Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bắt đầu một cuộc tranh luận đúng cách sẽ làm cho người nghe thêm hứng thú và giúp bạn giành chiến thắng với lý lẽ của mình. Trước khi tranh luận, bạn nên dành thời gian chuẩn bị cách để mở đầu hiệu quả nhằm chiếm được ưu thế.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thu hút sự chú ý của người nghe

  1. 1
    Kể một câu chuyện thú vị. Đó có thể là một câu chuyện về hành trình dẫn bạn đến với đề tài này, dẫn chứng về một người nào đó mà người nghe có thể rút ra bài học, một truyện ngắn thông minh, truyền thuyết, sự kiện lịch sử, hoặc giai thoại có liên quan đến những ý chính của cuộc tranh luận.[1]
    • Bạn nên kể một câu chuyện để đưa ra ý chính của chủ đề tranh luận. Chẳng hạn như, đó có thể là mẩu chuyện về những thách thức mà bạn đã đối mặt có liên quan đến chủ đề, cách mà bạn đã vượt qua thử thách, và những bài học được đút kết.
    • Ví dụ: "Là một người đã từng nghiện, tôi cho rằng cần sa y tế là một liều thuốc cứu rỗi. Tôi và gia đình đã phải đi khắp đất nước để giúp tôi điều trị, và điều đó thật xứng đáng. Cơn nghiện của tôi đã giảm từ 5 lần lên cơn trong một ngày xuống chỉ còn 1 lần trong tuần".
  2. 2
    Đặt một câu hỏi tu từ. Khi những câu hỏi tu từ thông minh được đưa ra một cách hiệu quả, chúng có thể thuyết phục người nghe đồng tình với bạn. Bạn cần người nghe tự suy nghĩ câu trả lời, trong khi vẫn chú ý đến chủ đề tranh luận. Hãy đặt một câu hỏi thuyết phục người nghe rằng bạn có cùng hoàn cảnh và niềm tin như họ.[2]
    • Ví dụ, bạn có thể hỏi như thế này: “Các bạn có muốn nhìn thấy một người mà mình yêu thương phải chịu đau khổ chẳng vì lý do gì không?”
  3. 3
    Nói ra con số thống kê gây sốc. Sự thống kê của bạn cần có liên quan trực tiếp đến mục tiêu chính của cuộc tranh luận. Tác động của con số thống kê có thể thuyết phục người nghe đồng ý với đường lối giải quyết vấn đề hiện tại của bạn.[3]
    • Ví dụ, bạn có thể nói như thế này: “Một tỷ tấn nhựa đang trôi nổi ở đại dương ngay lúc này. Lượng nhựa đó bằng với diện tích của đảo Haiwaii”. Tiếp tục thảo luận về vấn đề và giải thích cho người nghe lý do vì sao giải pháp của bạn là cách tốt nhất.
  4. 4
    Sử dụng câu trích dẫn có sức hút. Sử dụng những câu trích dẫn trong bài phát hiểu giúp củng cố và tăng cường tính đáng tin cậy cho những ý kiến của bạn. Những câu trích dẫn cũng thể hiện sự hiểu biết của bạn về chủ đề. Bạn nên trích dẫn câu nói có liên quan đến đề tài và có sức hút với người nghe. Bên cạnh đó, hãy dùng những câu trích dẫn của nhân vật nổi tiếng hoặc người mà khán thính giả biết.[4]
    • Chẳng hạn như, bạn đang diễn giải vì sao nền giáo dục đại học là không cần thiết để thành công trong cuộc sống. Bạn có thể bắt đầu bằng một câu trích dẫn nổi tiếng: “Mark Twain đã từng nói, ‘Đừng để trường học làm cản sự nghiệp học hành của bạn’”.
  5. 5
    Sử dụng một dụng cụ sân khấu hoặc công cụ hỗ trợ trực quan sáng tạo. Chẳng hạn như một bức tranh, video, hoặc một vật thể bao hàm ý chính của cuộc tranh luận. Một công cụ hỗ trợ trực quan sáng tạo giúp tăng khả năng thấu hiểu vấn đề, tăng cường tính thẩm mỹ, và khuyến khích người nghe tưởng tượng. Nó cũng sẽ giúp mọi người ghi nhớ thông điệp lâu hơn.[5]
    • Chẳng hạn như, nếu đang tranh luận rằng sự biến đổi khí hậu là một sự thật, hãy cho mọi người xem một bức tranh sông băng trước và sau khi bị ảnh hưởng bởi lượng carbon dioxide trong không khí.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Bắt đầu cuộc tranh luận

  1. 1
    Hình thành các định nghĩa. Những thuật ngữ chính trong cuộc tranh luận cần được giải thích và định nghĩa bởi người phát biểu đầu tiên. Bên cạnh đó, hãy định nghĩa những thuật ngữ quan trọng mà có lẽ người nghe không hiểu rõ.[6]
    • Xác định những thuật ngữ chính trong bài tranh luận và tra cứu ý nghĩa của chúng bằng nhiều từ điển khác nhau. Hãy chọn định nghĩa phù hợp nhất cho mỗi từ. Bạn nên chọn định nghĩa mang tính trung lập và phổ biến.
    • Định nghĩa có thể có nghĩa đen và tùy vào ngữ cảnh. Những định nghĩa tùy vào ngữ cảnh sẽ cần có ví dụ để hiểu ý nghĩa khi áp dụng vào thực tế. Chẳng hạn như, định nghĩa theo ngữ cảnh về “tiền bạc” sẽ là tiền được dùng để mua nhiều thứ, như là đồ ăn và xăng dầu.[7]
  2. 2
    Tóm tắt quan điểm của bạn. Sau khi định nghĩa những thuật ngữ chính, hãy cho người nghe biết đề tài và lý do mà bạn và nhóm của mình sẽ tranh luận. Hãy củng cố những lý lẽ bằng cách tóm tắt lại quan điểm của bạn theo nhiều cách.[8]
    • Ví dụ: “Tôi và nhóm của mình sẽ cho các bạn thấy sự cần thiết, tính thực tế, và lợi ích của cần sa y tế. Chúng tôi sẽ cùng nhau chứng minh rằng hàng ngàn bệnh nhân bị nghiện, bao gồm cả trẻ em, được điều trị giảm bệnh nhờ vào cần sa y tế. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cần sa y tế làm giảm các cơn nghiện khoảng 80%. Hơn nữa, tác dụng phụ của cần sa y tế không nghiêm trọng như tác dụng phụ của những loại thuốc dùng để điều trị cơn nghiện, nhất là cho trẻ em. Chúng tôi sẽ chứng minh rằng cần sa y tế là một giải pháp thực tế, an toàn, và có hiệu quả kinh tế với bệnh nhân và gia đình của họ”.
  3. 3
    Xác định đường lối. Nhóm của bạn cần có một kế hoạch về cách để chỉ ra vấn đề đang tranh luận. Các nhóm tham gia tranh luận làm việc này bằng cách xác định một đường lối mà họ muốn thông qua. Người phát biểu đầu tiên nên liệt ra phần cốt lõi của đường lối, chứ không đi sâu vào chi tiết.[9]
    • Để chứng minh rằng đường lối của nhóm sẽ có hiệu quả, hãy sử dụng những phương pháp mà đã được thông qua để làm cơ sở cho phương pháp của bạn. Ví dụ, bạn có thể nhấn mạnh rằng lệnh cấm sử dụng điện thoại di động khi lái xe cũng giống như lệnh cấm uống rượu bia khi lái xe.
    • Cố gắng tập trung vào 3 lý do quan trọng vì sao phương pháp đó là cần thiết hoặc cần phải thay đổi.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Trình bày lý lẽ tranh luận

  1. 1
    Chào khán thính giả. Hãy luôn nhớ chào khán thính giả của mình. Điều này thể hiện rằng bạn tự tin và nghiêm túc về chủ đề mà mình đang tranh luận. Nó cũng chứng tỏ rằng bạn tôn trọng ý kiến của người nghe.
    • Bạn có thể chào họ như thế này: “Chào buổi sáng các giáo sư và các bạn. Chủ đề của cuộc tranh luận ngày hôm nay là vấn đề đỗ xe của sinh viên”, hoặc “Chào buổi sáng thầy cô và các bạn. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian tham gia cuộc tranh luận này. Chủ đề của ngày hôm nay là vấn đề đỗ xe của sinh viên”.
  2. 2
    Trình bày quan điểm mà bạn ủng hộ. Sau khi chào mọi người, hãy nói ngắn gọn lý lẽ tranh luận của nhóm bạn. Người nghe có thể bị phân tâm hoặc mất hứng thú nếu câu phát biểu của bạn quá dài dòng. Bên cạnh đó, hãy giải thích cho mọi người về vai trò của những người sẽ phát biểu.
    • Trình bày quan điểm của bạn như thế này: “Chúng tôi tin rằng những sinh viên chính quy không cần phải mua thẻ để đỗ xe trong sân trường”, hoặc “Chúng tôi tin rằng những sinh viên chính quy cần phải mua thẻ để đỗ xe trong sân trường”.
    • Giải thích vai trò của những người phát biểu như thế này: “Là người phát biểu đầu tiên, tôi sẽ giải thích ý nghĩa những thuật ngữ quan trọng và trình bày bố cục chính của cuộc tranh luận. Người phát biểu thứ hai sẽ giải thích những lý do ủng hộ cho lý lẽ của chúng tôi, và người phát biểu thứ ba sẽ tóm tắt ý tranh luận”.
  3. 3
    Giao tiếp bằng mắt với các khán thính giả. Hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt với từng người nghe. Bằng cách nhìn vào mắt họ, bạn có thể phán đoán phản ứng của họ qua biểu cảm trên gương mặt. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thể kết nối với mọi người tốt hơn, từ đó lý lẽ của bạn có tính thuyết phục hơn.[11]
    • Hãy nhớ duy trì giao tiếp bằng mắt với người nghe sau khi nói xong một câu.
    • Duy trì giao tiếp bằng mắt với một người trong vòng 3-5 giây, sau đó nhìn sang người khác.
  4. 4
    Nói chậm rãi và rõ ràng. Trình bày một cách chậm rãi bằng cách hít thở khi bạn nói. Sau khi nói xong một câu, hãy hít thở sâu, và sau đó nói câu tiếp theo.[12]
    • Bên cạnh đó, hãy nhớ ngắt giọng. Những khoảng ngắt giọng sẽ giúp bạn kiểm soát việc hít thở và sắp xếp ý tiếp theo để nói. Cách này cũng giúp người nghe xử lý những thông tin mà bạn vừa trình bày.
    Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 12.544 lần.
Chuyên mục: Hùng biện
Trang này đã được đọc 12.544 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo