Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Vờn nhau hay giả vờ đánh nhau là một hành vi tự nhiên của loài mèo. Tuy nhiên, đôi khi sẽ khó để biết được là mèo đang chơi đùa hay đánh nhau. Để xác định được điều này, bạn cần quan sát kỹ ngôn ngữ cơ thể của mèo và tính chất của cuộc chiến. Mèo sẽ lần lượt đổi vị trí cho nhau khi chơi đùa. Nếu mèo đánh nhau, bạn có thể can thiệp bằng cách tạo một tiếng động lớn hoặc đặt vật chắn giữa chúng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Quan sát ngôn ngữ cơ thể của mèo

  1. 1
    Nghe tiếng gầm gừ hoặc xì xì. Thường thì mèo sẽ không phát ra nhiều âm thanh khi chơi đùa. Nếu có thì cũng chỉ là tiếng meo meo chứ không phải tiếng gầm gừ hay xì xì.[1]
    • Nếu bạn nghe thấy tiếng gầm gừ hoặc xì xì không dứt thì rất có thể mèo đang đánh nhau.
  2. 2
    Quan sát tai mèo. Khi đùa nhau, tai mèo thường hướng về phía trước hoặc thẳng đứng, hoặc chỉ hơi quay về sau. Mặt khác, nếu bạn thấy tai mèo hướng về phía sau thì nhiều khả năng là chúng đang đánh nhau.[2]
  3. 3
    Quan sát vuốt mèo. Hầu như trong lúc chơi đùa, mèo thường thu vuốt vào trong, đôi khi mèo sẽ giương vuốt ra nhưng không nhằm mục đích làm tổn thương đối phương. Nếu bạn thấy mèo dùng vuốt để tấn công thì chúng đang đánh nhau.[3]
  4. 4
    Quan sát hành vi cắn. Khi chơi đùa, mèo rất ít cắn và không khiến đối phương bị đau. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thấy mèo cắn và khiến đối phương bị đau thì có thể chúng không chơi đùa mà đang đánh nhau.[4]
    • Ví dụ, nếu một trong hai chú mèo kêu lên đau đớn và xì xì hoặc gầm gừ thì chúng đang đánh nhau.
    • Thường thì khi chơi đùa, mèo sẽ lần lượt cắn đùa nhau. Nếu một chú mèo cắn áp đảo và chú mèo còn lại đang tìm cách chạy đi thì chúng đang đánh nhau chứ không phải chơi đùa.
  5. 5
    Quan sát tư thế cơ thể mèo. Khi đùa giỡn, cơ thể mèo thường hướng về phía trước, ngược lại, nếu mèo đánh nhau thì bạn sẽ thấy mèo ngả người về sau trong khi dùng chân vả đối phương.[5]
  6. 6
    Quan sát lông mèo. Khi chiến đấu, mèo sẽ dựng lông thẳng đứng để khiến nó trông to hơn. Chính vì vậy, nếu bạn thấy lông ở đuôi hoặc thân mèo, hoặc cả hai, dựng đứng lên thì chúng đang chiến đấu thật sự chứ không chơi đùa.[6]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xem xét tính chất cuộc chiến

  1. 1
    Sự luân phiên. Khi giả vờ đánh nhau, mèo sẽ lần lượt thay đổi vị trí cho nhau, nghĩa là cả hai chú mèo sẽ luân phiên thay đổi vị trí ở trên và ở dưới.[7]
    • Khi mèo đuổi nhau cũng vậy, chúng sẽ luân phiên rượt đuổi thay vì lúc nào cũng chỉ có một con chạy và một con đuổi.
  2. 2
    Quan sát tốc độ của cuộc chiến. Khi chơi đánh nhau giả, mèo sẽ dừng lại và tiếp tục rất nhiều lần. Điều này cho phép chúng có thời gian nghỉ và đổi chỗ cho nhau. Khi đánh nhau thật, mèo sẽ di chuyển với tốc độ nhanh và không dừng lại cho đến khi một trong hai thắng cuộc.[8]
  3. 3
    Quan sát hành vi của mèo sau cuộc chiến. Nếu vẫn không chắc là mèo chơi đùa hay đánh nhau thật thì bạn có thể quan sát hành vi của chúng sau cuộc chiến. Sau khi đánh nhau, cả hai chú mèo thường tránh mặt nhau, hoặc ít nhất là một con sẽ tránh mặt con còn lại.[9]
    • Nếu chỉ đánh nhau giả vờ thì sau cuộc chiến, mèo sẽ tỏ ra thân thiện với nhau và thể hiện hành vi như bình thường, thậm chí chúng sẽ ngủ hoặc nằm cạnh nhau.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn mèo đánh nhau

  1. 1
    Tạo tiếng động lớn. Bạn có thể đóng mạnh cửa, vỗ tay, hét lên, thổi còi, đập nồi hay vật gì đó vào nhau để tạo ra một tiếng động lớn. Hy vọng tiếng động này sẽ khiến mèo giật mình và ngừng đánh nhau.[10]
  2. 2
    Dùng vật chắn ở giữa. Vật chắn sẽ hữu ích vì giúp ngăn mèo không nhìn thấy đối phương. Bạn có thể dùng đệm ghế, một mảnh bìa các tông hoặc các vật có thể chắn ở giữa hai chú mèo để chúng không nhìn thấy nhau. Khi đã tạm ngừng được cuộc chiến, bạn hãy tách mèo ra hai phòng riêng để chúng bình tĩnh lại.[11]
    • Hãy từ từ cho mèo làm quen lại với nhau để chúng không gây hấn với nhau trong tương lai.
    • Bạn nên chuẩn bị một rào chắn nhỏ giữa hai chú mèo để chúng có thể làm quen và tương tác lại mà không thể tấn công nhau.
  3. 3
    Không dùng tay để ngăn mèo đánh nhau. Nếu dùng tay để tách hai chú mèo đang đánh nhau ra thì bạn sẽ dễ bị chúng cào hoặc cắn. Một hoặc cả hai chú mèo cũng có thể sẽ chồm lên mặt bạn.[12]
    • Hơn nữa, một trong hai chú mèo có thể thấy bạn và chuyển sự giận dữ sang bạn, từ đó thay đổi hành vi đối với bạn ngay cả khi cuộc chiến đã kết thúc.
    • Nếu bị mèo cắn, bạn cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế sớm nhất có thể. Vết mèo cắn dễ bị nhiễm các chủng vi khuẩn pasteurella và có thể gây viêm mô tế bào. Điều trị sớm là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh này.[13]
  4. 4
    Ngăn mèo đánh nhau trong tương lai. Bạn cần đảm bảo mèo không phải đấu đá để tranh giành đồ của nhau. Mỗi chú mèo cần có hộp cát vệ sinh riêng, bát thức ăn, giường ngủ, chỗ tắm nắng và đồ chơi riêng ở các chỗ khác nhau trong nhà. Ngoài ra, việc thiến hoặc triệt sản cũng giúp mèo bớt đánh nhau hơn.[14]
    • Bạn hãy thưởng đồ ăn hoặc khen ngợi mèo khi chúng tương tác thân thiện với nhau.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Những chú mèo không quen biết hoặc từng có quan hệ thù địch trước đó sẽ dễ đánh nhau.

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhận biết dấu hiệu mèo sắp chếtNhận biết dấu hiệu mèo sắp chết
Xác định Giới tính Mèo conXác định Giới tính Mèo con
Vuốt ve mèo đúng chỗVuốt ve mèo đúng chỗ
Xác định Giới tính của MèoXác định Giới tính của Mèo
Rửa vết thương cho mèoRửa vết thương cho mèo
Điều trị nhiễm trùng mắt ở mèoĐiều trị nhiễm trùng mắt ở mèo
Nhận biết Mèo đang Mang thaiNhận biết Mèo đang Mang thai
Khiến mèo quen và yêu quý bạnKhiến mèo quen và yêu quý bạn
Trấn an Mèo đến Thời kỳ Động dụcTrấn an Mèo đến Thời kỳ Động dục
Biết mèo đã đẻ hết con chưaBiết mèo đã đẻ hết con chưa
Giao tiếp với MèoGiao tiếp với Mèo
Chẩn đoán nguyên nhân mèo bị phình bụngChẩn đoán nguyên nhân mèo bị phình bụng
Nhận biết dấu hiệu mèo động dụcNhận biết dấu hiệu mèo động dục
Ngăn mèo cắn và càoNgăn mèo cắn và cào
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Ryan Corrigan, LVT, VTS-EVN
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên thú y được cấp phép
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ryan Corrigan, LVT, VTS-EVN. Ryan Corrigan là một kỹ thuật viên thú y được cấp phép ở California. Cô nhận bằng Cử nhân Khoa học Công nghệ Thú y tại Đại học Purdue vào năm 2010. Cô cũng là Thành viên của Học viện Kỹ thuật viên Điều dưỡng Thú y của Học viện từ năm 2011. Bài viết này đã được xem 13.206 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 13.206 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo