Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn đang khó chịu vì tiếng dế gáy suốt đêm dưới tầng hầm nhà mình? Hay bạn muốn bắt vài con dế làm thức ăn cho chú rắn cưng hoặc dùng làm mồi câu cá? Lý do để bắt dế cũng nhiều như cách bắt chúng. Nếu muốn bắt hàng chục con dế một lúc mà không tốn nhiều thời gian, bạn hãy đọc tiếp.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 5:

Bắt dế bằng giấy báo

  1. 1
    Trộn đường hạt và vụn bánh mì với tỷ lệ bằng nhau. Đây chính là thức ăn cho dế! Một cốc đường và một cốc vụn bánh mì là dư dả để bắt được vài chục con dế.[1]
    • Không dùng vụn bánh mì cay hoặc ướp gia vị. Tốt nhất là bạn nên dùng vụn bánh nhạt để bắt dế, vụn bánh tẩm ướp gia vị có thể khiến lũ dế không dám đến gần.
    • Bạn có thể trộn một mẻ lớn hỗn hợp đường với vụn bánh mì và bảo quản phần còn thừa trong lọ để dùng sau. Như vậy, cứ cách vài ngày là bạn có thể bắt thêm dế.
  2. 2
    Rắc hỗn hợp này lên mặt đất, nơi bạn nhìn thấy lũ dế tụ tập.[2] Phương pháp này thường có hiệu quả nhất khi dùng ngoài trời, vì nếu bạn dùng trong nhà thì các loài dịch hại khác, chẳng hạn như chuột hay gián, có thể bị thu hút đến. Nên rắc hỗn hợp này vào buổi chiều tối, trước khi lũ dế sống về đêm ra ngoài vui chơi.[3]
  3. 3
    Phủ một lớp giấy báo lên hỗn hợp. Phủ giấy báo lên khu vực đã rắc đường và vụn bánh mì. Chỉ phủ một lớp giấy, vì bạn cần phải để cho lũ dế có thể chui được xuống bên dưới.
  4. 4
    Chọn một chiếc lọ to có nắp để bắt dế. Tìm một chiếc lọ thủy tinh to hoặc hộp nhựa có nắp đậy kín. Chọc lỗ trên nắp hộp nếu bạn muốn giữ cho lũ dế vẫn sống sau khi bắt.[4]
    • Có loại hộp chuyên dụng để đựng dế sống. Bạn có thể đến cửa hàng bán mồi để chọn, tìm mua trên mạng hoặc đặt hàng.
    • Bạn có thể rắc một ít đường và vụn bánh mì vào lọ để cho dế ăn.
  5. 5
    Sáng sớm hôm sau, trước khi sương tan, bạn hãy quay trở lại nơi đã rắc mồi. Đây là thời điểm thích hợp để bắt dế. Lúc này chúng đã ăn no nê và đang nằm im chờ bạn dưới lớp giấy báo. Nếu bạn chờ cho đến khi sương tan hết dưới ánh nắng mặt trời, lũ dế sẽ có thời gian để tẩu thoát.
  6. 6
    Nhấc giấy báo ra và quét lũ dế vào hộp. Bạn có thể dùng xẻng xúc gạo hoặc bàn chải nhỏ để gạt dế vào hộp. Đậy kín nắp khi đã bắt được lũ dế.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 5:

Bắt dế bằng chai nước ngọt

  1. 1
    Cắt rời phần đầu của chai nước ngọt 2 lít. Dùng dao sắc cắt vòng xung quanh chai. Đảm bảo dùng tay kia giữ chặt chai để lưỡi dao khỏi bị trượt.
  2. 2
    Lật ngược phần đầu chai đã cắt ra và lồng vào trong chai. Tháo nắp chai và đặt phần miệng chai hướng xuống dưới đáy chai.[5] Dùng băng dính để dán dính hai mép chai.
  3. 3
    Rắc đường vào đáy chai thông qua miệng chai. Rắc cho đến khi có một lớp đường mỏng dưới đáy chai.[6]
  4. 4
    Đặt chai nằm xuống ở khu vực bạn từng nhìn thấy dế. Bạn có thể dùng cách này ở trong nhà hoặc ngoài trời. Lũ dế sẽ bò vào qua miệng chai để ăn đường, và phần lớn trong số chúng không tìm được lối ra.
  5. 5
    Quay trở lại vào sáng hôm sau để thu gom dế. Chuyển lũ dế vào hộp đựng kín và cất đi để dùng sau.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 5:

Bắt dế bằng băng dính vải

  1. 1
    Đặt các dải băng dính vải ở nơi bạn thường nhìn thấy dế tụ tập, mặt dính ngửa lên. Những nơi thường có dế là trên mặt sàn dọc theo ván lát chân tường hoặc các bệ cửa sổ trong các phòng mà bạn nghi ngờ có dế ẩn náu. Phương pháp này hiệu quả nhất khi dùng trong nhà, vì băng dính để ngoài trời sẽ bị dính đất cát, lá cây và các sinh vật khác.
  2. 2
    Trở lại nơi đặt băng dính vào ngày hôm sau. Lũ dế sẽ bị dính vào băng dính khi chúng cố bò qua, và bạn sẽ dễ dàng bắt được chúng.[7] Bạn cũng có thể bắt dế bằng loại bẫy keo hoặc bẫy hộp chuyên bắt gián, nhưng phải mất tiền mua.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 5:

Bắt dế bằng ống bìa các-tông

  1. 1
    Cho một lượng nhỏ thức ăn trong ống bìa các-tông. Bạn có thể dùng lõi của cuộn khăn giấy hoặc cuộn giấy vệ sinh. Ống càng dài thì càng bắt được nhiều dế.
  2. 2
    Đặt ống ở những khu vực bạn nghi ngờ có dế trú ngụ. Cách này có tác dụng tốt khi đặt dọc theo ván lát chân tường và bệ cửa sổ.
  3. 3
    Quay lại nơi đặt bẫy vào sáng hôm sau để thu gom dế. Chuyển lũ dế vào hộp đựng có chọc lỗ trên nắp để cất giữ.
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 5:

Bắt dế bằng ổ bánh mì

  1. 1
    Cắt dọc ổ bánh mì làm đôi. Bánh mì cắt lát sẵn sẽ không có tác dụng trong trường hợp này; bạn phải có ổ bánh nguyên.
  2. 2
    Khoét rỗng hai nửa ổ bánh. Dùng thìa khoét rỗng cả hai nửa ổ bánh. Bỏ phần ruột bánh vừa lấy ra vào bát.
  3. 3
    Trộn phần ruột bánh mì vừa lấy ra vời đường hạt. Dùng lượng đường bằng với lượng bánh.
  4. 4
    Cho hỗn hợp đường – bánh vào một trong hai nửa ổ bánh vừa được khoét rỗng. Cố gắng nhét càng đầy càng tốt.
  5. 5
    Úp hai nửa ổ bánh vào nhau và dùng dây thun hoặc tăm gắn lại. Bạn cũng có thể dùng băng dính hoặc màng bọc thực phẩm dán vòng xung quanh ở đoạn giữa ổ bánh.
  6. 6
    Cắt rời hai đầu ổ bánh. Như vậy phần rỗng trong ổ bánh sẽ lộ ra để dế có thể chui vào.
  7. 7
    Đặt ổ bánh mì ở trong “địa bàn” của lũ dế. Sáng dậy, bạn sẽ có một ổ bánh đầy dế bên trong.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Dế thường làm tổ bên trong các đống gỗ, móng nhà, các đống phân trộn, trong tường và ở hầu hết mọi nơi có nước.
  • Dế sẽ ngủ đông hoặc sẽ chết trong thời tiết giá lạnh.
  • Để dụ dế ra ngoài, bạn có thể xịt một lớp sương mỏng lên móng nhà bằng đá hoặc bê tông. Lũ dế sẽ bị nước thu hút và bò ra ngoài để uống. Phương pháp bắt dế này sẽ có hiệu quả trong vườn đá.
  • Bạn có thể cho dế ăn hoa quả tươi.[8] Nếu lát hoa quả bị khô thì bạn nhúng nó vào nước hoặc thay bằng miếng mới còn tươi.
  • Nếu bạn muốn giữ dế làm thức ăn hay làm thú cưng thì có thể nuôi trong hộp có dung tích 30-40 lít.

Những thứ bạn cần

  • Đường hạt
  • Vụn bánh mì
  • Giấy báo
  • Chai nước ngọt rỗng 2 lít
  • Băng dính
  • Ống bìa các-tông
  • Một ổ bánh mì còn nguyên
  • Dây thun hoặc tăm

Bài viết wikiHow có liên quan

Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Nuôi dếNuôi dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận diện phân của chuột nhắt và chuột cốngNhận diện phân của chuột nhắt và chuột cống
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 23.873 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 23.873 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo