Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 7.632 lần.
Dù bạn muốn cải thiện chất giọng của mình nói chung hay cho mục đích ca hát hoặc diễn kịch, có khá nhiều cách để bạn chọn lựa. Bạn có thể áp dụng những phương pháp luyện tập khác nhau nhằm đạt được một chất giọng như ý, giọng nói cuốn hút, cũng như chinh phục những nốt nhạc cao. Một chút điều chỉnh và tập luyện chăm chỉ sẽ giúp bạn nâng cao chất giọng của mình.
Các bước
Luyện giọng để đạt được chất lượng tối ưu
-
1Tập thở bằng cơ hoành. Đối với các diễn viên và ca sĩ, sử dụng cơ hoành khi nói và hát là yếu tố then chốt. Cơ hoành nằm ngay bên dưới xương ức (nơi xương sườn giao nhau). Hít vào bằng cơ hoành và dùng phần hơi này khi hát sẽ giúp giọng bạn có thêm nhiều nội lực.[1] Hít thở bằng cơ hoành thay vì ngực còn làm giảm bớt áp lực lên dây thanh quản.
- Để luyện tập hít thở bằng cơ hoành, hãy hít vào bằng bụng. Khi hít vào, phần bụng của bạn sẽ mở rộng. Sau đó, từ từ thở ra nhẹ nhàng. Khi hít thở, bạn nên cố gắng thư giãn vai và cổ.[2]
- Bạn có thể đặt tay lên bụng khi hít vào. Tay trên bụng sẽ được nâng lên nếu bạn hít thở bằng bụng đúng cách.
-
2Thả lỏng cơ hàm. Việc thả lỏng cơ hàm sẽ giúp mở rộng vòm miệng khi nói hoặc hát, làm cho giọng bạn rõ ràng hơn. Để thư giãn cơ hàm, hãy dùng cổ tay ấn vào phần má ngay dưới đường viền hàm dưới. Dùng tay miết dọc về phía cằm, sau đó quay trở lại xoa bóp vị trí bám cao nhất của cơ hàm.[3]
- Khi dùng tay miết dọc xuống, bạn có thể há miệng nhẹ nhàng.
-
3Lấy hơi qua ống hút khi luyện tập âm vực. Luyện tập âm vực cũng có thể giúp bạn cải thiện giọng hát. Để luyện tập âm vực, hãy đặt ống hút giữa hai môi và bắt đầu luyện âm "o" từ nốt thấp. Từ từ tăng dần âm sắc của âm "o". Bạn nên đi từ phạm vi âm vực thấp nhất đến phạm vi âm vực cao nhất.[4]
- Lượng hơi qua ống hút không phù hợp sẽ làm giảm thanh âm của bạn.
- Bài tập này rất hữu ích trong việc giảm thiểu sưng tấy xung quanh các dây thanh đới.
-
4Rung môi. Rung môi cũng là một cách hay để luyện giọng và làm giọng bạn rõ ràng hơn. Hai môi chạm nhẹ vào nhau và thổi hơi ra, đồng thời phát ra âm thanh "u". Luồng hơi thoát ra sẽ làm cho môi rung lên.[5]
- Lượng hơi còn lại trong vòm miệng sẽ chạm vào dây thanh đới, khiến chúng rung lên nhẹ nhàng.[6]
-
5Ngân nga. Ngân nga là một cách hữu hiệu để khởi động giọng hát cũng như làm dịu giọng sau thời gian dài sử dụng. Để luyện tập, hãy khép môi lại và thư giãn cơ hàm. Hít vào bằng mũi và đẩy hơi ra cổ họng. Sau đó tạo âm mũi "mmm," và dịch chuyển âm vang xuống phần âm khu thấp hơn.[7]
- Bài tập này sẽ kích hoạt và gây rung răng môi và xương mặt của bạn.
-
6Kéo giãn lưỡi để phát âm rõ hơn. Việc phát âm rõ ràng rành mạch thực sự cần thiết đối với các diễn viên sân khấu, và phương pháp kéo giãn lưỡi có thể giúp ích rất nhiều. Để kéo giãn lưỡi, hãy ấn lưỡi vào vòm miệng, sau đó chìa lưỡi ra khỏi miệng. Ấn lưỡi lần lượt qua hai bên má. Tiếp theo hãy đặt đầu lưỡi ở sau môi dưới và uốn cong phần còn lại ra khỏi miệng, sau đó uốn lưỡi về phía sau với phần đầu lưỡi chạm lên vòm miệng của bạn.[8]
- Lặp lại các bài tập này 10 lần liên tiếp.
-
7Cải thiện cách phát âm với các cụm từ khó phát âm. Bạn có thể luyện phát âm với các cụm từ "líu lưỡi" để giúp bạn nói rõ ràng hơn. Các cụm từ khó phát âm sẽ tác động lên các cơ ở môi, mặt và lưỡi của bạn, từ đó nâng cao kỹ năng phát âm của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ nhấn mạnh vào âm vực của mỗi từ khi nói các từ khó.
- Bắt đầu chậm rãi và tăng dần việc đọc thuộc lòng các cụm từ.
- Luyện tập phụ âm "L" bằng cách đọc to câu sau "Lính lê leo lên lầu lấy lưỡi lê, lấy lộn lại leo lên lấy lại."
- Luyện các nguyên âm với câu "Một thằng lùn nhảy vô lùm lượm cái chum lủng."
- Để luyện cơ lưỡi thêm linh hoạt, bạn có thể thử lặp lại nhiều lần câu thơ "Lúa nếp là lúa nếp làng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng."
-
8Tạo thư giãn cho giọng nói bằng câu “Hooty Gees.” Câu nói này sẽ giúp thanh quản thả lỏng và từ đó nâng cao chất lượng giọng hát của bạn. Hãy thử nói từ "gees" như thể bạn là gấu Yogi. Lúc này bạn có thể cảm thấy thanh quản đang hạ xuống thấp. Việc hạ thấp thanh quản cho phép bạn kiểm soát dây thanh đới nhiều hơn, vì vậy sau bài tập này bạn sẽ dễ dàng chinh phục các nốt cao.[9]
- Lặp lại bài tập này một vài lần.
-
9Cân bằng âm vang với các âm "o-ô-u-a." Việc luyện tập cùng các nguyên âm này giúp bạn có thể hát với các khẩu hình miệng khác nhau. Bạn nên bắt đầu luyện giọng từ một âm tiết và sau đó chuyển sang các nguyên âm o, ô, u, và a. Phương pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục một nốt cao hoặc giữ tông giọng của bạn ổn định hơn khi hát.[10]
- Lặp lại bài tập này vài lần mỗi ngày.
-
10Luyện giọng hai lần mỗi ngày. Nhằm cải thiện chất giọng để có thể nói tốt và ca hát trên sân khấu, bạn cần tập luyện đều đặn theo lịch trình. Làm ấm giọng trước khi biểu diễn, đồng thời luyện thanh hai lần mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.
- Sau khi thức dậy, hãy thử dành ra 15 phút để luyện giọng hoặc tập luyện trong lúc bạn chuẩn bị đi làm hoặc đi học. Sau đó lặp lại bài tập trước khi đi ngủ, như lúc bạn đang nấu bữa tối hoặc đang tắm.
Quảng cáo
Cải thiện giọng nói để diễn xuất
-
1Diễn đạt rõ ràng. Nói to và rõ ràng là điều cần thiết đối với các diễn viên sân khấu. Hãy chắc chắn rằng bạn nói đủ lớn để mọi người có thể nghe thấy những lời thoại bạn đang truyền tải, ngay cả khi họ ngồi ở dãy ghế cuối cùng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải dùng cơ hoành để diễn đạt chứ không phải gào thét. Cổ họng của bạn có thể bị đau và dẫn tới mất giọng khi gào thét.[11]
- Hít một hơi thật sâu vào cơ hoành và sau đó thử tập thở ra và nói "ha" cùng một lúc. Cách này sẽ giúp bạn nhận diện cơ hoành. Khi nói "ha" bạn sẽ cảm thấy luồng hơi di chuyển xuống bụng và ra khỏi miệng. Sau khi tập luyện thành thạo, bạn hãy thử diễn đạt lời thoại bằng hơi thở cơ hoành.
-
2Phát âm lời thoại. Diễn đạt lời thoại rõ ràng là điều rất quan trọng cho một giọng nói tốt trong diễn xuất. Hãy chắc chắn bạn đang phát âm từng từ trong lời thoại của mình để mọi người hiểu được những gì bạn nói. Hãy mở to miệng hết mức khi nói nhằm đảm bảo rằng bạn đang nói rõ ràng nhất có thể. Điều này sẽ giúp bạn diễn đạt lời thoại của mình tốt hơn.[12]
-
3Dùng cảm xúc để làm nổi bật lời thoại. Biểu lộ cảm xúc cũng là một phần quan trọng để truyền tải lời thoại tốt hơn.[13] To emote, try to think about what your character’s emotions should look like.
- Chẳng hạn như, nếu trong mạch chuyện của bạn có nhân vật buồn, hãy từ từ giảm bớt tốc độ các lời thoại. Để tăng thêm phần kịch tính, bạn có thể dùng giọng rung để truyền cảm nét buồn bã trong câu chuyện.
- Cân nhắc các cảm xúc lời thoại thích hợp cho từng nhân vật để lựa chọn đúng giọng khi diễn đạt.
Quảng cáo
Cải thiện giọng nói của bạn
-
1Phân tích giọng nói hiện tại. Ghi âm lại lời nói hoặc nhờ một người bạn lắng nghe và đánh giá giọng nói của bạn. Bạn nên đánh giá âm lượng, âm sắc, cách phát âm, chất lượng và tốc độ thanh âm để xác định mình cần cải thiện điều gì.[14]
- Âm lượng của bạn quá cao hay quá thấp?
- Âm sắc của bạn thuộc giọng mỏng hay giọng dày, đơn điệu hay đa dạng?
- Chất lượng thanh âm của bạn nghiêng về giọng mũi hay giọng dày, giọng nhiều hơi hay rõ ràng, vô cảm hay diễn cảm?
- Cách phát âm của bạn khó hiểu hay lưu loát và rõ ràng?
- Liệu bạn có nói quá chậm hay quá nhanh? Liệu bạn đang ngập ngừng hay đang thận trọng?
-
2Điều chỉnh âm lượng giọng nói của bạn. Hãy luôn nói đủ to để mọi người trong phòng có thể nghe thấy. Tuy nhiên, việc tăng hay giảm âm lượng giọng nói sẽ giúp bạn tạo thêm điểm nhấn hoặc gắn kết các phần khác nhau trong bài phát biểu.[15]
- Hãy nói to hơn khi bạn muốn nhấn mạnh một điểm quan trọng.
- Hạ giọng khi bạn muốn bỏ qua một ý nào đó.
-
3Sử dụng âm sắc để tạo ấn tượng. Một giọng nói khá đơn điệu sẽ không làm mọi người chú ý đến bạn. Vì vậy, thay đổi âm sắc sẽ loại bỏ tính đơn điệu trong lời nói và thu hút khán giả. Bạn nên duy trì việc thay đổi âm sắc xuyên suốt bài phát biểu với một vài cách phổ biến như sau:[16]
- Kết thúc câu hỏi với âm sắc cao hơn.
- Kết thúc việc khẳng định quan điểm với một âm sắc thấp hơn.
-
4Thay đổi nhịp độ. Nhịp độ là tốc độ của bài phát biểu. Giảm bớt nhịp độ bài phát biểu sẽ giúp bạn nhấn mạnh được những từ và cụm từ chính. Đồng thời giúp mọi người dễ hiểu hơn nếu bạn có xu hướng nói nhanh.[17]
- Hãy thử ngừng lại sau khi đưa ra một điểm quan trọng để người nghe có cơ hội tiếp thu.
-
5Biểu lộ cảm xúc lúc phù hợp. Bạn đã từng nghe ai đó nói giọng run rẩy khi họ truyền tải những xúc cảm mạnh mẽ trong một bài phát biểu chưa? Phương pháp này khá hiệu quả trong những tình huống như trình bày các bài phát biểu hoặc diễn xuất một vở kịch. Bạn hãy truyền tải âm sắc, hoặc chỉ số cảm xúc trong giọng nói của bạn khi biểu lộ những cảm xúc mạnh mẽ.[18]
- Ví dụ, nếu bạn đang muốn diễn tả nỗi buồn, bạn có thể sử dụng giọng rung một cách tự nhiên. Tuy nhiên, đừng cố tạo ra điều này.
-
6Luyện tập bài phát biểu. Trước khi trình bày bài phát biểu trước khán giả, bạn hãy thực hành một mình ở nơi yên tĩnh. Thử nghiệm với các giai điệu, tốc độ, âm lượng và âm sắc khác nhau. Tự ghi âm và nghe lại những điểm mình làm được cũng như chưa làm được.[19]
- Tập phát biểu nhiều lần với các biến thể khác nhau. Ghi âm lại từng lần thử và so sánh lẫn nhau.
- Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi nghe giọng mình trên băng ghi âm. Chất giọng trong băng và giọng nói vang trong đầu bạn nghe có vẻ khác nhau, nhưng lại khá giống với giọng nói mà khán giả nghe thấy.
-
7Uống nhiều nước. Khi bạn nói trong khoảng thời gian dài hoặc nói to, cổ họng và dây thanh âm cần được bôi trơn. Bạn nên tránh những thức uống gây mất nước như cà phê, soda và rượu.[20] Drink water instead.
- Hãy để một cốc nước gần bên khi nói.
Quảng cáo
Cải thiện giọng hát
-
1Mở rộng hàm với các nguyên âm. Đặt ngón áp út và ngón trỏ bên dưới xương hàm của một bên mặt bất kỳ. Hạ hàm của bạn xuống khoảng 5 cm. Giữ hàm nguyên vị trí và tiến hành hát cả năm nguyên âm a e i o u.[21]
- Hãy thử đặt một nút bần hoặc nắp chai nhựa giữa các răng hàm nhằm giữ hàm của bạn đúng vị trí.
- Tiếp tục bài tập này đến khi bạn có thể thuộc lòng mà không cần phải giữ hàm của mình đúng vị trí.
-
2Hạ cằm xuống. Khi lên giọng, bạn sẽ muốn nâng cằm lên để tạo thêm sức mạnh. Việc nâng cằm giúp giọng nói của bạn có thêm nội lực trong giây lát, tuy nhiên theo thời gian động tác này lại ảnh hưởng tiêu cực đến giọng nói của bạn. Thay vào đó, bạn hãy thử hướng cằm xuống khi hát.[22]
- Hãy thử hát những thang âm cao dần trước gương. Hơi nghiêng cằm xuống trước khi bắt đầu và tập trung giữ cằm hạ xuống ngay cả khi bạn đẩy giọng lên cao.
- Việc hạ cằm xuống vừa giúp thư giãn giọng hát vừa giúp giọng hát của bạn được kiểm soát và có thêm nội lực.
-
3Kết hợp giọng rung khi hát. Giọng rung là một chất giọng đẹp nhưng lại khó đạt được. Tuy nhiên, bạn có thể phát triển khả năng ca hát bằng giọng rung với các kỹ thuật luyện tập.[23]
- Đặt tay lên ngực và đẩy ngực lên cao hơn bình thường.
- Hít vào, và sau đó thở ra mà không làm ngực di chuyển.
- Khi thở ra, hãy hát âm "a" chỉ bằng một nốt. Giữ âm càng lâu càng tốt.
- Tại giữa thời điểm bạn hát một nốt nhạc, hãy ấn vào ngực và hình dung không khí đang chuyển động quanh trong miệng bạn.
-
4Xác định quãng âm. Bạn có thể nhận biết quãng âm của mình bằng cách hát các phím trên phím đàn. Tiến hành với nốt C (nốt đô) trên bàn phím. Đây là phím trắng đầu tiên bên trái của hai phím đen ở giữa bàn phím. Hãy hát âm "la" hợp với tông giọng của bạn khi chơi các phím bên trái. Tiếp tục với các phím ở xa tầm tay, bạn có thể thoải mái thử sức với các nốt đến khi cảm thấy căng thẳng hoặc không thể chinh phục được nữa. Hãy ghi lại phím đàn bạn đã hoàn thành. Đây chính là quãng âm thấp nhất của bạn.[24]
- Tiếp tục làm việc với các phím đàn cho đến khi bạn tìm thấy quãng âm cao nhất của mình.
-
5Thêm một nốt trong quãng âm. Khi đã hiểu rõ về âm vực của mình, hãy thử thêm một nốt ở đầu hoặc cuối cho đến khi bạn có thể chinh phục dễ dàng. Ban đầu, bạn không cần ngân liên tiếp nốt nhạc này, tuy nhiên bạn nên tập trung luyện tập từ 8 đến 10 lần đến khi bạn hoàn toàn thoải mái để chinh phục các nốt mới trong quãng âm của mình.[25]
- Khi bạn ngân được một nốt mới trong khoảng thời gian dài, bạn có thể chuyển sang tập thêm những nốt cao hơn và thấp hơn trong quãng âm của mình.
- Hãy kiên nhẫn và đừng quá sốt sắng trong quá trình tập luyện. Tốt nhất là bạn nên kiểm soát âm thanh và kiên trì chinh phục những nốt nhạc.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.toastmasters.org/~/media/B7D5C3F93FC3439589BCBF5DBF521132.ashx
- ↑ http://www.entnet.org/content/vocal-warmup-put-your-best-voice-forward
- ↑ http://www.entnet.org/content/vocal-warmup-put-your-best-voice-forward
- ↑ http://www.backstage.com/advice-for-actors/singing/top-10-exercises-for-your-vocal-health/
- ↑ http://www.backstage.com/advice-for-actors/singing/top-10-exercises-for-your-vocal-health/
- ↑ http://www.voiceteacher.com/cordclosure.html
- ↑ http://www.entnet.org/content/vocal-warmup-put-your-best-voice-forward
- ↑ http://www.toastmasters.org/~/media/B7D5C3F93FC3439589BCBF5DBF521132.ashx
- ↑ http://www.backstage.com/advice-for-actors/singing/top-10-exercises-for-your-vocal-health/
- ↑ http://www.backstage.com/advice-for-actors/singing/top-10-exercises-for-your-vocal-health/
- ↑ http://www.theatrefolk.com/blog/projecting-your-voice-without-yelling/
- ↑ http://www.theatrefolk.com/blog/6-tips-to-improve-enunciation/
- ↑ http://www.holmdel.k12.nj.us/schools/satz/eng_dept/Novels/8th%20Grade/Romeo%20&%20Juliet/elements_of_drama_and_theater.htm
- ↑ http://www.toastmasters.org/~/media/B7D5C3F93FC3439589BCBF5DBF521132.ashx
- ↑ http://totalcommunicator.com/vol2_3/voicemessage.html
- ↑ http://totalcommunicator.com/vol2_3/voicemessage.html
- ↑ http://totalcommunicator.com/vol2_3/voicemessage.html
- ↑ http://totalcommunicator.com/vol2_3/voicemessage.html
- ↑ http://www.toastmasters.org/~/media/B7D5C3F93FC3439589BCBF5DBF521132.ashx
- ↑ http://www.fastcompany.com/3035634/how-to-be-a-success-at-everything/6-simple-ways-to-improve-the-way-you-speak
- ↑ http://caricole.com/5-secrets-to-make-your-voice-sound-better/
- ↑ http://caricole.com/5-secrets-to-make-your-voice-sound-better/
- ↑ http://caricole.com/5-secrets-to-make-your-voice-sound-better/
- ↑ http://www.musicnotes.com/blog/2014/08/22/improve-vocal-range/
- ↑ http://www.musicnotes.com/blog/2014/08/22/improve-vocal-range/