thường tăng cao ở phụ nữ trên 40 tuổi. Mức tăng FSH tự nhiên này cho thấy sự sụt giảm trong dự trữ buồng trứng (nghĩa là càng ngày càng ít trứng có chất lượng được sản xuất). Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở phụ nữ trên 40 tuổi.[6]
Tham khảo
- ↑ Speroff, L., & Fritz, M. A. (2011). Clinical gynecologic endocrinology and infertility. Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins.
- ↑ http://natural-fertility-info.com/american-ginseng-male-fertility-tonic.html
- ↑ Schlegel, P. N. (2013). Biennial review of infertility: Volume 3. New York, NY: Springer.
- ↑ Sadler, W. T. , Langman’s Medical Embryology 11th Edition; Wolters Kluwer, Lippincott Williams & Wilkins, 2010
- ↑ Kumar, V., Abbas, K., Fausto, N., Mitchell, N. Robbins Basic Pathology 8th edition; Saunders Elsevier 1600 John F. Kennedy Blvd. Philadelphia, 2007
- ↑ Yen, S. S. C., Jaffe, R. B., In Strauss, J. F., & In Barbieri, R. L. (2014). Yen & Jaffe's reproductive endocrinology: Physiology, pathophysiology, and clinical management.
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Improve FSH Levels
Français:améliorer son taux de FSH
Deutsch:Den FSH Wert verbessern
Русский:нормализовать уровень ФСГ
Português:Aumentar os Níveis de FSH
Bahasa Indonesia:Meningkatkan Kadar FSH
Nederlands:FSH‐waarden verhogen
Trang này đã được đọc 3.558 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo