Tải về bản PDF Tải về bản PDF

wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách buộc máy tính Mac phải tắt (Force Shut Down - buộc tắt). Đây là cách nhanh chóng để tắt máy tính Mac mà không cần sử dụng chuột, nhưng chúng ta sẽ thường chỉ thực hiện trong trường hợp bị đứng máy hay hệ thống hoạt động không đúng cách. Bài viết còn hướng dẫn cách khắc phục những sự cố thường gặp nếu vấn đề vẫn diễn ra trên máy tính Mac dù bạn đã buộc tắt.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Buộc tắt máy tính Mac

  1. 1
    Bạn cần hiểu rằng việc buộc tắt có thể gây ra vấn đề cho máy tính Mac. Khi buộc tắt máy tính Mac, những chương trình đang mở (nếu có) cũng sẽ bị buộc phải đóng và mất đi dữ liệu chưa lưu trong phiên làm việc. Trong một số trường hợp, việc này còn có thể khiến chương trình hoặc trình cài đặt đang mở bị lỗi.
    • Để an toàn nhất có thể, bạn nên tắt tất cả chương trình đang mở trước khi buộc tắt máy tính Mac.
  2. 2
    Tìm nút nguồn của máy tính Mac. Hầu hết máy tính Mac đều có nút bấm vật lý với biểu tượng "Power" , bạn có thể nhấn vào đây để tắt máy:[1]
    • Trên MacBook không có thanh cảm ứng (Touch Bar) — Nút nguồn nằm ở phía trên bên phải bàn phím.
    • Trên MacBook có Touch Bar — Nút nguồn nằm trong phần Touch ID bên phải thanh cảm ứng.
    • Trên iMac — Nút nguồn ở đằng sau, phía dưới bên trái màn hình iMac.
  3. 3
    Nhấn giữ nút nguồn. Sau khi tìm được nút nguồn, bạn hãy nhấn giữ trong năm giây.
  4. 4
    Thả nút nguồn ra sau năm giây. Lúc này máy tính Mac sẽ tắt.
    • Nếu hộp thoại bật lên hỏi rằng có phải bạn muốn tắt máy tính Mac nghĩa là bạn chưa nhấn nút nguồn đủ lâu.
  5. 5
    Chờ một phút trước khi bật lại máy. Điều này sẽ cho phép máy tính Mac tắt nguồn hoàn toàn trước khi được mở lại.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Buộc tắt máy tính Mac đang đứng

  1. 1
    Xác định mức độ nghiêm trọng của máy tính. Nếu máy tính Mac bị đứng và bạn không thể tương tác với bất kỳ mục nào trên màn hình thậm chí là di chuột, hãy bỏ qua hai bước tiếp theo.
    • Nếu bạn vẫn còn tương tác được với một số mục trên màn hình thì có thể thử buộc đóng chương trình gây ra tình trạng đứng máy.
  2. 2
    Thử buộc đóng ứng dụng. Nếu máy tính Mac bị đứng sau khi ứng dụng nào đó khởi chạy thì bạn có thể buộc thoát ứng dụng như sau:
    • Nhấn Command+ Option+Esc để mở cửa sổ Force Quit.
    • Nhấp vào chương trình mà bạn muốn buộc thoát.
    • Nhấp vào Force Quit ở cuối cửa sổ.
    • Nhấp vào Force Quit nếu được hỏi.
  3. 3
    Cố gắng lưu lại công việc đang dang dở. Nếu bạn xác định rằng mình không thể buộc thoát chương trình gây ra vấn đề, hãy cố gắng lưu tất cả công việc đang dang dở trên bất kỳ chương trình nào còn phản hồi. Thông thường, bạn có thể tiến hành bằng cách nhấn Command+S trên cửa sổ của chương trình.
    • Vì thao tác buộc tắt máy tính Mac cũng sẽ đóng toàn bộ chương trình đang mở nên bạn có thể bị mất phiên làm việc chưa lưu.
    • Nhiều chương trình, như trong bộ công cụ Microsoft Office, sẽ lưu lại bản sao lưu phiên làm việc để bạn có thể khôi phục sau khi khởi động lại máy tính Mac.
  4. 4
    Tìm nút nguồn của máy tính Mac. Hầu hết máy tính Mac đều có nút bấm vật lý với biểu tượng "Power" , bạn có thể nhấn vào để tắt máy:
    • Trên MacBook không có Touch Bar — Nút nguồn nằm ở phía trên bên phải bàn phím.
    • Trên MacBook có Touch Bar — Nút nguồn nằm trong phần Touch ID bên phải thanh cảm ứng.
    • Trên iMac — Nút nguồn ở đằng sau, phía dưới bên trái màn hình iMac.
  5. 5
    Nhấn giữ nút nguồn. Sau khi tìm được nút nguồn, bạn hãy nhấn giữ trong năm giây và không thả ra cho đến khi màn hình tắt.
  6. 6
    Thả nút nguồn ra khi màn hình tắt. Dấu hiệu này cho thấy máy tính Mac đã tắt nguồn.
    • Có thể mất khoảng một phút để máy tính Mac tắt nguồn hoàn toàn, bạn cần chắc chắn rằng máy đã ngừng phát ra tiếng động trước khi tiếp tục.
  7. 7
    Mở lại máy tính Mac sau một phút. Khi máy tính Mac đã tắt hoàn toàn, bạn có thể nhấn nút nguồn để mở lại máy. Sau khi khởi động lại, máy tính Mac sẽ hoạt động bình thường.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Khắc phục sự cố trước khi khởi động lại

  1. 1
    Khởi động máy tính trong chế độ an toàn Safe Mode. Nếu máy tiếp tục bị đứng sau khi đã được buộc tắt, hãy khởi động lại lần nữa, ngay khi máy được bật trở lại, nhấn phím Shift ngay và thả ra sau khi bạn nhìn thấy biểu tượng Apple. Máy tính sẽ khởi động vào Safe Mode và thử khắc phục vấn đề với ổ đĩa.[2]
    • Nhiều ứng dụng sẽ không hoạt động trong Safe Mode. Hãy áp dụng Safe Mode cho những bước tiếp theo, sau đó khởi động lại để đưa máy tính trở về trạng thái bình thường.
  2. 2
    Vô hiệu hóa chương trình khởi động cùng hệ thống. Safe Mode sẽ ngăn các chương trình tự khởi động cùng hệ thống. Để ngăn chương trình nào đó tự mở sau khi hệ thống khởi động, bạn hãy:
  3. 3
    Gỡ cài đặt chương trình nguyên nhân. Nếu bạn biết chương trình cụ thể khiến cho máy tính Mac bị đứng thì việc gỡ cài đặt (và cài lại nếu bạn thích) sẽ khắc phục được vấn đề:
  4. 4
    Sửa ổ đĩa. Nếu máy tính vẫn còn gặp vấn đề dường như không liên quan đến chương trình cụ thể, hãy tiến hành những bước sau đây để sửa ổ đĩa:[3]
    • Khởi động lại máy tính và nhấn giữ tổ hợp phím Command + R ngay khi khởi động.
    • Nhấp vào Disk Utility (Tiện ích ổ đĩa) trên màn hình khởi động.
    • Nhấp vào Continue (Tiếp tục).
    • Chọn ổ đĩa khởi động và nhấp vào Repair Disk (Sửa ổ đĩa).
    • Chờ quá trình này hoàn tất (có thể mất một lúc), sau đó khởi động lại máy tính.
  5. 5
    Thiết lập lại SMC. SMC hay System Management Controller (Trình điều khiển quản lý hệ thống) chịu trách nhiệm xử lý nhiều linh kiện vật lý bên trong máy tính Mac. Chỉ một vấn đề xảy ra với SMC có thể khiến nút nguồn hoạt động không đúng cách hoặc máy xử lý chậm. Nếu những bước trên không giải quyết được vấn đề, hãy thiết lập lại SMC:[4]
    • Với máy tính xách tay sử dụng pin không tháo được — Tắt máy và rút dây ra khỏi nguồn điện. Bên trái bàn phím được tích hợp, bạn nhấn giữ Shift + Control + Option đồng thời với nút nguồn, sau đó thả toàn bộ phím ra rồi nhấn nút nguồn lần nữa.
    • Với máy tính xách tay sử dụng pin tháo được — Tắt máy tính. Rút bộ tiếp hợp nguồn và tháo pin ra, sau đó nhấn giữ nút nguồn trong năm giây. Thả nút nguồn ra, lắp pin lại và cắm điện máy tính. Nhấn nút nguồn.
    • Với máy tính để bàn — Tắt nguồn iMac và rút điện. Chờ mười lăm giây, sau đó cắm điện lại. Chờ thêm năm giây rồi nhấn nút nguồn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khi bạn nhấn giữ Option+Control+ Command đồng thời với nút nguồn, máy tính Mac sẽ cố gắng thoát tất cả chương trình đang mở trước khi buộc tắt.
  • Nếu con trỏ chuột đang xoay thì bạn nên cố gắng chờ vài phút xem máy tính Mac có hoàn thành được tác vụ đang gây ra vấn đề hay không. Âm thanh lạch cạch ngắt quãng phát ra từ ổ cứng là dấu hiệu khác cho thấy máy tính đang làm việc và có thể tự xử lý được vấn đề.[5] (Ổ đĩa trạng thái rắn trên một số máy tính xách tay Apple không phát ra âm thanh này).
  • Nếu bạn đang sử dụng bàn phím Windows với máy tính Mac, hãy dùng phím Alt thay cho Option và phím Windows thay cho Command.[6]

Cảnh báo

  • Dữ liệu phiên làm việc chưa được lưu sẽ bị mất khi bạn buộc tắt máy tính.

Bài viết wikiHow có liên quan

Kiểm tra địa chỉ IP trên LinuxKiểm tra địa chỉ IP trên Linux
Nhận biết tin nhắn đã gửi trong Messages của AppleNhận biết tin nhắn đã gửi trong Messages của Apple
Đăng nhập WeChat trên PC hoặc MacĐăng nhập WeChat trên PC hoặc Mac
In nhiều ảnh trên 1 mặt giấy trên PC hoặc MacIn nhiều ảnh trên 1 mặt giấy trên PC hoặc Mac
Sử dụng Smart View trên iPhone hoặc iPadSử dụng Smart View trên iPhone hoặc iPad
Lưu hình ảnh vào MacBookLưu hình ảnh vào MacBook
Mở máy tính MacMở máy tính Mac
Thoát khỏi Chế độ Safe ModeThoát khỏi Chế độ Safe Mode
Xem lịch sử trình duyệt trên máy MacXem lịch sử trình duyệt trên máy Mac
Đảo chiều cuộn chuột trên máy MacĐảo chiều cuộn chuột trên máy Mac
Tạm thời tháo phím khỏi MacbookTạm thời tháo phím khỏi Macbook
Thay đổi Passcode iPhone hoặc iPod TouchThay đổi Passcode iPhone hoặc iPod Touch
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 15.470 lần.
Trang này đã được đọc 15.470 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo