Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Có phải bạn đang muốn trồng thanh long không? Nếu bạn sống trong vùng nóng ẩm thì có lẽ là bạn gặp may rồi đó. [1] Loài cây này không khó chăm sóc, nhưng chúng cũng đòi hỏi chế độ bón phân đặc biệt. Đừng lo – chúng tôi đã giải đáp mọi câu hỏi thường gặp để giúp bạn trồng được những cây thanh long tươi tốt và cho quả ngon ngay trong vườn nhà.
Các bước
Bạn cần bón cho cây thanh long bao lâu một lần?
-
1Bón phân cho cây thanh long non từ 1-3 năm tuổi cách 2 tháng một lần. Cùng lúc kết hợp với phân chuồng hoặc phân trộn truyền thống. Từ tháng 3 đến tháng 9, bạn sẽ bón sắt chelated hoặc sắt II sulfate tổng cộng 4-6 lần.[7]
-
2Cung cấp chất dinh dưỡng cho những cây già hơn bằng phân bón truyền thống mỗi năm 3-4 lần. Giảm số lần bón phân chuồng hoặc phân trộn xuống còn 2 lần mỗi năm. Từ tháng 3 đến tháng 9, bạn sẽ tiếp tục bón sắt chelated hoặc sắt II sulfate cho cây 4-6 lần mỗi năm.[8]Quảng cáo
Lượng phân bón cần dùng là bao nhiêu?
-
1Dùng 120 g phân bón tổng hợp và 1,2 kg phân chuồng cho cây mới trồng. Cây thanh long không cần nhiều phân bón, nhất là trong giai đoạn đầu. Nếu trồng nhiều cây, bạn sẽ cần dùng 120 g phân bón và 1,2 kg phân chuồng hoặc phân trộn cho mỗi cây.[9]
-
2Bón thêm phân khi cây trưởng thành. Khi cây được 2-3 năm tuổi, bạn cần bón thêm 140 g – 180 g phân bón tổng hợp. Tương tự, lượng phân chuồng hoặc phân trộn nuôi dưỡng một cây thanh long trong giai đoạn này sẽ là 2,7 kg.[10] Khi cây thanh long được ít nhất 4 năm tuổi, bạn cần thường xuyên bón cho cây 230g-340g phân bón tổng hợp và 2,2 kg phân chuồng.[11]Quảng cáo
Bạn có thể bón thêm cho cây các dưỡng chất gì ngoài phân bón?
-
1Một số nhà làm vườn dùng sắt chelated hoặc sắt II sulfate để điều chỉnh độ pH của đất.[12] Cây thanh long phát triển mạnh trong đất có độ pH thấp hơn 7 một chút.[13] Theo các chuyên gia, để giúp cây mọc khoẻ mạnh và cứng cáp nhất có thể, bạn cần điều chỉnh đất chua (đất có độ axit cao) bằng sắt II sulfate, và bồi dưỡng đất kiềm bằng sắt chelated.[14]
- Bón một lượng nhỏ sắt chelated hoặc sắt II sulfate cho cây 1 năm tuổi. Phun 7g-15 g sắt chelated cho đất kiềm, hoặc rải một nắm nhỏ sắt II sulfate vào đất chua.[15]
- Bón thêm sắt chelated cho cây từ 2 năm tuổi trở lên. Khi cây thanh long đã trưởng thành, bạn có thể xử lý đất bằng 22g -29g sắt chelated, nếu cần thiết. Nếu đất của bạn có độ axit cao hơn, hãy tiếp tục xử lý đất bằng một lượng nhỏ sắt II sulfate.[16]
-
2Các loại phân bón hữu cơ như phân chuồng hoặc phân trộn là nguồn dinh dưỡng rất tốt. Bạn có thể chọn mua phân chuồng đã hoại mục tại các cửa hàng làm vườn hoặc tự làm phân trộn tại nhà. Ngoài các loại phân bón truyền thống, cả phân chuồng và phân trộn đều là các nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cây thanh long.[17]Quảng cáo
Bạn cần bón phân như thế nào?
-
1Sử dụng phân bón dạng hạt truyền thống hoặc hệ thống tưới nhỏ giọt. Nếu chỉ trồng vài cây thanh long, bạn có thể dễ dàng bón phân xung quanh gốc cây. Tuỳ vào điều kiện, bạn cũng có thể bón phân hoà tan cho cây qua hệ thống tưới nhỏ giọt.[18]
-
2Rải phân chuồng xung quanh gốc cây. Không bón phân chuồng xung quanh gốc cây nếu cây chỉ mới được 1 năm tuổi. Khi cây đã được 2 năm tuổi trở lên, bạn hãy bón phân chuồng xung quanh gốc cây.[19]
-
3Phun sắt chelated và rải sắt II sulfate. Các chuyên gia khuyến nghị phun sắt chelated xung quanh cây, và rải sắt II sulfate xung quanh gốc cây.[20]Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://www.bhg.com.au/growing-dragon-fruit
- ↑ https://extension.psu.edu/how-to-calculate-a-fertilizer-ratio
- ↑ https://dpir.nt.gov.au/__data/assets/pdf_file/0004/232933/778.pdf/
- ↑ http://apps.worldagroforestry.org/downloads/Publications/PDFS/BC07324.pdf
- ↑ https://dpir.nt.gov.au/__data/assets/pdf_file/0004/232933/778.pdf
- ↑ https://www.urbanharvest.org/wp-content/uploads/2020/02/Dragon-Fruit-2020.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://www.bhg.com.au/growing-dragon-fruit
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://dpir.nt.gov.au/__data/assets/pdf_file/0004/232933/778.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/hs/hs30300.pdf
- ↑ https://www.bhg.com.au/growing-dragon-fruit