Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 5.620 lần.
Bảo vệ máy tính là việc quan trọng giúp bạn bảo mật thông tin cá nhân, doanh nghiệp và tài chính được lưu trên đó. Thật may khi việc bảo vệ máy tính rất đơn giản nếu bạn thực hiện đúng các nguyên tắc bảo mật. Sử dụng mật khẩu có độ bảo mật cao và thiết lập quy trình xác minh sẽ khiến người khác hoặc chương trình khác khó mà mạo danh bạn và truy cập thông tin của bạn. Việc sử dụng phần mềm bảo vệ cũng sẽ khiến hacker, vi-rút hoặc phần mềm độc hại khó xâm nhập máy tính. Bên cạnh các phần mềm bảo vệ, việc mã hóa và tuân thủ nguyên tắc an toàn sẽ góp phần bảo mật dữ liệu khi bạn sử dụng Internet.
Các bước
Sử dụng phần mềm bảo vệ
-
1Cài đặt phần mềm diệt vi-rút để bảo vệ máy tính. Phần mềm diệt vi-rút là một tiện ích bảo mật giúp bảo vệ máy tính khỏi vi-rút, phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại và các mối đe dọa trực tuyến khác. Bạn cần mua và cài đặt phần mềm diệt vi-rút đáng tin cậy trên máy tính.[1]
- Phần mềm diệt vi-rút phổ biến gồm có Avast, AVG, McAfee và Symantec.
- Đặt phần mềm ở chế độ quét tự động để đảm bảo máy tính của bạn không có vi-rút và phần mềm độc hại.
- Nhiều chương trình còn có thể chặn quảng cáo và tin rác từ các trang web để bảo vệ máy tính trong khi bạn sử dụng internet.
-
2Bật tường lửa để lọc thông tin từ internet. Tường lửa là chương trình theo dõi thông tin được tải từ internet xuống máy tính để chặn các chương trình độc hại. Hãy vào Control Panel (Bảng điều khiển) của máy tính và mở trình đơn “System and Security”. Nhấp vào lối tắt Windows Firewall và đảm bảo nó đã được bật.
- Tường lửa được tích hợp sẵn trên Windows có hiệu quả tương tự như tường lửa của chương trình diệt vi-rút.[2]
- Đảm bảo máy tính đã có kết nối mạng khi bạn bật tường lửa để nó được kết nối.
- Nếu bạn không tìm thấy lối tắt đó, hãy nhập “firewall” vào thanh tìm kiếm của trình đơn System and Security.
Lời khuyên: Nếu phần mềm diệt vi-rút của bạn có tường lửa, hãy dùng tường lửa đó để có sự kết hợp mượt mà với chương trình diệt vi-rút.
-
3Sử dụng chương trình xóa mã độc để dọn dẹp máy tính. Tường lửa và phần mềm diệt vi-rút được thiết kế để ngăn máy tính không bị nhiễm độc, nhưng chúng không thể xóa vi-rút hoặc phần mềm độc hại đã xâm nhập vào máy tính. Bạn cần dùng chương trình chống mã độc để dọn dẹp hệ thống sau khi máy tính bị tấn công hoặc nhiễm độc. Hãy tải chương trình và thỉnh thoảng quét máy tính để kiểm tra các chương trình độc hại.[3]
- Chương trình xóa mã độc phổ biến gồm có Spybot Search & Destroy và Malwarebytes Anti-Malware.
- Lên lịch quét máy tính thường xuyên để kiểm tra phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại và vi-rút.
Quảng cáo
Mã hóa dữ liệu
-
1Chọn “Always use https” (Luôn dùng https) trong Gmail. Để đảm bảo trang Gmail luôn sử dụng kết nối bảo mật HTTPS, bạn sẽ nhấp vào biểu tượng bánh răng ở phía trên góc phải. Kéo thanh cuộn xuống đến thẻ “General” (Chung). Tại trình đơn chung, hãy chọn luôn dùng kết nối HTTPS.[4]
- Sau khi lưu thiết lập, mỗi khi sử dụng Gmail, bạn sẽ có kết nối HTTPS.
- Gmail của bạn thường chứa nhiều thông tin quan trọng và riêng tư; vì vậy, hãy bảo mật thông tin bằng kết nối HTTPS.
-
2Thiết lập kết nối HTTPS cho Facebook. Để thiết lập kết nối HTTPS cho Facebook, bạn sẽ nhấp vào mũi tên hướng xuống ở phía trên góc phải màn hình và chọn “Account Settings” (Cài đặt tài khoản). Nhấp vào lựa chọn “Security” (Bảo mật) trong trình đơn cài đặt tài khoản để thấy thêm nhiều lựa chọn khác. Trong phần “Secure Browsing” (Duyệt an toàn), hãy đánh dấu vào ô “Browse Facebook on a secure connection (https) when possible” (Duyệt Facebook bằng kết nối bảo mật (https) khi có thể) để thay đổi thiết lập.[5]
- Vi-rút và phần mềm độc hại có thể xâm nhập máy tính thông qua tài khoản Facebook của bạn.
-
3Cài đặt tiện ích HTTPS Everywhere cho trình duyệt. Khi sử dụng trình duyệt Google Chrome, Opera hoặc Firefox, bạn có thể thêm tiện ích mở rộng có tính năng tự động yêu cầu kết nối mã hóa mỗi khi bạn vào một trang web. Nếu trang có hỗ trợ kết nối HTTPS, trình duyệt của bạn sẽ tự động sử dụng kết nối mã hóa. Hãy tải tiện ích mở rộng này và thêm vào trình duyệt của bạn.[6]
- Truy cập https://www.eff.org/https-everywhere để tải tiện ích mở rộng.
Lời khuyên: Sau khi cài đặt tiện ích mở rộng, bạn cần bật nó bằng cách nhấp vào biểu tượng hiển thị tại một góc của cửa sổ trình duyệt.
-
4Bảo vệ kết nối Wi-Fi bằng dịch vụ VPN. Nếu bạn đăng nhập vào kết nối Wi-Fi công cộng hoặc kết nối của người khác, máy tính của bạn có thể bị xâm nhập bởi hacker, vi-rút và phần mềm độc hại. Dịch vụ VPN mã hóa thông tin của bạn và bảo vệ máy tính để bạn có thể sử dụng internet một cách an toàn.[7]
- Một số dịch vụ VPN phổ biến gồm có Tunnel Bear, Cyber Ghost hoặc ProtonVPN.
- Nhiều dịch vụ VPN có thu phí hàng tháng để bạn có thể sử dụng dịch vụ mã hóa.
- Hãy thử tìm kiếm dịch vụ VPN miễn phí trên mạng.
-
5Sử dụng kết nối HTTPS trên trang web để bảo vệ máy tính. Giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn (Hypertext transfer protocol secure, gọi tắt là HTTPS) là kết nối web đã được mã hóa mà trình duyệt sử dụng khi bạn truy cập và xem một trang web. Dấu hiệu giúp bạn nhận biết trang web đang xem có sử dụng kết nối HTTPS là “https:” trong phần đầu của địa chỉ web hiển thị tại thanh địa chỉ của trình duyệt.[8]
- Nhiều trang web sử dụng kết nối HTTPS để bảo vệ máy tính của bạn khỏi vi-rút và phần mềm độc hại.
Quảng cáo
Thiết lập bảo vệ bằng mật khẩu an toàn
-
1Bật lựa chọn “Two-step Verification” (Xác minh 2 bước) cho tài khoản Windows. Mở trình duyệt và đăng nhập vào tài khoản trên trang Microsoft. Tìm thiết lập bảo mật ở đầu trang và nhấp vào đó để mở trình đơn. Khi trình đơn bảo mật được mở rộng, bạn cần tìm lựa chọn “Two-step Verification”. Hãy nhấp vào nút đó để bật tính năng.[9]
- Đăng nhập vào tài khoản tại https://account.microsoft.com/profile.
- Hệ thống xác minh hai bước cung cấp thêm một cách khác để xác minh bạn chính là người sử dụng tài khoản - điều đó có nghĩa là mức độ bảo mật của máy tính cũng tăng lên.
- Bạn không cần sử dụng Outlook hoặc ứng dụng Windows khác để thiết lập hệ thống xác minh hai bước.
Lời khuyên: Để thêm bước xác minh thứ hai, bạn cần một thiết bị hoặc email để Microsoft gửi mã dùng cho việc xác minh danh tính của bạn. Nhập số điện thoại nếu bạn muốn nhận mã qua tin nhắn hoặc nhập địa chỉ email nếu bạn muốn nhận mã qua email.
-
2Tải ứng dụng xác thực để bảo vệ các ứng dụng mà bạn đang dùng. Tải ứng dụng xác thực trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để bạn không phải nhận mã qua tin nhắn hoặc email mỗi khi bạn muốn xác minh bạn đang truy cập ứng dụng hoặc tài khoản. Thêm tất cả ứng dụng mà bạn sử dụng vào ứng dụng đó để bạn có thể dễ dàng xác minh danh tính của mình và bảo vệ ứng dụng.[10]
- Ứng dụng xác thực phổ biến gồm có Google Authenticator, Authy và LastPass.
- Thêm tài khoản mạng xã hội vào ứng dụng xác thực để tạo một lớp bảo vệ khác.
-
3Sử dụng công cụ quản lý mật khẩu để theo dõi mật khẩu của bạn. Công cụ quản lý mật khẩu không chỉ lưu và theo dõi mật khẩu, mà còn cho phép bạn tạo và sử dụng mật khẩu độc đáo có độ bảo mật cao mỗi khi bạn đăng ký tài khoản trên trang web hoặc ứng dụng mới. Khi đăng nhập, bạn có thể mở tính năng tạo mật khẩu, sao chép mật khẩu và dán vào ô đăng nhập.[11]
- Một số công cụ quản lý mật khẩu đi kèm với tiện ích mở rộng của trình duyệt sẽ tự động điền mật khẩu.
- Công cụ quản lý mật khẩu phổ biến là LastPass, 1Password và Dashlane.
- Bạn cần trả phí dịch vụ theo tháng hoặc năm để tải một số công cụ quản lý mật khẩu.
-
4Thêm số điện thoại vào tài khoản Google để kích hoạt 2-Step Verification (Xác minh 2 bước). Google sử dụng hệ thống xác minh 2 yếu tố gọi là 2-Step Verification để tăng mức độ bảo mật cho tài khoản của bạn. Hãy vào phần thiết lập bảo mật tài khoản trong trình duyệt và thêm điện thoại thông minh của bạn vào tài khoản để kích hoạt nó. Bạn sẽ nhận được mã qua tin nhắn, cuộc gọi hoặc ứng dụng xác thực.[12]
- Tải ứng dụng Google Authenticator từ cửa hàng ứng dụng sau khi bạn đã kích hoạt 2-Step Verification để tạo mã xác minh kể cả khi bạn không có kết nối mạng.
-
5Thay đổi cài đặt Facebook để thiết lập xác minh hai yếu tố. Để tăng mức độ bảo mật cho tài khoản Facebook, bạn cần mở trình đơn “Security and Login” (Bảo mật và đăng nhập) bên dưới phần thiết lập tài khoản. Nhấp vào “Edit” (Chỉnh sửa) ở bên phải lựa chọn “Two-Factor Authentication” (Xác minh hai yếu tố) để chọn cách bạn muốn nhận bước xác minh thứ hai. Bạn có thể nhận mã qua tin nhắn hoặc dùng ứng dụng xác thực.[13]
- Tài khoản Facebook không chỉ chứa nhiều thông tin cá nhân cần được bảo vệ, mà còn là đầu mối để hacker hoặc phần mềm độc hại xâm nhập máy tính của bạn.
Quảng cáo
Tuân thủ các nguyên tắc an toàn
-
1Cập nhật máy tính. Việc quan trọng mà bạn cần làm là đảm bảo máy tính có các công cụ và cập nhật mới nhất để luôn được bảo vệ. Hãy mở Windows Update (Cập nhật Windows) trong Control Panel (Bảng điều khiển) và nhấp vào “Check for Updates” (Kiểm tra cập nhật). Việc tiếp theo là chọn cài đặt các cập nhật khả dụng.[14]
- Một số cập nhật sẽ mất cả tiếng để hoàn tất, đặc biệt khi bạn chưa cập nhật máy tính trong khoảng thời gian dài.
- Khởi động lại máy tính khi quá trình cập nhật hoàn tất để các cập nhật mới phát huy tác dụng.
-
2Quét tập tin đính kèm trong email trước khi mở. Kể cả khi email được gửi từ người mà bạn quen biết, đó cũng có thể là kỹ thuật “tấn công giả mạo” mà hacker dùng để mạo danh một trong những người liên lạc của bạn nhằm lấy quyền truy cập email và máy tính của bạn. Hãy nhấp phải vào mọi tập tin đính kèm và chọn quét theo cách thủ công để đảm bảo an toàn.[15]
Lời khuyên: Không bao giờ mở tập tin đính kèm trong email được gửi từ người hoặc công ty lạ.
-
3Vô hiệu hóa hình ảnh trong email để tăng độ bảo mật. Nhiều chương trình độc hại tận dụng các lỗ hổng để giành quyền truy cập email và máy tính của bạn. Để tránh các phần mềm không mong muốn, bạn nên vô hiệu hóa hình ảnh trong email mà bạn nhận được. Hãy vào phần cài đặt tài khoản trong email và chọn hỏi trước khi email hiển thị hình ảnh.[16]
- Đối với Gmail, bạn sẽ nhấp vào phần cài đặt ở phía trên góc phải màn hình. Chọn cài đặt email và nhấp vào ô “Hỏi trước khi hiển thị nội dung bên ngoài”.
-
4Chặn phần mềm độc hại bằng cách sử dụng tài khoản Windows không có quyền quản trị. Nếu bạn có thể thiết lập máy tính mà không cần thay đổi bất kỳ cài đặt nào, bạn đang sử dụng tài khoản quản trị viên - đây là nguyên nhân khiến máy tính có nguy cơ bị tấn công. Chọn “Manage another account” (Quản lý tài khoản khác) trong trình đơn User Accounts (Tài khoản người dùng) và tạo tài khoản mới. Chọn “Standard User” (Người dùng tiêu chuẩn) khi bạn tạo tài khoản.[17]
- Sử dụng tài khoản tiêu chuẩn để tăng mức độ bảo mật cho máy tính.
-
5Xóa cookie mà bạn không muốn hoặc không cần cho trình duyệt. Cookie giúp các trang web giữ thông tin liên quan đến bạn và trình duyệt của bạn để bạn có thể truy cập trang của họ dễ dàng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, hacker hoặc phần mềm độc hại cũng có thể tận dụng cookie. Hãy vào phần thiết lập của trình duyệt và xóa mọi cookie mà bạn không muốn.[18]
- Việc sử dụng cookie trên một số trang web cũng hữu ích, vì bạn không cần nhập lại thông tin vào trang được truy cập thường xuyên.
-
6Tránh các trang không có HTTPS trong phần địa chỉ. Nếu trang web có vẻ đáng nghi hoặc yêu cầu bạn nhập thông tin cá nhân, bạn nên tránh truy cập để bảo vệ máy tính khỏi bị xâm nhập. Dấu hiệu rõ rệt cho biết trang web không an toàn là không có phần HTTPS trong địa chỉ web.[19]
- Không phải trang web nào không có HTTPS trong phần địa chỉ cũng nguy hiểm, nhưng chúng chưa được mã hóa, nên bạn cần tránh nhập thông tin cá nhân hoặc tài chính vào đó để đảm bảo an toàn.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://geekflare.com/advantages-using-antivirus/
- ↑ https://www.tomsguide.com/us/antivirus-software-buying-guide,review-3586.html
- ↑ https://www.tomsguide.com/us/antivirus-software-buying-guide,review-3586.html
- ↑ https://www.cnet.com/how-to/how-to-secure-your-pc-in-10-easy-steps/
- ↑ https://www.cnet.com/how-to/how-to-secure-your-pc-in-10-easy-steps/
- ↑ https://www.cnet.com/how-to/how-to-secure-your-pc-in-10-easy-steps/
- ↑ https://www.cnet.com/how-to/how-to-secure-your-pc-in-10-easy-steps/
- ↑ https://www.howtogeek.com/181767/htg-explains-what-is-https-and-why-should-i-care/
- ↑ https://support.microsoft.com/en-us/help/12408/microsoft-account-how-to-use-two-step-verification
- ↑ https://www.zdnet.com/article/how-to-use-an-authenticator-app-to-improve-your-online-security/
- ↑ https://techcrunch.com/2018/12/25/cybersecurity-101-guide-password-manager/
- ↑ https://www.pcmag.com/feature/358289/two-factor-authentication-who-has-it-and-how-to-set-it-up/1
- ↑ https://www.pcmag.com/feature/358289/two-factor-authentication-who-has-it-and-how-to-set-it-up/2
- ↑ https://edu.gcfglobal.org/en/basic-computer-skills/how-to-update-your-software/1/
- ↑ https://www.cnet.com/how-to/how-to-secure-your-pc-in-10-easy-steps/
- ↑ https://www.cnet.com/how-to/how-to-secure-your-pc-in-10-easy-steps/
- ↑ https://www.cnet.com/how-to/how-to-secure-your-pc-in-10-easy-steps/
- ↑ https://hackernoon.com/how-to-browse-the-internet-safely-d84e59d56057
- ↑ https://www.comparitech.com/blog/information-security/recognize-secure-sites-avoid-fake-scam-websites/