Bài viết này đã được cùng viết bởi Karina Klimtchuk, L.Ac., DACM, Dipl. OM. Karina Klimtchuk là chuyên gia châm cứu, người có chuyên môn về y học phương Đông, giảng viên tại trường Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Yo San và chủ sở hữu của Kai Wellness. Cô chuyên về y học tổng thể, thảo dược Trung Quốc và y học chức năng. Klimtchuk cũng giúp bệnh nhân vượt qua sang chấn tình cảm và tâm thần. Cô có bằng cử nhân về tâm lý học và xã hội học của Đại học Massachusetts, Boston, bằng thạc sĩ của Đại học Emperor tại Santa Monica, CA và bằng tiến sĩ về châm cứu và y học Trung Quốc (DACM) của Đại học Y học phương Đông Thái Bình Dương.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 9.075 lần.
Các cơn đau nửa đầu thường được mô tả như một trong những cơn đau đớn khủng khiếp nhất mà người ta từng trải qua. Chứng đau nửa đầu ngăn cản người bệnh suy nghĩ, làm việc, nghỉ ngơi và sống một cuộc sống bình thường. Bạn có thể tự bấm huyệt tại nhà hoặc nhờ chuyên gia bấm huyệt để xoa dịu các cơn đau nửa đầu.
Các bước
Bấm các huyệt trên mặt
-
1Kích thích Con Mắt Thứ Ba (huyệt Ấn Đường). Mỗi huyệt đạo được gọi bằng nhiều tên khác nhau, tên cổ truyền hoặc tên hiện đại (thường gồm các chữ cái và con số). Huyệt Ấn Đường, còn gọi là huyệt GV 24.5, có tác dụng giảm tắc nghẽn và đau đầu. Huyệt này nằm giữa hai chân mày, tại điểm sống mũi tiếp giáp với trán.[1]
- Ấn chặt nhưng nhẹ nhàng lên huyệt này trong 1 phút. Bạn có thể chỉ cần ấn hoặc day tròn, chú ý xem kiểu nào có hiệu quả hơn.
-
2Bấm huyệt Toản Trúc (Drilling Bamboo). Huyệt Toản Trúc, còn gọi là huyệt Minh Quang hoặc B2, có tác dụng xoa dịu cơn đau đầu ở trước trán. Các huyệt này nằm tại góc trong của hai mắt, ngay bên trên mí mắt và trên xương quanh mắt.[2]
- Dùng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn vào cả hai huyệt trong 1 phút.
- Bạn có thể ấn từng bên một nếu muốn. Chỉ cần bạn đảm bảo ấn mỗi bên 1 phút.
-
3Bấm huyệt Nghinh Hương (Welcome Fragrance). Huyệt Nghinh Hương, còn có tên là huyệt LI20, có công dụng giảm các cơn đau nửa đầu và đau xoang. Vị trí của huyệt này ở bên ngoài cánh mũi, gần cuối xương gò má.[3]
- Ấn sâu, mạnh và và day tròn. Thực hiện trong 1 phút.
Quảng cáo
Bấm các huyệt trên đầu
-
1Ấn huyệt Phong Trì (Feng Chi). Huyệt Phong Trì, còn gọi là huyệt GB20, là một huyệt đạo thường có tác dụng trị đau nửa đầu. Huyệt này nằm ngay bên dưới tai. Để tìm huyệt Phong Trì, bạn hãy tìm hai chỗ lõm ở hai bên cổ và đáy sọ. Bạn có thể luồn các ngón tay, nhẹ nhàng dùng hai bàn tay ôm lấy phần sau đầu và đặt hai ngón tay cái vào hai chỗ lõm ở đáy sọ.[4]
- Dùng hai ngón tay cái day huyệt với lực ấn sâu và mạnh. Ấn 4-5 giây. Nếu biết vị trí của hai chỗ lõm, bạn có thể thử day bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa, hoặc dùng các khớp đốt ngón tay để day.
- Thả lỏng và hít thở sâu trong khi day huyệt GB20.
- Bạn có thể day và ấn huyệt này đến 3 phút.
-
2Ấn các huyệt dọc theo vùng thái dương. Vùng thái dương có một chuỗi các huyệt chạy vòng quanh tai trên hộp sọ. Các huyệt này nằm cách vành tai một khoảng bằng chiều rộng một đốt ngón tay (một thốn). Đầu tiên là huyệt Khúc Tân (Hairline Curve), nằm ngay trên chóp tai. Các huyệt tiếp theo nằm cách huyệt đằng trước một thốn, vòng về phía sau và xuống dưới xung quanh tai.[5]
- Ấn vào từng huyệt ở cả hai bên đầu. Bạn có thể chỉ cần bấm hoặc day tròn trong 1 phút. Kích thích từng huyệt ngay sau khi ấn xong huyệt trước để có kết quả tối nhất.
- Vị trí của các huyệt này theo thứ tự từ trước ra sau bao gồm huyệt Khúc Tân (Hairline Curve), Suất Cốc (Valley Lead), Thiên Xung (Celestial Hub), Phù Bạch (Floating White), và Đầu Khiếu Âm (Head Portal Yin).
-
3Ấn huyệt Phong Phủ (Wind Mansion). Huyệt Phong Phủ, còn gọi là huyệt GV16, có tác dụng giảm đau nửa đầu, cứng cổ và căng thẳng thần kinh. Huyệt này nằm ở giữa gáy, dưới sọ. Tìm chỗ lõm bên dưới đáy sọ và ấn vào điểm giữa.[6]
- Ấn sâu và mạnh vào huyệt này ít nhất 1 phút.
Quảng cáo
Bấm huyệt trên các bộ phận khác của cơ thể
-
1Ấn huyệt Thiên Trụ (Heaven’s Pillar). Vị trí huyệt Thiên Trụ nằm trên gáy. Bạn có thể tìm thấy huyệt này bên dưới đáy sọ một khoảng bằng hai thốn. Trượt ngón tay xuống từ đáy sọ hoặc từ chỗ lõm. Bạn có thể tìm thấy hai huyệt này trên hai thớ cơ ở bên cạnh cột sống.[7]
- Bạn có thể ấn hoặc day tròn trong 1 phút.
-
2Day ấn huyệt Hợp Cốc (Union Valley). Vị trí huyệt Hợp Cốc, còn gọi là huyệt LI4, nằm trên hai bàn tay. Huyệt này nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Dùng tay trái ấn vào huyệt Hợp Cốc bên tay phải và dùng tay phải ấn huyệt Hợp Cốc trên tay trái.[8]
- Dùng lực ấn sâu và chắc để ấn các huyệt này ít nhất 1 phút.
-
3Bấm huyệt Thái Xung (Bigger Rushing). Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, giữa ngón cái và ngón trỏ, và giữa các xương bàn chân. Bắt đầu từ phần da giữa hai ngón chân và trượt lên khoảng 2,5 cm sao cho sờ được các xương bàn chân để tìm huyệt.[9]
- Bạn có thể ấn hoặc day tròn trong 1 phút.
- Một số người thấy dùng ngón cái bấm huyệt trên bàn chân sẽ dễ hơn. Đây là một cách tốt để kích thích các huyệt này.
Quảng cáo
Hiểu về phương pháp bấm huyệt
-
1Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, bấm huyệt là phương pháp sử dụng các huyệt trên 12 kinh mạch chính. Các kinh mạch này là các dòng năng lượng chuyên chở “khí”, một thuật ngữ trong đông y chỉ năng lượng của cuộc sống. Khái niệm cơ bản trong bấm huyệt cho rằng khí huyết tắc nghẽn dẫn đến bệnh tật. Bấm huyệt là một liệu pháp giúp khai thông kinh mạch và phục hồi sự lưu thông khí huyết.[10] [11] [12]
- Một số nghiên cứu y học đã chứng minh rằng phương pháp bấm huyệt có tác dụng chữa chứng đau nửa đầu.
-
2Sử dụng đúng lực. Khi bấm huyệt, bạn nên cố gắng dùng đúng lực ấn. Ấn các huyệt bằng lực sâu và mạnh khi kích thích các huyệt. Khi ấn, bạn có thể cảm thấy đa, nhưng không đến mức không chịu được, cảm giác phải cân bằng giữa đau và dễ chịu.[13]
- Sức khỏe tổng thể của bạn sẽ quyết định lực ấn huyệt.
- Bạn sẽ cảm thấy đau ở một số huyệt khi ấn. Bất cứ khi nào cảm thấy cực kỳ đau hoặc cơn đau tăng lên, bạn phải từ từ giảm lực ấn cho đến khi có cảm giác cân bằng giữa đau và dễ chịu.
- Bạn không nên chịu đựng đau đớn trong khi bấm huyệt. Nếu cảm thấy đau đến mức khó chịu, bạn cần ngừng ấn.[14]
-
3Sử dụng đúng các phương tiện bấm huyệt. Phương pháp này đòi hỏi lực ấn lên các huyệt, vì vậy bạn cần đảm bảo sử dụng đúng phương tiện ấn huyệt. Các chuyên gia bấm huyệt thường dùng ngón tay để xoa bóp và kích thích các huyệt đạo. Ngón giữa dài nhất và khỏe nhất nên có hiệu quả nhất khi ấn huyệt, nhưng bạn cũng có thể dùng ngón cái. Một số huyệt nhỏ và khó chạm đến hơn có thể cần phải ấn bằng móng tay.[15]
- Một số bộ phận trên cơ thể như đốt khớp ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, chân hoặc bàn chân cũng có thể được sử dụng để day bấm huyệt.
- Để bấm huyệt đúng cách, bạn nên ấn bằng vật tròn. Ở một số huyệt, đầu ngón tay là quá dày. Thử dùng đầu tẩy của bút chì để ấn các huyệt nhỏ. Bạn cũng có thể cân nhắc dùng hạt quả bơ hoặc quả bóng gôn để day ấn huyệt.
-
4Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp bấm huyệt. Bạn có thể thử ấn các huyệt này tại nhà hay đến chuyên gia bấm huyệt hoặc đến thầy thuốc y học cổ truyền. Nếu quyết định thử bấm các huyệt này, bạn luôn luôn cần cho bác sĩ biết để không ảnh hưởng đến thuốc và các cách điều trị khác.
- Nếu phương pháp bấm huyệt thực sự có tác dụng giảm đau, bạn nên cho bác sĩ biết. Nhưng nếu phương pháp này không có hiệu quả, bạn phải đến bác sĩ.
Quảng cáo
Hiểu về các cơn đau đầu
-
1Phân biệt hai loại đau đầu. Có hai loại đau đầu cơ bản: đau đầu nguyên phát không do bất cứ rối loạn nào gây ra, và đau đầu thứ phát là hậu quả một chứng rối loạn khác. Đau nửa đầu là loại đau nguyên phát. Một số dạng đau đầu nguyên phát khác bao gồm đau đầu do căng thẳng và đau đầu từng cơn hay theo chu kỳ.[16]
- Đau đầu thứ phát có thể có nguyên nhân từ bệnh đột quỵ, cao huyết áp, sốt hoặc một vấn đề trong khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint).
-
2Nhận biết triệu chứng của bệnh đau nửa đầu. Nói chung, cơn đau nửa đầu chỉ xảy ra ở một bên đầu, thông thường nhất là ở vùng trán hoặc thái dương. Cơn đau có thể từ đau vừa cho đến dữ dội, và có thể được báo hiệu trước bằng hiện tượng hào quang. Phần lớn các bệnh nhân đau nửa đầu cũng có triệu chứng buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, mùi và tiếng động. Sự di chuyển cũng thường khiến cho cơn đau đầu thêm trầm trọng.[17]
- Hào quang là sự nhiễu loạn tạm thời trong việc xử lý các thông tin của môi trường xung quanh. Hào quang có thể là hình ảnh nhìn thấy được, chẳng hạn như ánh sáng lóa, ánh sáng nhấp nháy hoặc ánh sáng ngoằn ngoèo, hoặc có thể dược báo hiệu bởi mùi hương. Một số hào quang khác có thể là tình trạng tê liệt ở hai cánh tay, rối loạn ngôn ngữ hoặc lú lẫn. Hiện tượng hào quang xảy ra ở khoảng 25% bệnh nhân bị đau nửa đầu.
- Có nhiều yếu tố gây ra các cơn đau nửa đầu và khác nhau tùy từng người. Các yếu tố kích thích tiềm tàng bao gồm rượu vang đỏ, bỏ bữa hoặc nhịn ăn, sự kích thích từ môi trường như ánh sáng lóa hoặc mùi hương mạnh, thay đổi thời tiết, thiếu ngủ, căng thẳng, các vấn đề về hoóc môn, đặc biệt là chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, một số loại thức ăn, chấn thương đầu, bao gồm chấn thương sọ não, đau cổ và rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.
-
3Nhận biết những dấu hiệu báo động đỏ về cơn đau đầu cần cấp cứu. Mọi chứng đau đầu cần phải được bác sĩ đánh giá. Trong một số trường hợp, cơn đau đầu có thể là dấu hiệu phải được cấp cứu. Những dấu hiệu này bao gồm:[18]
- Đau đầu dữ dội kèm sốt và cứng cổ. Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm màng não.
- Đau đầu kiểu “sét đánh”. Cơn đau đầu xảy ra đột ngột và rất dữ dội có thể là dấu hiệu của hiện tượng xuất huyết dưới màng não, tức là hiện tượng chảy máu dưới mô bao bọc não và tủy sống.
- Đau nhức, đôi khi đau tại thái dương theo mạch đập. Đặc biệt khi xảy ra ở người cao tuổi và sụt cân, đây là dấu hiệu của bệnh lý gọi là viêm động mạch tế bào khổng lồ.
- Mắt đỏ và nhìn thấy hào quang xung quanh ánh sáng đèn. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh glaucoma (cườm nước) mà nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
- Đau đầu đột ngột hoặc dữ dội ở các bệnh nhân ung thư hoặc có hệ miễn dịch suy giảm, chẳng hạn như bệnh nhân sau khi cấy ghép và bệnh nhân HIV-AIDS.
-
4Đến bác sĩ khám bệnh. Các cơn đau đầu có thể là triệu chứng của các bệnh lý rất nghiêm trọng. Bạn nên đi khám để xác định xem các cơn đau đầu của bạn là nguyên phát hay thứ phát. Nếu có một hoặc nhiều hơn trong số các triệu chứng sau đây, bạn phải đến bác sĩ trong vòng một hoặc hai ngày, nhưng không muộn hơn:[19]
- Các cơn đau nửa đầu xảy ra ngày càng tăng tần suất và cường độ.
- Các cơn đau đầu bắt đầu từ sau tuổi 50.
- Thay đổi thị lực
- Sụt cân
-
5Điều trị đau nửa đầu bằng y khoa. Các phương pháp điều trị đau nửa đầu có thể bao gồm việc xác định và loại bỏ các yếu tố kích thích, kiểm soát căng thẳng và điều trị. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc như triptans (Sumatriptna/Imatrex hoặc Zolmitriptan/Zomig), dihydroergotamine (Migranal), và thuốc chống buồn nôn và nôn nếu có.[20]
- Các loại thuốc triptans và dihydroergotamine không dùng cho người bị bệnh mạch vành và phải cẩn trọng khi dùng cho bệnh nhân cao tuổi hoặc người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm người béo phì, người có chỉ số cholesterol hoặc triglycerides cao hoặc người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.acupressure.com/articles/colds_and_flu.htm
- ↑ http://www.newhealthadvisor.com/Pressure-Points-for-Migraines.html
- ↑ http://www.acupressure.com/articles/colds_and_flu.htm
- ↑ http://exploreim.ucla.edu/self-care/acupressure-point-gb20/
- ↑ http://www.newhealthadvisor.com/Pressure-Points-for-Migraines.html
- ↑ http://www.acupressure.com/articles/colds_and_flu.htm
- ↑ http://www.newhealthadvisor.com/Pressure-Points-for-Migraines.html
- ↑ http://exploreim.ucla.edu/self-care/acupressure-point-li4/
- ↑ http://www.newhealthadvisor.com/Pressure-Points-for-Migraines.html
- ↑ Allais, G., Rolando, S., Castagnoli Gabellari, I., Burzio, C., Airola, G., Borgogno, P., & ... Benedetto, C. (2012). Acupressure in the control of migraine-associated nausea. Neurological Sciences: Official Journal Of The Italian Neurological Society And Of The Italian Society Of Clinical Neurophysiology, 33 Suppl 1S207-S210.
- ↑ Wang L, Zhang X, Guo J, et al. Efficacy of acupressure for acute migraine attack: a multicenter single blinded, randomised controlled trial. Pain Med 2012;13:623–30.
- ↑ Kurland, H. D. (1976). Treatment of headache pain with auto-acupressure. Diseases Of The Nervous System, 37(3), 127-129
- ↑ http://exploreim.ucla.edu/wellness/acupressure-and-common-acupressure-points/
- ↑ http://www.acupressure.com/articles/Applying_pressure_to_acupressure_points.htm
- ↑ http://www.acupressure.com/index.htm#acupressure
- ↑ http://www.merckmanuals.com/home/brain-spinal-cord-and-nerve-disorders/headaches/overview-of-headache
- ↑ http://www.merckmanuals.com/professional/neurologic-disorders/headache/migraine
- ↑ http://www.merckmanuals.com/home/brain-spinal-cord-and-nerve-disorders/headaches/overview-of-headache
- ↑ http://www.merckmanuals.com/home/brain-spinal-cord-and-nerve-disorders/headaches/overview-of-headache
- ↑ http://www.merckmanuals.com/professional/neurologic-disorders/headache/migraine