Bài viết này có đồng tác giả là Moshe Ratson, MFT, PCC, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 25.747 lần.
Người ta thường bảo "Lời nói gió bay", nhưng có vẻ không đúng. Khi một người nào đó gọi bạn bằng cái tên chế giễu hay hạ thấp khả năng của bạn thì chắc hẳn cảm xúc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, bạn hãy học cách quên đi những lời nói khó nghe bằng việc giảm đi sức mạnh của chúng, tăng lòng tự trọng và chữa lành cảm xúc.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:Đối mặt những lời khó nghe
-
1Đừng bận tâm. Những lời nói của người khác là chuyện của họ, không liên quan đến bạn. Thỉnh thoảng, khi ai đó bị tổn thương, họ sẽ “giận cá chém thớt” nói những lời khó nghe với bạn. Con người đôi lúc sẽ hành động như vậy. Việc này thường được thực hiện một cách thiếu suy nghĩ và người đó sẽ cảm thấy hối hận vì lời nói của mình.[1]
- Nếu ai đó nói với bạn những lời khó nghe, bạn nên cố gắng nghĩ rằng có lẽ họ đang bị tổn thương. Hãy thông cảm với họ thay vì để bụng lời nói đó.
-
2Nhìn nhận người làm tổn thương bạn. Nếu người đó nói điều làm bạn tổn thương, hãy phản ứng một cách nhẹ nhàng bằng việc nhìn nhận con người của họ chứ không phải lời nói của họ. Cho dù người đó cố tình hay vô tình nói ra những lời khó nghe, cách phản ứng này sẽ làm họ lắng xuống, họ có thể sẽ dừng lại và nhận ra lời nói của mình làm bạn tổn thương.
- Ví dụ, bạn có thể nói “Ôi, mình thật sự sốc khi nghe một người tử tế như bạn nói ra lời khó nghe đó”.
-
3Đưa ra thời hạn cho việc gặm nhấm nỗi đau. Thay vì nhai đi nhai lại những lời khó nghe của người khác, hãy đưa ra giới hạn chịu đựng nỗi đau cho bản thân. Tức là bạn chỉ buồn trong khoảng thời gian đã định sau đó hãy quên đi mọi chuyện.[2]
- Ví dụ, bạn thường dành vài giờ hoặc vài ngày để buồn bã vì nhận xét không tốt của người khác. Bây giờ, hãy dành ra 10 phút để suy nghĩ về cảm xúc của bạn khi nghe nhận xét đó và nhìn nhận cảm giác tổn thương. Khi hết giờ, bạn hãy bỏ hết những suy nghĩ đó và không bao giờ nhắc lại nữa.
-
4Viết những lời khó nghe ra giấy, sau đó tiêu hủy. Nếu là người muốn mọi thứ rõ ràng, bạn có thể làm giảm ảnh hưởng của những lời khó nghe bằng cách phá bỏ chúng. Viết những lời đó ra giấy. Sau đó, bạn sẽ xé nhỏ tờ giấy, đốt hoặc dùng bút chì hay bút mực gạch bỏ những gì đã viết.[3]
-
5Thay thế bằng một nhận xét tích cực. Dùng lời lẽ tích cực để xóa bỏ ảnh hưởng của những lời tiêu cực. Việc này hiệu quả vì bạn đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực trong đầu bằng lời lẽ tích cực và truyền cảm hứng .[4]
- Ví dụ, nếu bị ai đó chê ngoại hình của mình, bạn có thể thay thế điều đó bằng cách nói với bản thân “Mình là duy nhất nên mình luôn đặc biệt và độc đáo”.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:Củng cố sự tự tin
-
1Mạnh mẽ hơn qua những lời nói khó nghe. Tình huống này đã đem đến bài học gì cho bạn? Hãy đánh giá lời nói đó và xem bạn có thể rút ra được điều gì cho bản thân không. Tự hỏi tại sao lời nói đó gây tổn thương và bạn nên xử lý như thế nào.[5]
- Ví dụ, nếu nghe ai đó nói “Bạn thật yếu đuối”, bạn sẽ cảm thấy buồn hoặc giận dữ. Tuy nhiên, nếu chủ động học cách bảo vệ bản thân hoặc lên dây cót tinh thần, bạn sẽ không còn thấy đau đớn khi nghe những lời nói đó nữa.
-
2Dùng kinh nghiệm và quan điểm của bạn để giúp đỡ người khác. Những lời khó nghe thường xuất phát từ sự tổn thương hoặc cảm giác không an toàn. Hãy nghĩ về những gì mà người đó đang trải qua và thử xem bạn có thể làm gì hoặc nói gì để giúp đỡ họ. Bạn cũng có thể tăng sự tự tin của mình bằng việc tiếp cận và giúp đỡ những người đã bị tổn thương từ lời nói tàn nhẫn hoặc thiếu suy nghĩ của người khác.
-
3Ưu tiên cho suy nghĩ của bạn. Sự tự tin của bạn thường lung lay khi bạn cho phép người khác điều khiển được cảm xúc của mình. Đừng quá đặt nặng những gì người khác nghĩ về bạn. Thay vào đó, bạn hãy đặt suy nghĩ của mình lên hàng đầu.[6]
- Ví dụ, nếu ai đó nói “Bạn sẽ không thành công đâu”, nhưng bạn không tin điều đó, hãy nhắc nhở bản thân về suy nghĩ của mình. Bạn có thể nói với chính mình rằng “Điều đó không đúng. Mình tin rằng bản thân sẽ đạt được điều tốt đẹp”.
-
4Hoàn thành một số việc để cảm thấy tự tin hơn. Việc bạn cảm nhận về bản thân và khả năng của mình như thế nào thường có quan hệ mật thiết với sự tự tin. Bạn có thể tăng sự tự tin bằng cách thực hiện nhiều thử thách hơn. Hãy nghĩ về một mục tiêu hoặc nhiệm vụ mà bạn muốn đạt được, sau đó chia các mục tiêu đó thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để bạn có thể làm từng việc một.[7]
- Ví dụ, nếu muốn độc lập về tài chính, trước tiên bạn tìm một công việc. Sau đó, bạn cần tìm một chỗ ở trọ với chi phí phù hợp với thu nhập của mình. Tiếp theo, bạn sẽ tạo tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư chứng khoán để tạo ra lợi ích lâu dài về mặt tài chính.
- Việc vững vàng hoàn thành từng bước sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và tin tưởng hơn rằng bản thân có thể đón nhận nhiều thử thách mới.
-
5Hít thở sâu và lặp lại câu thần chú tiếp thêm động lực cho bạn. Hít thở sâu là một cách hay để tăng cảm giác thư giãn. Khi kết hợp với một lời trấn an tích cực, bài tập này có thể giúp bạn củng cố sự tự tin về bản thân và khả năng của mình.[8]
- Ví dụ, bạn hãy hít thở sâu bằng mũi và nói thầm “Mình đang hít vào niềm tin và sự tự tin”. Giữ hơi thở trong vài giây, sau đó thở ra và nói với bản thân rằng “Mình đang thở ra những điều tiêu cực và sự nghi ngờ”.
Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:Chữa lành cảm xúc
-
1Tập yêu bản thân mỗi ngày. Khi bạn phớt lờ cảm xúc của mình, cảm giác đau đớn sẽ lại xuất hiện. Hãy chống lại những lời nhận xét hoặc hành vi tiêu cực từ người khác bằng cách đối xử với bản thân bằng sự tử tế đầy yêu thương. Việc này có thể thực hiện bằng nhiều cách, chẳng hạn như lên danh sách những hoạt động tích cực mà bạn thích nhất. Sau đó, bạn hãy quyết tâm hoàn thành một vài việc mỗi ngày.[9]
- Ví dụ, bạn thích nấu những bữa ăn lành mạnh cho bản thân, đi dạo với cún cưng ở bờ hồ hoặc thiền trước khi đi ngủ.
-
2Rút kinh nghiệm. Bạn luôn học được điều gì đó từ cuộc tranh luận hoặc trải nghiệm đau đớn. Sau khi vượt qua nỗi đau, bạn sẽ dành thời gian nhìn lại chuyện đã xảy ra. Một số vấn đề bạn nên suy nghĩ bao gồm:
- Điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của người đó hoặc trong mối quan hệ của bạn và người đó khiến họ bộc phát những lời khó nghe?
- Có bài học gì giúp ích cho bạn từ những lời nói đó không, mặc dù chúng được nói một cách cay đắng hoặc không hề có tính xây dựng?
- Nếu sau này ai đó nói với bạn những lời tương tự, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
-
3Ở cạnh những người tích cực. Người tích cực tỏa ra năng lượng tích cực, còn người tiêu thì ngược lại. Cân nhắc việc giảm thời gian ở cạnh người tiêu cực hoặc người có ác ý chỉ trích hay hạ thấp bạn. Hãy dành thời gian ở cạnh những người luôn sát cánh bên bạn và luôn trân trọng bạn.[10]
-
4Làm những việc mà bạn thích. Một cách hay để chữa lành cảm xúc sau khi bị tổn thương là tham gia những hoạt động vui vẻ. Chọn một sở thích, tham gia một câu lạc bộ hay tổ chức mới hoặc quay lại làm một việc mà bạn đã bỏ trong thời gian dài. Mỗi ngày hoặc mỗi tuần đều dành thời gian cho những việc làm bạn vui.[11]
- Việc đó có thể là theo đuổi đam mê học hỏi hay dạy người khác một kỹ năng mà bạn thành thạo hoặc đơn giản là nâng cao tay nghề của bạn trong việc may vá hoặc làm vườn.
-
5Cho đi nhiều hơn. Nhanh chóng chữa lành cảm xúc bằng cách thực hiện nhiều việc tốt cho người khác. Cố gắng tạo ra gắn kết tích cực với những người trong cuộc sống hoặc cộng đồng của bạn.
- Tương tác tích cực với những người mà bạn yêu quý bằng cách thể hiện sự cảm kích của bạn dành cho họ và cho họ biết những điều tốt đẹp mà bạn thấy ở họ. Ví dụ, bạn sẽ nói “Minh à, bạn đã giúp đỡ mình rất nhiều. Mình không biết mọi chuyện sẽ như thế nào nếu không có bạn”.[12]
- Bạn cũng có thể thực hiện điều này qua một số việc làm tử tế, chẳng hạn như giúp đỡ hàng xóm làm việc gì đó hoặc mời người ngồi sau bạn trong tiệm ăn một bữa trưa. Bạn cũng có thể lan tỏa sự năng lượng tích cực trong công động bằng công việc thiện nguyện hoặc quyên góp từ thiện.
-
6Viết nhật ký để hiểu rõ hơn về cảm xúc của bạn. Việc viết ra suy nghĩ của bạn có thể làm rõ điều gì đang xảy ra trong thế giới nội tâm của mình. Hơn nữa, khi viết ra những lời nhận xét khó nghe, cảm giác dày vò sẽ giảm đi Hãy bắt đầu thói quen viết nhật ký bằng cách dành vài phút để viết mỗi ngày.[13]
- Bạn có thể viết về những việc trong ngày, thực hiện theo hướng dẫn trên ứng dụng nhật ký hoặc viết ra vài điều mà bạn cảm kích.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://changingminds.org/articles/articles08/power_of_words.htm
- ↑ http://thehealthsessions.com/how-to-stop-ruminating/
- ↑ http://www.chopra.com/articles/how-to-release-the-past-and-return-to-love
- ↑ http://www.lifehack.org/articles/communication/how-to-not-let-words-hurt-you.html
- ↑ http://www.oprah.com/spirit/8-ways-to-forgive-and-forget
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/sapient-nature/201603/how-not-worry-about-what-others-think-you
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/flourish/201002/if-you-think-you-can-t-think-again-the-sway-self-efficacy
- ↑ https://www.thoughtco.com/stop-hurtful-words-1730975
- ↑ https://www.mindbodygreen.com/0-12428/10-wonderful-ways-to-practice-self-love.html
- ↑ https://www.happier.com/blog/how-to-be-happier-5-reasons-to-surround-yourself-with-happy-people
- ↑ https://www.mindbodygreen.com/0-12428/10-wonderful-ways-to-practice-self-love.html
- ↑ http://changingminds.org/articles/articles08/power_of_words.htm
- ↑ https://psychcentral.com/lib/the-health-benefits-of-journaling/