Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dù chú thằn lằn đó là thú cưng bạn đang nuôi thoát ra ngoài hay là một vị khách không mời lạc bước vào nhà, bạn cũng nên bắt nó một cách an toàn và nhân đạo. Thằn lằn thường ẩn nấp khi sợ hãi, do đó bạn cần phải tìm thấy nó trước đã. Khi con thằn lằn xuất đầu lộ diện, bạn hãy dụ nó bò vào hộp. Chú thằn lằn cưng của bạn sẽ trở về chỗ ở của nó, nhưng thằn lằn hoang dã phải được thả về tự nhiên. Nếu là thằn lằn có kích thước lớn hoặc nếu nhà bạn bị lũ thằn lằn vào xâm chiếm khắp nơi, đừng quên rằng còn có công ty kiểm soát dịch hại mà bạn có thể gọi đến nhờ họ xử lý.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Tìm thằn lằn

  1. 1
    Đóng cửa căn phòng mà lần cuối bạn trông thấy con thằn lằn trong đó. Đóng cả cửa ra vào và các cửa sổ để con vật không trốn ra được. Có lẽ bạn cũng nên lấy khăn tắm nhét dưới khe cửa để ngăn nó chui ra ngoài.[1]
  2. 2
    Kiểm tra những khoảng trống tối và kín xem con thằn lằn có nấp ở đó không. Thằn lằn thường thích loanh quanh ở những khe hở hẹp và kín. Bạn hãy kiểm tra dưới gầm ghế sofa, ghế tựa, bàn giấy hoặc kệ sách trong phòng. Tủ tường, khe thông gió, ván lát chân tường, các tấm đệm và chậu trồng cây cũng là những nơi ẩn náu ưa thích của thằn lằn.[2]
    • Có thể bạn cần phải soi đèn pin để tìm ở những nơi tối.
    • Thằn lằn thường thích trốn đằng sau các đồ vật treo trên tường, chẳng hạn như khung ảnh.[3]
  3. 3
    Cho thú cưng vào phòng khác. Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng, có lẽ con thằn lằn sẽ trốn kỹ. Hãy nhốt chó mèo trong một phòng khác cho đến khi bắt được thằn lằn.[4]
    • Nếu bạn nuôi mèo thì có một cách khác để bắt thằn lằn: cứ để cho mèo giải quyết. Tuy nhiên, lưu ý rằng mèo thường sẽ giết chết con mồi, thế nên bạn chỉ nên cân nhắc cách này khi muốn đối phó với thằn lằn hoang dã.
  4. 4
    Tắt hết đèn trong phòng. Con thằn lằn có thể bò ra khỏi chỗ nấp nếu nó thấy bên ngoài đã tối. Hãy kéo mành cửa xuống để che ánh sáng mặt trời bên ngoài. Bạn có thể dùng đèn pin để theo dõi. Thường thì nó sẽ bò ra trong vòng nửa tiếng.[5]
  5. 5
    Chờ con thằn lằn xuất hiện. Con thằn lằn sẽ chỉ bò ra khi cảm thấy an toàn. Nếu không tìm được nó, bạn hãy chuẩn bị vật dụng để bắt thằn lằn. Để sẵn đó cho đến khi con vật bò ra.
    • Nếu bạn không tìm thấy con thằn lằn hoang dã đi lạc vào nhà, có lẽ việc xua đuổi thằn thằn bằng vỏ trứng, băng phiến và những vật gia dụng khác sẽ dễ hơn là tìm cách bắt nó.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Bắt thằn lằn

  1. 1
    Tìm một vật đựng để bắt thằn lằn. Hầu hết thằn lằn nhà chỉ dài khoảng 5 – 8 cm. Hộp đựng thực phẩm cũ như hộp bơ hoặc sữa chua cỡ lớn thường là phù hợp.[6]
  2. 2
    Chậm rãi tiếp cận con thằn lằn. Nếu bạn làm con vật giật mình, nó sẽ chạy về nơi ẩn nấp. Thay vào đó, bạn hãy tiến lại thật chậm. Nếu thấy con thằn lằn bắt đầu cử động, bạn hãy dừng lại và đứng yên một giây cho đến khi nó bình tĩnh lại.
  3. 3
    Lừa con thằn lằn vào hộp. Nếu con thằn lằn bám trên tường, hãy dùng cuốn tạp chí hoặc mảnh giấy để dụ nó bò về phía chiếc hộp. Nếu con vật ở trên sàn, bạn có thể dùng chổi hoặc thước để lùa nó vào hộp. Thường thì con thằn lằn sẽ chạy vào hộp vì nó nghĩ đó là nơi an toàn.[7]
    • Cố gắng đừng để đồ vật chạm vào con thằn lằn. Bạn chỉ nên di chuyển vật cầm trong tay về phía con thằn lằn để xua nó chạy vào hộp, tránh chạm vào nó.
    • Không dùng tay bắt hoặc đuổi theo thằn lằn. Hành động này có thể khiến thằn lằn rụng đuôi, thậm chí nó có thể cắn bạn.
  4. 4
    Xịt nước lạnh vào con thằn lằn nếu nó tiếp tục chạy trốn. Nếu con vật không chịu bò vào hộp, bạn hãy thử xịt nước lạnh vào nó. Cách này có thể khiến con thằn lằn chạy chậm lại, thậm chí tê liệt trong 1-2 phút. Vậy là bạn có thể úp cái hộp lên nó.[8]
  5. 5
    Luồn một mảnh bìa các-tông hoặc giấy bên dưới chiếc hộp. Khi con thằn lằn đã vào hộp, bạn có thể nhốt nó trong đó. Dùng một mảnh giấy hoặc bìa các-tông che kín miệng hộp. Nhốt con thằn lằn ở đó cho đến khi bạn có thể thả nó về thiên nhiên hoặc cho về chuồng.[9]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Thả thằn lằn hoang dã

  1. 1
    Đem con thằn lằn ra ngoài. Bạn nên thả thằn lằn ra ngoài để nó trở về nơi hoang dã. Đừng thả ngay bên cạnh nhà hoặc ngay ngoài cửa, vì nó có thể lại chạy thẳng vào nhà. Hãy đem nó đi xa cách nhà vài mét.[10]
  2. 2
    Giở mảnh bìa đậy trên miệng hộp. Cầm chiếc hộp thấp gần mặt đất và lấy mảnh bìa ra. Con thằn lằn sẽ lao vọt ra ngoài. Nếu không, bạn hãy lùi ra xa và để chiếc hộp ở đó vài phút. Con thằn lằn có thể chỉ chịu ra khi bạn đã đi khỏi.[11]
    • Bạn cũng có thể nghiêng nhẹ chiếc hộp cho con thằn lằn bò ra, miễn là để hộp gần mặt đất.
  3. 3
    Đừng giữ lại con thằn thằn hoang dã làm thú cưng. Hầu hết thằn lằn hoang dã đều không sống tốt khi bị nuôi nhốt trong chuồng hoặc bể sinh thái. Những sinh vật hoang dã này phải được thả về thiên nhiên một cách nhân đạo.[12]
  4. 4
    Gọi cho công ty kiểm soát dịch hại nếu bạn tin rằng nhà bạn bị thằn lằn xâm nhiễm. Họ có thể kiểm tra cả căn nhà để tìm các lối vào của thằn lằn và giúp loại bỏ số lượng lớn thằn lằn trong nhà. Hãy gọi cho công ty kiểm soát dịch hại xem họ có dịch vụ này không.[13]
    • Đây là một lựa chọn tốt nếu có một con thằn lằn khổng lồ đi lạc vào nhà bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thằn lằn nói chung khá hiền. Nếu bạn để cho nó tá túc trong nhà, nó sẽ giúp bạn tiêu diệt các loài côn trùng gây hại.
  • Bạn có thể mua bẫy keo để bắt thằn lằn, nhưng cách này sẽ giết chết con vật một cách chậm rãi. Như thế là không nhân đạo.
  • Thằn lằn thường vào nhà bạn qua các khe nứt nhỏ gần lối vào nhà, cửa sổ và máng xối. Bạn cần bịt kín những khu vực này để ngăn thằn lằn vào nhà.[14]

Cảnh báo

  • Ngay cả thằn lằn nuôi làm thú cưng cũng có thể cắn nếu chúng bị dồn vào góc hoặc hoảng sợ. Mặc dù hầu hết thằn lằn đều không có nọc độc, nhưng vết cắn vẫn có thể gây đau. Đừng chạm vào hoặc bắt thằn lằn bằng tay không.
  • Đừng túm đuôi thằn lằn, kẻo nó sẽ rụng đuôi.

Bài viết wikiHow có liên quan

Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Bắt dếBắt dế
Nuôi dếNuôi dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Scott McCombe
Cùng viết bởi:
Chuyên gia kiểm soát dịch hại
Bài viết này đã được cùng viết bởi Scott McCombe. Scott McCombe là CEO của Summit Environmental Solutions (SES), một công ty gia đình chuyên về giải pháp kiểm soát dịch hại, kiểm soát động vật và cách âm cho nhà ở tại Bắc Virginia. Được thành lập năm 1991, SES được Hội đồng Cải tiến Thương nghiệp xếp hạng A+ và được HomeAdvisor trao các giải thưởng "Best of the Best 2017", “Top Rated Professional” và “Elite Service Award”. Bài viết này đã được xem 4.130 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 4.130 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo