Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 2.708 lần.
Các chuyên gia y tế dùng nẹp ngón tay để điều trị bong gân, gãy ngón tay, hoặc trật khớp ngón tay. Việc tìm sự chăm sóc y tế khi ngón tay bị chấn thương là quan trọng, nhưng trong một số tình huống, bạn sẽ cần băng nẹp tạm thời và sơ cứu trước khi nhận được sự giúp đỡ. Sau đó, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc nẹp và ngón tay bị thương.
Các bước
Băng nẹp tạm thời và sơ cứu
-
1Đánh giá vết thương và ngừng sử dụng ngón tay ngay lập tức. Không dùng ngón tay để làm bất cứ việc gì sau khi bị thương. Cho dù ngón tay bị thương do nguyên nhân gì, bạn cần dừng ngay việc đang làm và xem xét ngón tay. Tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức nếu ngón tay của bạn có các hiện tượng sau:[1]
- Tê hoặc không cử động được
- Đau, nhất là ở trong xương trên các khớp
- Các vằn đỏ tỏa ra từ vết thương
- Trước đây đã từng bị thương
- Bị đứt hoặc gãy và nhìn thấy xương
-
2Đặt ngón tay sát vào nẹp hoặc que kem sạch. Nếu bị bong gân nhẹ, bạn có thể nẹp ngón tay cho đến khi có thể đến gặp bác sĩ. Mua nẹp ở hiệu thuốc hoặc dùng một vật cứng và thẳng để làm nẹp. Chọn một vật dài hơn ngón tay một chút. Một chiếc que đè lưỡi hoặc que kem là phù hợp. Khi đã tìm được nẹp, bạn hãy đặt sát bên dưới ngón tay bị thương và giữ ở đó. Đừng bóp ngón tay hoặc đè lên chỗ bị thương.[2]
- Nhớ đặt nẹp ở dưới khớp bị thương.
Lời khuyên: Một lựa chọn khác là băng ngón bị thương vào ngón bên cạnh. Tuy nhiên, phương pháp băng chung hai ngón tay sẽ không giúp giữ ngón tay hoàn toàn cố định. Nó chỉ giúp giữ thẳng khi ngón bên cạnh cũng thẳng.[3]
-
3Quấn băng cá nhân bên trên và bên dưới điểm bị thương. Tiếp theo, bạn sẽ cố định nẹp với ngón tay bằng cách quấn băng cá nhân xung quanh bên dưới móng tay và bên trên đốt ngón tay sát với bàn tay. Nhớ quấn sát nhưng vẫn đủ lỏng để máu lưu thông tốt.[4]
- Nếu không có băng cá nhân, bạn có thể dùng băng keo trong thông thường.
-
4Chườm đá lên ngón tay bị thương để giảm đau và sưng. Quấn túi đá trong khăn bông hoặc khăn giấy và áp sát vào ngón tay bị thương. Chườm đá khoảng 10-20 phút, sau đó bỏ túi đá ra. Chờ cho da trở lại nhiệt độ bình thường trước khi tiếp tục chườm. Thời gian này mất khoảng 1-2 phút.[5]
- Nếu không có túi đá, bạn có thể dùng túi ngô hoặc đậu đông lạnh, chỉ cần nhớ bọc trong vải sạch hoặc khăn giấy trước khi chườm.
-
5Uống thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau. Nếu ngón tay bị đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Thuốc sẽ giúp bạn bớt đau. Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất về liều lượng và tần suất uống thuốc.[6]
- Lưu ý rằng cơn đau sẽ bắt đầu giảm sau 24-48 tiếng. Nếu cơn đau không càng tệ hơn hoặc không thuyên giảm, bạn cần gọi cho bác sĩ.
-
6Để bàn tay cao hơn mức tim. Bạn có thể giúp vết thương bớt sưng bằng cách nâng bàn tay cao hơn mức tim. Kê bàn tay trên gối khi ngồi hoặc nằm, hoặc giơ tay lên gần vai khi đứng.[7]Quảng cáo
Tìm sự chăm sóc y tế
-
1Đến gặp bác sĩ để khám ngón tay bị thương càng sớm càng tốt. Nếu ngón tay của bạn bị bong gân hoặc gãy, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu để điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá ngón tay bị thương và đặt nẹp phù hợp với vị trí và loại chấn thương. Bác sĩ cũng có thể nắn lại ngón tay trước khi đặt nẹp, nhưng bạn sẽ được gây tê ngón tay trước.[8]
- Điều trị bong gân hoặc gãy ngón tay càng sớm thì càng tốt. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, ngón tay có thể mất 3-4 tháng mới lành. Nhưng việc chậm điều trị có thể khiến vết thương lâu lành và dẫn đến các biến chứng khác, chẳng hạn như viêm da.
-
2Chụp X-quang để xác định loại vết thương. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để xem ngón tay của bạn có bị gãy, trật khớp hoặc bong gân không. Dựa vào đó, họ có thể xác định loại nẹp có hiệu quả nhất và biết liệu có cần phải xếp lại xương trước khi đặt nẹp không.[9]
-
3Để bác sĩ đặt nẹp cho ngón tay bị thương. Sau khi đọc phim X-quang, bác sĩ có thể xác định loại nẹp hiệu quả nhất và đặt nẹp. Có các loại nẹp khác nhau, và bác sĩ sẽ chọn loại phù hợp nhất tuỳ vào vị trí và loại vết thương. Một số loại nẹp bao gồm:[10]
- Nẹp ngón tay đứt cơ gân duỗi để điều trị ngón tay không thể duỗi thẳng[11]
- Nẹp nhôm hình chữ U để điều trị gãy xương đốt xa ngón tay
- Nẹp duỗi phía mu tay để điều trị trật khớp[12]
-
4Tiêm phòng uốn ván và thuốc kháng sinh nếu ngón tay bị đứt. Nếu ngón tay của bạn bị đứt, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn tiêm phòng uốn ván. Bạn cũng có thể được bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh bôi tại chỗ hoặc uống để ngăn ngừa nhiễm trùng da.[13]
Lời khuyên: Tiêm phòng uốn ván có thể không cần thiết nếu bạn đã tiêm mũi nhắc lại trong vòng 5 năm trở lại đây. Nhớ cho bác sĩ biết bạn đã tiêm phòng uốn ván nhắc lại là khi nào.
-
5Thảo luận với bác sĩ về các phương án phẫu thuật trong trường hợp ngón tay bị thương nghiêm trọng. Ngón tay bị thương nặng có thể sẽ không lành đúng cách nếu không phẫu thuật. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn điều trị nếu họ đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ là phương pháp này không phổ biến. Đa phần các trường hợp chấn thương ngón tay sẽ hồi phục tốt khi đặt nẹp trong vòng 4-8 tuần.[14]Quảng cáo
Chăm sóc nẹp ngón tay
-
1Bọc nẹp bằng bạo ni lông khi tắm. Quan trọng là bạn phải giữ cho nẹp ngón tay sạch sẽ và khô ráo. Bọc cả bàn tay trong bao ni lông mỗi khi tắm và dùng dây chun buộc chặt lại ở cổ tay. Dùng tay kia để tắm và cố gắng tránh để nước lọt vào bao ni lông.[15]
- Tháo bao ni lông ra ngay sau khi tắm và thấm khô bàn tay và nẹp nếu cần.
-
2Mang nẹp đúng thời gian theo lời khuyên của bác sĩ. Có thể phải mất đến 8 tuần thì ngón tay mới lành, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Bạn cần mang nẹp ngón tay cả ngày và đêm cho đến khi bác sĩ cho phép tháo nẹp. Nếu bạn không mang nẹp theo chỉ dẫn, vết thương có thể lâu lành hoặc tái phát.[16]
-
3Kiểm tra ngón tay hàng ngày để đảm bảo là máu vẫn lưu thông tốt. Nếu bạn thấy ngón tay có màu sắc khác lạ hoặc có cảm giác tê, châm chích hoặc đau thì có thể là nẹp đã bó quá chặt. Hãy tháo nẹp ra bằng cách cắt băng cá nhân và liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt.[17]
Lời khuyên: Một cách đơn giản để kiểm tra tuần hoán máu là bóp đầu ngón tay. Bóp nhẹ trong 3 giây và thả ra. Quan sát màu sắc của ngón tay thay đổi từ trắng sang hồng. Nếu ngón tay không chuyển màu ngay thì có lẽ là nẹp quá chặt.
-
4Đến gặp bác sĩ nếu nẹp gây khó chịu. Đừng bao giờ cố tự cắt bớt nẹp. Nếu cảm thấy khó chịu với nẹp, hoặc nếu các cạnh nẹp gồ ghề cọ vào da gây khó chịu, bạn hãy gọi cho bác sĩ để hẹn ngày khám. Bác sĩ có thể cắt bớt hoặc điều chỉnh nẹp để giúp bạn dễ chịu hơn.[18]Quảng cáo
Cảnh báo
- Đừng cố tự chữa ngón tay bị gãy, bong gân hoặc trật khớp tại nhà.
Tham khảo
- ↑ https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-sprain/basics/art-20056622
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=HF3Zt4utdUg&feature=youtu.be&t=90
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/broken-finger/
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=HF3Zt4utdUg&feature=youtu.be&t=111
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000538.htm
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000538.htm
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/broken-finger/
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2006/0301/p810.html
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2006/0301/p810.html
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/broken-finger/
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000538.htm
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2009/0901/p491.html
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/broken-finger/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/broken-finger/
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000538.htm
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000538.htm
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000538.htm
- ↑ https://www.assh.org/handcare/procedures-and-treatment/cast-splint-care