X
Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrew Quinn. Andrew Quinn là thợ máy chính ở Missouri. Ông được chứng nhận ASE và đã sửa chữa ô tô từ năm 2010.
Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 2.265 lần.
Đèn pha là một tính năng an toàn có tính sống còn trong bất kỳ chiếc xe cơ giới nào. Học cách bật đèn pha là điều rất quan trọng nhưng lại khá đơn giản.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 2:
Vận hành đèn pha
-
1Xác định vị trí bảng điều khiển đèn pha. Bảng điều khiển đèn pha không được đặt ở cùng một vị trí trong mỗi chiếc xe, nhưng có một vài vị trí thường được sử dụng. Hãy tìm bảng điều khiển hoặc cần điều khiển gần vô lăng.[1]
- Một số nhà sản xuất đặt bảng điều khiển đèn pha riêng ngay dưới bảng điều khiển chung, bên trái của người lái. Những bảng điều khiển này đặc biệt phổ biến trong các xe có kích thước lớn với bảng điều khiển rộng. Hãy tìm bảng điều khiển nhỏ với mặt số trên đó. Các ký hiệu đèn pha tiêu chuẩn phải được đặt ở các khoảng khác nhau xung quanh mặt số.
- Những nhà sản xuất khác lại đặt điều khiển đèn pha trên một cần điều khiển gắn vào đế của vô lăng. Cần điều khiển có thể được đặt ở bên trái hoặc bên phải của vô lăng, và mặt số điều khiển đèn pha sẽ được đặt ở phía cuối của cần. Mặt số điều khiển đèn pha sẽ được đánh dấu bằng các ký hiệu đèn pha tiêu chuẩn.
-
2Nhìn vào vị trí “tắt”. Theo mặc định, bảng điều khiển đèn pha sẽ được chuyển sang vị trí “tắt”. Lưu ý biểu tượng nào đánh dấu vị trí đó và chỗ của nó trên mặt số để bạn có thể tắt đèn pha khi không dùng đến.
- Vị trí “tắt” thường được đặt ở góc xa phía bên trái hoặc phía dưới của mặt số. Nó thường được đánh dấu bằng một vòng tròn hở hoặc vòng tròn rỗng.
- Hiện nay, nhiều phương tiện được trang bị “đèn chạy”, tự động bật sáng khi xe của bạn đang chạy và đèn pha của bạn tắt. Nếu đèn pha của bạn có vẻ như đang tắt mà bạn vẫn thấy đèn chiếu sáng từ phía trước xe, những đèn đó có thể là đèn chạy.[2]
- Luôn đảm bảo rằng đèn pha tắt khi bạn tắt máy. Để đèn pha bật trong khi xe tắt có thể làm cạn kiệt pin của ô tô và xe sẽ không khởi động lại nếu hết pin. Nếu bạn quên và làm cạn kiệt pin, bạn sẽ cần phải mồi khởi động xe của mình để nó hoạt động trở lại.
-
3Xoay vào đúng biểu tượng. Nắm lấy nút xoay điều khiển giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn và xoay cho đến khi đạt đến cài đặt thích hợp. Các cài đặt khác nhau được biểu thị bằng các ký hiệu riêng biệt và bạn sẽ thấy mặt số kêu “tách” vào vị trí khi nó đi qua từng cài đặt.[3]
- Đèn đỗ xe là cài đặt đầu tiên trên hầu hết các xe. Các đèn này có màu cam ở phía trước xe và đỏ ở phía sau xe.
- "Đèn chiếu gần" hay "đèn chiếu mờ" thường là cài đặt tiếp theo. Những đèn pha này cung cấp ánh sáng về phía trước và hai bên trong khi giảm thiểu ánh sáng chói, vì vậy chúng nên được sử dụng trên những con đường đông đúc khi các phương tiện khác ở phía trước cách bạn ít hơn 60 mét.[4]
- "Đèn sương mù" cũng có thể được đặt trên mặt số này, nhưng một số nhà sản xuất ô tô đặt bộ điều khiển đèn sương mù trên một nút riêng nằm ngay bên cạnh điều khiển đèn pha tiêu chuẩn. Đèn sương mù sử dụng ánh sáng phổ rộng, hướng xuống dưới để chiếu sáng đường. Bạn nên dùng loại đèn này trong điều kiện tầm nhìn kém, như sương mù, mưa, tuyết và bụi.[5]
- Bạn sẽ không thấy "đèn chiếu chính" hoặc "đèn chiếu xa" trên nút điều khiển đèn chiếu gần. Cài đặt này thường nằm trên cần ở trụ lái, đôi khi là cần điều khiển tín hiệu rẽ của bạn và luôn tách biệt với nút điều khiển đèn chiếu gần. Đèn chiếu xa có thể được bật bằng cách đẩy hoặc kéo cần gạt tín hiệu rẽ về phía trước hoặc sau. Những đèn này mạnh hơn và tạo ra nhiều ánh sáng chói trên đường hơn, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng chúng khi những chiếc xe khác không có mặt hoặc ở gần đó.
-
4Kiểm tra kết quả. Khi nghi ngờ, hãy kiểm tra cách đèn pha ô tô của bạn phản ứng khi bạn xoay nút điều khiển sang từng vị trí.
- Nếu ai đó có thể giúp bạn, hãy yêu cầu người đó đứng bên ngoài và phía trước xe của bạn trong khi đỗ. Kéo cửa sổ xe xuống để bạn có thể giao tiếp với người trợ giúp của mình, sau đó xoay nút điều khiển đèn pha đến từng vị trí. Tạm dừng tại mỗi vị trí và yêu cầu người trợ giúp của bạn xác định chế độ cài đặt.
- Nếu bạn không có ai giúp, hãy đỗ xe trước nhà để xe, tường hoặc cấu trúc tương tự. Xoay nút điều khiển đèn pha đến từng vị trí, dừng đủ lâu sau mỗi cài đặt để xem cách ánh sáng chiếu trên bề mặt. Bạn sẽ có thể xác định chế độ cài đặt dựa trên mức độ sáng của đèn.
-
5Biết khi nào nên sử dụng đèn pha. Bạn nên sử dụng đèn pha bất cứ khi nào tầm nhìn thấp. Nếu không thể nhìn thấy phía trước từ 150 đến 305 mét, bạn phải bật đèn pha lên.[6]
- Luôn luôn sử dụng đèn pha vào ban đêm. Sử dụng đèn chiếu thấp khi các phương tiện khác ở gần và đèn chiếu xa trong các điều kiện khác.
- Hãy sử dụng đèn pha cả vào lúc bình minh và hoàng hôn. Mặc dù trời còn sáng, bóng tối sâu từ các tòa nhà và các cấu trúc khác có thể gây khó khăn cho việc nhìn thấy các phương tiện khác. Ít nhất là bạn sử dụng đèn chiếu gần vào những giờ này trong ngày.
- Sử dụng đèn sương mù trong thời tiết xấu như mưa, tuyết, sương mù hoặc bão bụi. Không sử dụng đèn chiếu xa vì sự phản xạ và ánh sáng chói mà chúng tạo ra trong những điều kiện này thực sự có thể khiến các lái xe khác khó nhìn rõ hơn.
Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:
Ký hiệu đèn pha
-
1Tìm biểu tượng đèn pha cơ bản. Hầu hết các nút điều khiển đèn pha sẽ được đánh dấu bằng ký hiệu đèn pha tiêu chuẩn. Tìm biểu tượng này ở cạnh bên của mặt số điều khiển.
- Biểu tượng đèn pha tiêu chuẩn trông giống như mặt trời hoặc một bóng đèn lộn ngược.
- Trên nhiều mặt số điều khiển đèn pha, cũng sẽ có một vòng tròn kèm theo bên cạnh biểu tượng chỉ báo này. Vòng tròn đánh dấu mặt bên của mặt số kiểm soát cài đặt đèn pha. Căn chỉnh vòng tròn kèm theo này với cài đặt đèn pha bạn muốn chọn.
-
2Xác định biểu tượng chỉ báo cho từng cài đặt. Mỗi kiểu cài đặt đèn pha phải được gắn nhãn bằng một ký hiệu riêng và các ký hiệu này hầu như luôn giống nhau giữa các xe.[7]
- Nếu xe của bạn được trang bị đèn đỗ xe, những đèn này phải được biểu thị bằng ký hiệu trông giống chữ "p" với một vài đường thẳng kéo dài đằng sau vòng tròn ở phía trước.
- Biểu tượng "đèn chiếu gần" trông giống như một hình tam giác có các góc tròn hoặc chữ in hoa "D". Các vạch thẳng xiên xuống tỏa ra từ mặt phẳng của hình.
- Biểu tượng "đèn sương mù" có hình dạng tương tự với các vạch thẳng xiên xuống như biểu tượng "đèn chiếu gần". Tuy nhiên, biểu tượng này có một đường lượn sóng đi thẳng qua trung tâm của các vạch xiên.
- Biểu tượng "đèn chiếu xa" trông cũng giống như một hình tam giác có góc tròn hoặc chữ "D", nhưng các đường thẳng tỏa ra từ mặt phẳng hoàn toàn nằm ngang.[8]
-
3Theo dõi các biểu tượng cảnh báo trên bảng điều khiển. Ô tô có bảng điều khiển điện tử/kỹ thuật số có thể hiển thị đèn cảnh báo khi một số đèn hoạt động không chính xác. Khi một trong những đèn cảnh báo này nhấp nháy, bạn nên mang chúng đi sửa hoặc thay bằng đèn pha tương ứng.
- Khi đèn pha gặp trục trặc, xe của bạn có thể hiển thị biểu tượng đèn báo tiêu chuẩn với dấu chấm than (!) hoặc chữ "x" ở trên.
- Ngoài ra, xe có thể hiển thị chỉ báo đèn chiếu gần với dấu chấm than ở trên.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://www.2carpros.com/articles/how-a-headlight-switch-works
- ↑ https://crashstats.nhtsa.dot.gov/Api/Public/ViewPublication/811029
- ↑ https://driversed.com/driving-information/the-vehicle/lights.aspx
- ↑ http://www.mto.gov.on.ca/english/dandv/driver/handbook/section2.1.9.shtml
- ↑ https://www.autoexpress.co.uk/car-news/102459/fog-lights-and-when-to-use-them
- ↑ https://www.rsa.ie/Documents/Road%20Safety/Leaflets/Leaf_booklets/Correct%20use%20of%20lights.pdf
- ↑ https://dashboardsymbols.com/the-symbols/
- ↑ https://www.federalregister.gov/articles/2006/05/15/06-4478/federal-motor-vehicle-safety-standards-controls-telltales-and-indicators
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Turn On Headlights
Português:Ligar os Faróis
Русский:включить фары
Deutsch:Die Scheinwerfer einschalten
Italiano:Accendere i Fari
Bahasa Indonesia:Menyalakan Lampu Depan Mobil
Français:allumer les feux d'une voiture
Español:encender los faros
Nederlands:Koplampen aanzetten
日本語:車のヘッドライトを点灯する
한국어:전조등을 켜는 방법
Türkçe:Farlar Nasıl Açılır
Trang này đã được đọc 2.265 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo