Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nhiều người thích tái sử dụng lọ thủy tinh để đựng những thứ khác và làm thủ công. Tuy nhiên, nhiều lọ có lớp nhãn dán dính rất chặt nên khó bóc ra. Chúng thường để lại một ít giấy và keo mà không thể chà sạch với nước. Việc bóc nhãn trên lọ thủy tinh rất đơn giản, nhưng bạn cần có thêm thủ thuật để làm sạch phần giấy và keo cứng đầu còn bám trên lọ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 5:

Dùng giấm trắng

  1. 1
    Đổ nước nóng vào xô hoặc bồn rửa tay. Nước cần phải đủ nhiều để ngâm cả lọ. Nếu bạn cần bóc nhãn của nhiều lọ thì nước phải ngập hết chiếc lọ to nhất. Nước càng nóng thì càng dễ làm chảy lớp keo bên dưới nhãn dán.[1]
  2. 2
    Cho thêm một ít nước rửa bát. Nếu không có nước rửa bát, bạn có thể dùng nước xà phòng rửa tay thông thường. Việc này sẽ giúp làm bong lớp keo để bạn dễ dàng bóc ra.
  3. 3
    Khuấy thêm vài cốc giấm trắng. Giấm trắng có tính axit làm tan keo dán trên lọ giúp bạn làm sạch nhãn dễ dàng hơn.[2]
  4. 4
    Cho lọ vào bồn rửa. Mở nắp lọ và đặt lọ nằm ngang để nước tràn vào cho lọ chìm xuống đáy bồn rửa.
  5. 5
    Ngâm lọ một lúc. Bạn ngâm càng lâu thì giấm sẽ có càng nhiều thời gian để làm phần keo dán bong ra. Khoảng 30 phút là đủ để làm sạch lớp keo dán cứng đầu, nhưng bạn có thể kiểm tra lọ sau 10 phút.
  6. 6
    Lấy lọ ra khỏi nước và bóc nhãn dán. Lúc này, nhãn dán đã có thể dễ dàng bóc ra. Nếu vẫn còn một ít keo còn sót, bạn nên thử chà sạch bằng mút xốp nhám.
  7. 7
    Rửa sạch lọ bằng nước sạch và lau khô. Khi đã bóc nhãn dán, hãy rửa sạch lọ và dùng khăn lau khô. Bây giờ thì bạn đã có thể sử dụng lọ!
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 5:

Dùng nước tẩy sơn móng tay

  1. 1
    Làm sạch nhãn dán hết mức có thể. Nếu nhãn dán khó bóc, hãy ngâm lọ trong nước xà phòng ấm khoảng 10 phút, sau đó bóc nhãn ra. Bạn sẽ thấy còn một ít nhãn trên lọ nhưng việc đó không sao.[3]
    • Tránh dùng nước tẩy sơn móng tay hoặc acetone cho lọ bằng nhựa. Lọ sẽ bị hỏng hoặc biến màu. Cồn tẩy rửa có thể dùng để thay thế nhưng không hiệu quả lắm.
  2. 2
    Cho một ít nước tẩy sơn móng tay vào khăn giấy, vải hoặc mút xốp nhám.[4] Nếu chỉ còn sót lại một ít nhãn dán thì bạn có thể dùng khăn giấy. Nếu vẫn còn nhiều nhãn dán cứng đầu, bạn nên dùng mút xốp nhám. Acetone cũng hiệu quả để sử dụng trong phương pháp này. Cồn tẩy rửa có thể hiệu quả nhưng không bằng nước tẩy sơn móng tay hoặc acetone vì nó chỉ nên dùng để xử lý phần keo dán nhỏ.
  3. 3
    Chà theo vòng tròn nhỏ để làm sạch phần keo thừa. Hóa chất trong nước tẩy sơn móng tay hoặc acetone sẽ làm bong keo để dễ dàng làm sạch nhãn dán. Bạn sẽ cần phải bôi thêm nước tẩy sơn móng tay hoặc acetone trong quá trình thực hiện.
  4. 4
    Rửa lọ bằng nước xà phòng ấm. Việc này thật sự cần thiết nếu bạn dùng lọ để đựng thức ăn. Sau khi lọ đã sạch, bạn có thể dùng khăn lau khô và sử dụng cho mục đích của bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 5:

Dùng dầu và muối nở

  1. 1
    Bóc sạch nhãn dán hết sức có thể. Nếu nhãn dán vẫn còn dính chặt vào lọ, bạn có thể ngâm lọ trong nước xà phòng ấm khoảng vài phút rồi bóc ra. Tuy nhiên, nếu vẫn còn sót một ít keo và giấy thì cũng không sao.[5]
  2. 2
    Trộn dầu và muối nở với lượng tương đương. Bạn có thể dùng bất kỳ loại dầu ăn nào, chẳng hạn như dầu hạt cải, dầu ô liu hoặc dầu thực vật.[6] Dầu em bé cũng hiệu quả để sử dụng trong phương pháp này.
    • Với lọ kích thước nhỏ, bạn sẽ cần khoảng 1 thìa súp cho mỗi nguyên liệu.[7]
    • Dầu ô liu tinh khiết có thể làm sạch một phần keo nhỏ.[8] Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến muối nở để tẩy sạch phần giấy còn lại.
  3. 3
    Chà hỗn hợp lên lọ. Tập trung chà sạch chỗ còn sót nhiều nhãn dán. Bạn có thể chà bằng ngón tay, khăn giấy hoặc giẻ.
  4. 4
    Chờ 10 đến 30 phút.[9] [10] Với khoảng thời gian này, dầu sẽ thấm và làm bong lớp keo để bạn dễ dàng bóc sạch nhãn dán.
  5. 5
    Chà hỗn hợp dầu và muối nở trên lọ bằng mút xốp nhám hoặc bùi nhùi.[11] Bạn sẽ chà theo hình vòng tròn nhỏ. Muối nở sẽ giúp làm sạch keo và giấy còn sót.
  6. 6
    Rửa lọ bằng xà phòng và nước sau dó dùng khăn lau khô. Nếu nhãn dán vẫn còn dính, bạn có thể dùng khăn giấy cùng vài giọt dầu để lau sạch.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 5:

Dùng máy sấy tóc

  1. 1
    Mở máy sấy tóc ở nhiệt độ cao. Lưu ý rằng kết quả của phương pháp này có thể khác nhau. Bạn chỉ đạt được hiệu quả khi máy sấy có nhiệt độ cao và nếu nhãn dán không quá khó bóc ra.[12]
  2. 2
    Để máy sấy hướng vào nhãn dán khoảng 45 giây. Sức nóng của máy sấy sẽ làm keo khô và giòn. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng bóc lớp nhãn ra.
  3. 3
    Bóc một góc của nhãn dán. Nếu cần, hãy dùng móng tay hoặc lưỡi dao để bóc nhãn dán. Nếu không thể bóc nhãn dán một cách dễ dàng, bạn hãy làm nóng nhãn thêm 45 giây và thử lại.[13]
  4. 4
    Dùng dầu ô liu để làm sạch phần nhãn còn sót, sau đó rửa với nước xà phòng ấm. Cho vài giọt dầu ô liu vào khăn giấy và nhẹ nhàng chà sạch phần nhãn còn bám trên lọ.[14] Rửa sạch dầu trên lọ bằng nước xà phòng ấm, sau đó dùng khăn lau khô.
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 5:

Dùng natri cacbonat (washing soda)

  1. 1
    Mở nước vào bồn rửa tay. Nước cần phải đủ nhiều để lọ ngập trong nước. Nếu bạn cần bóc nhãn của nhiều lọ thì nước cần phải ngập chiếc lọ to nhất.
  2. 2
    Cho ½ cốc (90g) washing soda vào nước. Dùng tay để hòa tan washing soda.[15]
  3. 3
    Mở nắp và cho lọ vào nước ngâm khoảng 30 phút. Để nước tràn vào lọ và chìm xuống.[16] Bạn không cần phải ngâm đúng 30 phút nhưng ngâm càng lâu thì nước sẽ có thời gian thấm vào nhãn dán và làm bong lớp keo.
  4. 4
    Lấy lọ ra khỏi nước và bóc nhãn dán. Lúc này nhãn dán sẽ rất dễ bóc ra. Nếu vẫn còn một ít nhãn dán bám trên lọ, hãy dùng ngón tay để chà sạch. Nếu nhãn dán không dễ bong ra thì bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.
  5. 5
    Dùng thêm washing soda để làm sạch phần keo cứng đầu. Nếu vẫn còn nhãn dán trên lọ thì bạn cho washing soda lên mút xốp nhám và nhẹ nhàng chà sạch.
  6. 6
    Rửa sạch lọ bằng nước và dùng khăn lau khô. Lọ đã được rửa sạch nhưng có thể vẫn còn một ít washing soda. Sau khi đã bóc nhãn dán, bạn hãy rửa sạch lọ bằng nước và dùng khăn lau khô.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu không có mút xốp nhám, bạn có thể dùng cọ mềm.
  • Với nhãn dán khó bóc, bạn cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp.
  • Nếu lọ có dán nhãn ghi hạn sử dụng, bạn hãy bóc sạch nhãn bằng nước tẩy sơn móng tay hoặc acetone!
  • Một cách khác được tình cờ phát hiện là đổ nước sôi vào lọ, chờ vài phút rồi đổ nước ra và bóc nhãn dán. Cách này cũng hiệu quả với nhãn dán ở trên nắp.

Cảnh báo

  • Hãy cẩn thận khi dùng máy sấy vì lọ sẽ bị nóng.
  • Tránh dùng máy sấy cho lọ nhựa vì sức nóng có thể làm biến dạng nhựa.
  • Không nên dùng nước tẩy sơn móng tay/acetone cho lọ nhựa.

Những thứ bạn cần

Dùng giấm trắng

  • Bồn rửa tay hoặc xô
  • Giấm trắng
  • Nước rửa bát
  • Nước
  • Mút xốp nhám (nếu cần)

Dùng nước tẩy sơn móng tay

  • Nước tẩy sơn móng tay hoặc acetone
  • Khăn giấy, vải hoặc mút xốp nhám

Dùng dầu và muối nở

  • Dầu (hạt cải, ô liu, rau củ, v.v)
  • Muối nở
  • Mút xốp nhám

Dùng máy sấy

  • Máy sấy
  • Dầu ô liu (nếu cần)
  • Khăn giấy

Dùng washing soda

  • Bồn rửa tay hoặc xô
  • Washing soda
  • Nước
  • Mút xốp nhám (nếu cần)

Bài viết wikiHow có liên quan

Đo chiều dài x chiều rộng x chiều cao của kiện hàngĐo chiều dài x chiều rộng x chiều cao của kiện hàng
Tháo ốc vít bị kẹt
Tháo ốc bị toét đầuTháo ốc bị toét đầu
Tiêu diệt bọ cạpTiêu diệt bọ cạp
Tôi thép
Làm mới quần áo đen bị bạc màuLàm mới quần áo đen bị bạc màu
Trồng Cây thôngTrồng Cây thông
Chăm sóc Cây Nha đamChăm sóc Cây Nha đam
Tự trồng một Cây BonsaiTự trồng một Cây Bonsai
Mở ốc mà không cần tua vít
Vá lỗ thủng trên nệm hơiVá lỗ thủng trên nệm hơi
Tháo bu lông bị kẹtTháo bu lông bị kẹt
Giặt quần áo bằng nước rửa chénGiặt quần áo bằng nước rửa chén
Sửa chữa cửa lõi rỗng bị thủngSửa chữa cửa lõi rỗng bị thủng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

April Jordan
Cùng viết bởi:
Chuyên gia về thời trang bền vững
Bài viết này đã được cùng viết bởi April Jordan. April Jordan là chuyên gia về thời trang bền vững và người sáng lập của The Ethical Edit, một trang blog viết về thời trang đạo đức và thay đổi lối sống bằng cách chia sẻ những thông tin bền vững dễ tiếp thu, đánh giá các nhãn hàng kinh doanh bền vững và có đạo đức. Với hơn năm năm kinh nghiệm về thời trang bền vững và hơn năm năm làm việc trong ngành tiếp thị và truyền thông, April quyết tâm sử dụng các kỹ năng của mình để làm thế giới tốt đẹp hơn. Bài viết này đã được xem 6.476 lần.
Chuyên mục: Nhà ở và Làm vườn
Trang này đã được đọc 6.476 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo