Bài viết này đã được cùng viết bởi Diana Yerkes. Diana Yerkes là chuyên viên thẩm mỹ chính của Rescue Spa NYC. Cô đã học chuyên ngành thẩm mỹ tại Aveda Institute và International Dermal Institute. Diana là thành viên của cộng đồng ASCP, có bằng chứng nhận về các chương trình Wellness for Cancer và Look Good Feel Better.
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.905 lần.
Có thể sẽ rất thú vị khi được ra ngoài và tận hưởng ánh nắng, vitamin D từ ánh mặt trời sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, quá nhiều ánh nắng lại có hại. Tiếp xúc với ánh nắng quá lâu có thể tạo nếp nhăn, gây cháy nắng và tổn thương da. Phơi nắng nhiều cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.[1] Kem chống nắng loại tốt có thể bảo vệ bạn khỏi ánh nắng. Ngoài ra, việc lựa chọn quần áo sẽ giúp bạn bớt tiếp xúc với ánh nắng. Bạn cũng nên tránh ánh nắng mặt trời ban ngày càng nhiều càng tốt.
Các bước
Sử dụng kem chống nắng
-
1Chọn loại kem chống nắng có độ SPF an toàn. Bạn nên bôi kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài, kể cả khi trời âm u. Bảo đảm bạn chọn được loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) đủ mạnh để bảo vệ bạn khỏi tia cực tím (UV).[2]
- Chọn mua kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Chỉ số này nằm trên vỏ hộp kem chống nắng.
- Nếu bạn bị ung thư, hoặc tiền ung thư, hãy chọn kem chống nắng có SPF từ 45 trở lên.
- Tìm cụm từ "phổ rộng" trên hộp kem chống nắng. Cụm từ này bảo đảm kem chống nắng bảo vệ bạn khỏi cả tia UVA và tia UVB.[3]
-
2Bôi kem chống nắng 20 đến 30 phút trước khi ra khỏi nhà. Làm như vậy mỗi khi ra khỏi nhà vào ban ngày khi trời đang nắng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn ở dưới ánh nắng hơn 30 phút. [4]
- Nếu bạn khó nhớ được việc bôi kem chống nắng, thử để tờ giấy nhắc ở cửa trước khi bước ra ngoài.
-
3Bôi kem 2 giờ một lần. Theo dõi thời gian bạn ở ngoài trời. Bạn cần cố gắng bôi lại kem chống nắng 2 giờ một lần để đạt hiệu quả. Nếu bạn ở trong nhà cả ngày và ra ngoài đường trước khi mặt trời lặn, bạn cũng nên bôi lại kem chống nắng.[5]
- Nếu bạn đi bơi, bạn cần bôi lại kem chống nắng sau khi ra khỏi nước kể cả khi chưa đủ hai giờ đồng hồ.
-
4Bôi một lượng vừa đủ. Nhiều người không biết họ thực sự cần bao nhiêu kem chống nắng để đủ bảo vệ bản thân. Bạn cần ít nhất 45 ml kem chống nắng để thoa toàn bộ phần da của cơ thể hở ra. Lượng kem chống nắng này tương đương với một lượng đầy li rượu.[6]
- Thoa nhẹ kem chống nắng khắp da thay vì xát mạnh lên da.
- Hãy bảo đảm bôi tất cả các vùng da tiếp xúc, kể cả da ở lưng. Hãy nhờ ai đó bôi kem chống nắng nếu có điểm nào bạn không thể với tới.
Quảng cáo
Bảo vệ bản thân bằng quần áo
-
1Kiểm tra xem quần áo của bạn chống nắng tốt như thế nào. Khi bạn đi ra ngoài nắng, đặc biệt là trong một ngày dài, bạn nên mặc quần áo có thể ngăn chặn các tia UV có hại. Một cách hay để kiểm tra quần áo là đặt tay vào bên trong quần áo trước khi mặc.[7]
- Chiếu ánh sáng vào quần áo. Nếu bạn có thể nhìn rõ tay của mình dưới vải thì chúng có tác dụng bảo vệ ít.
- Bạn nên chọn quần áo khác hoặc bôi kem chống nắng vào vùng da mặc quần áo.
-
2Đeo kính râm. Bạn nên đeo kính râm quanh năm, không chỉ vào mùa hè. Bảo đảm kiểm tra nhãn kính trước khi mua. Kính râm bạn đeo phải ngăn chặn được 99 đến 100% tia cực tím UVA và UVB.[8]
- Nếu bạn có ví hoặc đeo ba lô, cố gắng để kính râm trong đó. Bằng cách này, bạn sẽ nhớ mang theo chúng mỗi khi ra khỏi nhà.
-
3Đội mũ có vành rộng tầm 7,5 cm. Loại này sẽ che cả những vùng như đầu của bạn, nơi mà bạn khó có thể bôi kem chống nắng một cách an toàn. Phần trên của tai, lưng và cổ của bạn sẽ được bảo vệ bởi chiếc mũ phù hợp. Với vành mũ rộng ít nhất 7,5 cm, bạn sẽ được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.[9]
-
4Mặc quần áo che được nhiều da hơn. Bạn nên mặc quần áo dài để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Một số loại quần áo có sẵn chất bảo vệ khỏi tia cực tím và được dán mác có chỉ số chống tia cực tím (UPF). Chỉ số UPF ở mức 50 chỉ cho phép 1/50 số tia UVB chiếu đến da bạn.[10]
- Trong những tháng nóng hơn, quần áo dài hơn có thể khiến bạn không thoải mái. Vào những tháng này, hãy đặc biệt chú ý đến việc bôi kem chống nắng lên các vùng cơ thể tiếp xúc với ánh mặt trời.
Quảng cáo
Tránh mặt trời
-
1Ở trong bóng râm vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Trong những giờ này, mặt trời đang ở đỉnh điểm. Da bạn dễ bị tổn thương nhất vào khoảng thời gian này trong ngày.[11]
- Nếu bạn phải ở ngoài trời nắng, hãy tìm bóng mát dưới tán cây, mái hiên, và các vật khác bất cứ lúc nào có thể.
- Bạn nên hạn chế tiếp xúc ánh nắng trong những giờ này, đặc biệt nếu da bạn nhạy cảm.
-
2Hãy thận trọng hơn khi ở gần chỗ có nước, tuyết và cát. Đôi khi mặt trời phản xạ ngược từ nước, tuyết và cát. Điều này có nghĩa là dù trong mùa đông, việc dùng kem chống nắng và bảo vệ khỏi ánh nắng là cần thiết. Nguy cơ bị cháy nắng tăng lên khi bạn ở gần khu vực có nước, tuyết và cát.[12]
- Bảo đảm bạn chú ý hơn khi ở những địa hình như vậy. Luôn bôi kem chống nắng, đeo kính râm, mặc quần áo bảo vệ cơ thể.
-
3Bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng từ trong nhà và trong ô tô. Ánh nắng mặt trời có thể gây hại, thậm chí cả khi bạn ở trong nhà. Bạn có thể lắp thêm những tấm chắn cửa sổ trong suốt để che nắng. Bạn cũng nên đeo kính râm kể cả khi lái xe hoặc ngồi cạnh cửa sổ ở trong nhà.[13]
- Hãy nhớ, tấm chắn chỉ có tác dụng bảo vệ khi cửa sổ đóng.
- Bạn không nên sử dụng cửa nắp ô tô dù có. Bạn cũng nên tránh hạ mui xe nếu có xe mui trần.
- Ánh nắng cũng có thể xuyên qua cửa sổ nhà bạn, bạn sẽ tiếp xúc với tia UVA.[14] Bởi vậy, bạn nên kéo mành cửa xuống trong giờ nắng cao điểm hoặc tránh xa cửa sổ. Bạn cũng có thể bôi kem chống nắng khi ở trong nhà.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Thường xuyên kiểm tra xem da có bị những vùng đổi màu bất thường hay mọc nốt ruồi. Nếu bạn phát hiện điều gì đáng nghi ngờ, hãy gặp bác sỹ da liễu ngay lập tức.
- Dùng thuốc nhuộm da thay cho giường tắm nắng. Giường tắm nắng không an toàn, có thể gây ung thư da. Tốt nhất bạn không nên sử dụng cách này để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tham khảo
- ↑ http://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_An_Overview_ofYour_Skin/hic_protecting_yourself_from_sun_damage
- ↑ http://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_An_Overview_ofYour_Skin/hic_protecting_yourself_from_sun_damage
- ↑ http://time.com/3924609/sunscreen-spf-uva-uvb/
- ↑ http://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_An_Overview_ofYour_Skin/hic_protecting_yourself_from_sun_damage
- ↑ http://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_An_Overview_ofYour_Skin/hic_protecting_yourself_from_sun_damage
- ↑ http://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_An_Overview_ofYour_Skin/hic_protecting_yourself_from_sun_damage
- ↑ https://www.osha.gov/Publications/OSHA3166/osha3166.html
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sun-protection/for-your-eyes
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sun-protection/clothing
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sun-protection/clothing#panel1-4
- ↑ http://www.healthywomen.org/content/blog-entry/top-10-ways-protect-yourself-sun
- ↑ http://www.girlshealth.gov/environmental/sun/protect.html
- ↑ http://www.skincancer.org/prevention/sun-protection/shade/sun-safety-cars
- ↑ http://time.com/3924609/sunscreen-spf-uva-uvb/