Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Băng vết thương dạng lỏng là loại keo dùng để dán các vết thương nhỏ, nông (như vết rách da hoặc trầy xước) để giữ sạch và ngăn chặn máu rỉ ra. Như cái tên của nó, loại băng này có dạng lỏng và được xịt hoặc phết lên vết thương và để cho khô. Băng vết thương dạng lỏng thường dính được 5-10 ngày và sẽ tự bong ra sau khi hết dính. Tuy nhiên, nếu cần bóc băng ra (chẳng hạn như khi vết thương đã lành hoặc khi băng bị hỏng), bạn có thể thực hiện với vài bước đơn giản.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Bóc bằng cách làm mềm băng

  1. 1
    Rửa tay. Điều này đặc biệt quan trọng nếu vết thương bên dưới băng chưa có đủ thời gian để hồi phục và có nguy cơ bị rách trong quá trình bóc băng. Vi khuẩn trên bàn tay bẩn có thể xâm nhhập vào vết thương trong quá trình bóc băng dính.[2]
    • Dùng nước ấm và xà phòng để rửa tay. Đảm bảo rửa sạch mọi bụi bẩn trông thấy trên da và dưới móng tay.
    • Kỳ cọ ít nhất 20 giây hoặc bằng thời gian hát 2 lần bài “Happy Birthday”.
    • Lau tay thật khô sau khi rửa.
    • Nếu không có điều kiệm rửa tay bằng xà phòng và nước, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
    • Đừng tìm cách bóc băng dạng lỏng nếu bác sĩ khuyên không nên bóc.
  2. 2
    Rửa hoặc lau lên chỗ dán băng dính và vùng da xung quanh. Rửa sạch bụi bẩn trên vùng da xung quanh bằng xà phòng và nước. Bạn có thể rửa cả trên băng dính, vì xà phòng sẽ không thể gây kích ứnng vùng da bị thương bên dưới lớp băng.
    • Điều quan trọng là vùng da xung quanh phải thật sạch, đặc biệt nếu vết thương chưa đủ thời gian để lành hẳn. Khi băng dính được bóc ra, vết thương sẽ hở và dễ bị nhiễm khuẩn.
    • Một cách khác là bóc băng dính sau khi tắm để đảm bảo vùng da được sạch.
    • Không dùng cồn, i ốt hoặc các dung dịch sát trùng khác, vì các dung dịch này có thể gây kich ứng da.[3]
  3. 3
    Làm mềm băng dính để bóc ra. Băng vết thương dạng lỏng được thiết kế để dính vào da cho đến khi nó tự bong ra, nhưng bạn có thể bóc băng bằng cách làm mềm băng dính để làm lỏng độ kết dính giữa băng và da.[4]
    • Bạn có thể làm mềm băng bằng cách phết một lớp băng dạng lỏng nữa lên lớp băng cũ. Cách này sẽ giúp làm mềm độ kết dính giữa da và băng.
    • Một cách khác, bạn có thể đắp khăn sạch và ướt lên lớp băng để làm mềm băng và làm lỏng độ kết dinh giữa băng và da.
    • Bạn cũng có thể làm mềm băng trong khi tắm hoặc ngâm vùng da có băng dính vào bát nước.
  4. 4
    Bóc băng dính. Sau khi độ kết dính đã lỏng, bạn có thể bóc băng dính ra. Cẩn thận đừng làm rách vết thương hoặc vùng da bên dưới.
    • Nếu các mép băng dính không bong lên, bạn hãy lấy miếng vải ướt lau cho lớp băng bong ra. Làm việc này trước khi băng bắt đầu cứng lại sau khi được làm mềm.
    • Có thể bạn cần phải chà nhẹ khăn lên lớp băng để loại bỏ băng, nhưng chỉ nên làm vậy nếu động tác chà không ảnh hưởng đến vết thương bên dưới. Cố gắng không kỳ cọ hoặc chà xát khăn trên lớp băng.
  5. 5
    Lau hoặc rửa sạch da và vùng xung quanh nếu cần. Nhẹ tay để không kích thích vết thương. Thực hiện các bước sơ cứu vết thương nếu thấy bắt đầu chảy máu (xem phần dưới đây).[5]
    • Nếu vùng da (hoặc vết thương) có vẻ như đã hồi phục, bạn có thể để như vậy sau khi bóc băng; không cần thiết phải băng lại nếu da đã lành. Tuy nhiên, nếu vết thương chưa lành, có lẽ bạn cần phải phết lớp băng mới (xem phần dưới đây).
    • Không bôi cồn, I ốt hoặc các dụn dịch sát trùng khác lên vết thương để tránh bị kích ứng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Bóc bằng a-xê-tôn

  1. 1
    Rửa tay. Bước này đặc biệt quan trọng nếu vết thương bên dưới lớp băng chưa đủ thời gian hồi phục và có nguy cơ bị rách trong khi bóc băng. Vi khuẩn bám trên bàn tay bẩn có thể xâm nhập vào vết thương trong quá trình bóc băng dính.[6]
    • Dùng xà phòng và nước ấm để rửa tay. Nhớ rửa sạch mọi bụi đất trông thấy trên da và dưới móng tay.
    • Kỳ cọ ít nhất 20 giây, hoặc trong thời gian hát 2 lần bài “Happy Birthday”.
    • Lau tay cho thật khô sau khi rửa.
    • Nếu không thể rửa tay bằng xà phòng và nước, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%.
    • Đừng cố bóc băng vết thương dạng lỏng nếu bác sĩ khuyên không nên bóc.
  2. 2
    Rửa hoặc lau vùng dán băng dính và vùng da xung quanh cho thật sạch. Loại bỏ mọi bụi bẩn trông thấy trên da xung quanh băng dính bằng xà phòng và nước. Bạn có thể rửa cả vùng da dán băng dính, vì xà phòng sẽ không thể làm kích ứng vết thương bên dưới lớp băng.
    • Quan trọng là vùng da xung quanh băng dính phải sạch, nhất là khi vết thương chưa có đủ thời gian để hồi phục. Khi lớp băng được bóc ra, vết thương sẽ hở và dễ bị nhiễm khuẩn.
    • Bạn cũng có thể bóc băng sau khi tắm để đảm bảo da đã sạch.
    • Không dùng cồn, i ốt hoặc các dung dịch sát trùng khác để tránh gây kích ứng da.[7]
  3. 3
    Dốc một chút a-xê-tôn hoặc dung dịch tẩy sơn móng tay lên miếng bông gòn. A-xê-tôn, một loại dung dịch tẩy sơn móng tay thông dụng nhất, sẽ giúp lớp băng dính mềm và bong ra. Tuy nhiên, một số người có thể bị kích ứng da khi bôi a-xê-tôn, vì vậy bạn nênthu73 dùng phương pháp đâu tiên nếu bạn có da nhạy cảm.[8]
  4. 4
    Chấm a-xê-tôn lên băng dính. Đảm bảo a-xê-tôn bao phủ toàn bộ lớp băng. Có thể bạn cần lthấm đẫm a-xê-tôn vào lớp băng để làm mềm.
  5. 5
    Bóc băng dính. Sau khi độ kết dính đã lỏng, bạn có thể bóc băng ra. Cẩn thận đừng để vết thương hoặc lớp da bên dưới tổn thương.
    • Nếu các mép băng dính không chịu bong, bạn có thể dùng khăn sạch, ướt lau cho băng dính bong ra. Thực hiện việc này trước khi băng dính bắt đầu cứng lại sau khi đã được làm mềm.
    • Có thể bạn phải dùng khăn chà nhẹ lên vùng dán băng dính để loại bỏ lớp băng, nhưng chỉ nên làm việc này nếu vết thương bên dưới không bị ảnh hưởng.
  6. 6
    Lau hoặc rửa vùng da và vùng xung quanh nếu cần. Nhẹ tay để không ảnh hưởng đến vết thương. Thực hiện các bước sơ cứu vết thương nếu thấy bắt đầu chảy máu (xem phần dưới).[9]
    • Nếu vùng da (hoặc vết thương) có vẻ như đã hồi phục, bạn có thể để như vậy sa khi bóc băng; không cần thiết phải băng lại nếu da đã lành. Tuy nhiên, nếu vết thương chưa lành, có lẽ bạn cần phải phết lớp băng mới (xem phần dưới).
    • Không bôi cồn, i ốt hoặc các dung dịch sát trùng khác lên vết thương để tránh bị kích ứng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Băng lại băng mới

  1. 1
    Rửa và thấm khô vùng da cần băng. Vùng da và vết thương phải khô hoàn toàn trước khi băng. Bạn hãy thấm khô bằng khăn mềm và tránh làm đau vết thương.[10]
    • Nếu vết thương chảy máu, bạn cần cầm máu trước khi băng. Dùng khăn ấn lên vết thương và giữ như vậy cho đến khi máu ngừng chảy.
    • Bạn cũng có thể áp túi đá bọc trong khăn hoặc mảnh vải lên vết thương để giúp giảm lưu thông máu và cầm máu.[11]
    • Nâng vết thương cao trên mức tim cũng giúp giảm chảy máu.[12]
    • Băng dạng lỏng chỉ nên dùng để băng các vết thương nhỏ, chẳng hạn như các vết cắt nông, vết trầy xước và vết cào không sâu và không chảy nhiều máu. Nếu vết thương sâu hoặc máu chảy nhiều máu quá 10 phút (dù bạn đã cố gắng cầm máu), bạn hãy tìmm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.[13]
  2. 2
    Phết băng dính dạng lỏng lên vết thương. Phết từ đầu này đến đầu kia của vết thương với một động tác liên tục cho đến khi che phủ toàn bộ vết thương.[14]
    • Nếu là vết cắt, bạn hãy dùng các ngón tay khép hai mép vết thương sát vào nhau.
    • Không để băng dính dạng lỏng lọt vào trong vết thương. Chỉ băng lên bề mặt da có vết thương.
  3. 3
    Chờ vài phút cho băng khô. Bước này giúp băng dính chặt vào da.
    • Không phết thêm một lớp băng nữa lên lớp băng cũ sau khi đã khô, vì như vậy lớp băng cũ sẽ bị bong ra.
  4. 4
    Giữ cho băng khô ráo. Mặc dù băng dính dạng lỏng có khả năng chống nước, nhưng bạn không nên để băng bị ngâm nước. Bạn vẫn có thể tắm vòi sen hoặc đi bơi, miễn là không ngâm nước trong một thời gian dài.[15]
    • Đừng thoa lotion, dầu, gel hoặc thuốc mỡ lên vết thương. Điều này sẽ làm giảm độ kết dính giữa băng dính và da.
    • Tránh gãi chỗ dán băng dính vì băng dính có thể bị bong.
    • Băng vết thương dạng lỏng sẽ tự bong ra trong 5-10 ngày.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cách sử dụng băng dính lỏng có thể khác nhau tùy loại. Bạn hãy kiểm tra nhãn sản phẩm và làm theo hướng dẫn cụ thể.
  • Tránh gây kích ứng hoặc làm rách vết thương hoặc các mô bên dưới khi bóc băng. Nếu vết thương bắt đầu rách hoặc trông như bị rách, bạn đừng cố tiếp tục gỡ băng.

Cảnh báo

  • Bạn chỉ nên chăm sóc vết thương nhỏ và nông ở nhà. Nếu vết thương lớn và/hoặc không ngừng chảy máu, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Đừng cố bóc băng vết thương dạng lỏng nếu bác sĩ khuyên không nên bóc.
  • Không để băng dính dạng lỏng lọt vào vết thương mà chỉ băng trên bề mặt da. Không phết băng lên các vết thương sâu và chảy máu.
  • Tránh chà xát và gây kích ứng vết thương khi bóc băng, vì như vậy vết thương sẽ lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Những thứ bạn cần

  • băng vết thương dạng lỏng
  • nước ấm và xà phòng
  • a-xê-tôn
  • bông gòn
  • khăn hoặc mảnh vải sạch

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Xử lý khi bị nhím biển đâmXử lý khi bị nhím biển đâm
Xử lý khi bị Cá đuối ChíchXử lý khi bị Cá đuối Chích
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Chăm sóc vết dao đâm
Lấy Gai xương rồng Ra khỏi DaLấy Gai xương rồng Ra khỏi Da
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Ronn Callada, RN, MS
Cùng viết bởi:
Chuyên viên điều dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ronn Callada, RN, MS. Ronn Callada, ANP, RN là chuyên viên điều dưỡng của Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering tại New York. Ông đã nhận bằng MS của Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Stony Brook năm 2013. Bài viết này đã được xem 1.088 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 1.088 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo