X
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 6.389 lần.
Tình trạng khẩn cấp là bất kỳ tình huống nào gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với sức khỏe, sự an toàn, tài sản hoặc môi trường sống của con người. Việc biết cách đánh giá các dấu hiệu của một tình huống khẩn cấp sẽ giúp bạn biết cách ứng phó. Ngoài ra, sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn sẽ phát huy hiệu quả khi tình trạng khẩn cấp thực sự xảy ra.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Đánh giá tình trạng khẩn cấp
-
1Giữ bình tĩnh. Các tình huống khẩn cấp đòi hỏi phải hành động nhanh, nhưng yếu tố quan trọng nhất để xử lý tình huống một cách hiệu quả là giữ bình tĩnh. Nếu bắt đầu cảm thấy bối rối hoặc hốt hoảng, bạn nên ngừng việc đang làm lại và hít một hơi thật sâu. Đừng quên rằng, đểgiữ bình tĩnh trong tình huống căng thẳng, bạn phải điều chỉnh hành vi của mình. Hãy tự nhủ rằng bạn có thể xử lý được tình huống này.[1]
- Sự hoảng loạn khi bạn đối mặt với tình huống khẩn cấp là do cơ thể tự động sản xuất quá nhiều hoóc môn cortisol gây căng thẳng. Cortisol truyền lên não và làm chậm hoạt động của phần vỏ não trước trán, vùng chịu trách nhiệm điều khiển các hành động phức tạp.
- Bằng việc kiềm chế phản ứng của cơ thể, bạn có thể tiếp tục sử dụng tư duy logic của mình. Bạn sẽ không phản ứng bằng cảm xúc mà bằng suy nghĩ hợp lý. Hãy quan sát xung quanh và đánh giá tình hình xem cần phải làm gì trước khi hành động.
-
2Tìm sự hỗ trợ. Gọi số 113 (cảnh sát phản ứng nhanh), 114 (cứu hỏa), 115 (cấp cứu y tế) nếu bạn ở Việt Nam. Ở Mỹ, bạn hãy gọi số 911 để được trợ giúp khẩn cấp. Gọi các số điện thoại của các dịch vụ khẩn cấp phù hợp nếu bạn đang ở các quốc gia khác. Các đường dây điện thoại này sẽ cho phép bạn nói chuyện với điều phối viên cấp cứu; họ sẽ cần biết bạn đang ở đâu và tình trạng khẩn cấp mà bạn đang cần giúp đỡ là gì.
- Trả lời mọi câu hỏi của điều phối viên. Nhiệm vụ của điều phối viên là đưa ra cách phản ứng nhanh và thích hợp. Để làm được điều này, họ sẽ phải hỏi bạn một số câu.
- Nếu bạn gọi bằng điện thoại bàn hoặc điện thoại di động được trang bị GPS, dịch vụ khẩn cấp có thể định vị được nơi bạn đang ở ngay cả khi bạn không nói được. Do đó, bạn vẫn nên gọi dịch vụ khẩn cấp dù không nói được; nhiều khả năng người ta sẽ tìm được và giúp đỡ bạn.
- Bạn cũng nên chuẩn bị trước cách truyền đạt thông tin trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt nếu bạn có lý do để sẵn sàng cho tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra.
-
3Xác định tính chất của tình trạng khẩn cấp. Các dấu hiệu nào cho thấy tình trạng khẩn cấp đang xảy ra? Đó là trường hợp cần cấp cứu y tế, hay có tài sản/tòa nhà nào đó đang trong tình trạng nguy cấp có thể gây thương tích cho con người? Điều quan trọng là phải bình tĩnh và xem xét tình hình trước khi phản ứng.[2]
- Thương tích do tai nạn xe cộ, bỏng hoặc hít phải khói trong một vụ cháy là các ví dụ của các trường hợp cấp cứu y tế.
- Trường hợp cấp cứu y tế bao gồm các triệu chứng thể chất xảy ra một cách đột ngột, chẳng hạn như chảy nhiều máu, chấn thương đầu, bất tỉnh, đau tức ngực, hóc, chóng mặt hoặc yếu sức một cách đột ngột.
- Cảm giác thôi thúc mãnh liệt muốn tự làm hại mình hoặc người khác được coi là trường hợp cấp cứu về sức khỏe tâm thần.
- Các thay đổi khác về sức khỏe tâm thần cũng có thể được xem là trường hợp cấp cứu, chẳng hạn như các thay đổi đột ngột trong hành vi hoặc rơi vào trạng thái lú lẫn, nếu chúng xảy ra không rõ nguyên nhân.
- Cách tốt nhất để ứng phó với tình trạng cấp cứu về hành vi là giữ bình tình, quan sát từ khoảng cách gần và khuyến khích người đang lâm vào cơn khủng hoảng cũng giữ bình tĩnh. Như vậy, bạn sẽ có khả năng phản ứng phù hợp nếu tình hình thay đổi.
-
4Biết rằng những sự cố xảy ra đột ngột có thể được xem là trường hợp cấp cứu. Các sự cố như tràn vãi hóa chất, hỏa hoạn, vỡ ống nước, mất điện, các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt hoặc cháy đều là các ví dụ của các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra ở nơi làm việc. Nếu đã được cảnh báo trước về nguy cơ xảy ra tình trạng khẩn cấp, chẳng hạn như lũ lụt, tuyết rơi dày, lốc xoáy, v.v…, tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp có thể diễn biến bất ngờ.[3]
- Khi đánh giá về tình trạng khẩn cấp, bạn hãy lưu ý rằng tình huống có thể thay đổi nhanh chóng.
- Nếu đã được cảnh báo về tình trạng khẩn cấp nào đó, bạn hãy chuẩn bị trước để có thể ứng phó một cách hiệu quả nhất.
-
5Cảnh giác với những tình huống khẩn cấp do con người gây ra. Các trường hợp hành hung hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ở nhà hoặc nơi làm việc đòi hỏi bạn phải phản ứng nhanh. Hầu như không có quy luật hoặc cách thức nào có thể tiên đoán được trong tình trạng khẩn cấp này. Các trường hợp như vậy thường khó lường và có thể thay đổi nhanh chóng.[4]
- Nếu nhận thấy mình đang lâm vào tình trạng khẩn cấp này, bạn hãy giữ an toàn cho bản thân. Chạy đến vị trí an toàn hoặc tìm nơi ẩn nấp tại chỗ. Không đối đầu trực diện, trừ khi không còn lựa chọn nào khác.
- Chú ý các dấu hiệu cảnh báo ở nơi làm việc, bao gồm các hành động thô bạo (đẩy, thúc, v.v…) Có lẽ văn phòng bạn làm việc có quy trình xử lý bạo lực tại nơi làm việc, bao gồm số điện thoại mà bạn có thể gọi tới để báo về sự việc. Nếu không biết về quy trình này, bạn hãy hỏi người quản lý hoặc một đồng nghiệp đáng tin cậy.
- Sự giao tiếp cởi mở và thẳng thắn giữa nhân viên và người quản lý là một yếu tố góp phần tạo nên môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.
-
6Đánh giá tình thế nguy hiểm trước mắt. Ví dụ, nếu một người bị thương thì liệu bạn hoặc một người khác cũng có nguy cơ bị thương không? Giả sử như có người bị mắc kẹt trong máy, bạn hãy xem máy đã tắt chưa? Nếu có sự cố tràn vãi hóa chất, liệu dòng hóa chất có đang lan về phía người nào khác không? Liệu có người bị kẹt trong tòa nhà đang sập không?
- Nếu mối nguy hiểm không được kiểm soát, nó sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của bạn.
- Lưu ý rằng bất cứ tình huống khẩn cấp nào cũng có thể chuyển biến bất ngờ, vì vậy bạn cần liên tục quan sát và đánh giá tình hình.
-
7Thoát khỏi tình thế nguy hiểm. Nếu bạn hoặc những người khác đang đứng trước nguy cơ bị tổn hại, hãy rời khỏi đó ngay lập tức. Nếu có kế hoạch di tản, bạn hãy thực hiện ngay. Hãy đến một nơi đảm bảo an toàn.
- Trong tình huống không thể rời đi, bạn hãy tìm nơi an toàn nhất có thể trong khu vực đó. Ví dụ, nấp bên dưới một bề mặt cứng như bàn có thể hữu ích trong trường hợp bạn có nguy cơ bị các mảnh vỡ rơi trúng.
- Nếu ở gần nơi xảy ra tai nạn giao thông, bạn cần đảm bảo không ở trên đường xe cộ qua lại. Hãy bước vào lề đường.
- Lưu ý rằng, trong trường hợp khẩn cấp, các yếu tố thường thay đổi rất nhanh. Bạn cần chú ý xem liệu có các hóa chất dễ bay hơi hoặc dễ cháy không. Ví dụ, trong tai nạn ô tô thì xăng có thể bắt lửa đột ngột.
-
8Giúp mọi người rời khỏi nơi nguy hiểm. Nếu có thể giúp ai đó rời khỏi tình huống nguy hiểm, bạn hãy giúp họ. Nếu việc quay lại hiện trường có rủi ro, tốt hơn hết bạn nên để cho nhân viên cứu hộ làm việc; họ được huấn luyện và trang bị tốt hơn cho việc cứu người.
- Việc trấn an người bị thương nếu họ còn tỉnh cũng giúp ích cho nạn nhân, cho dù bạn không thể giúp họ di chuyển. Cho người bị nạn biết bạn là ai và điều gì đang xảy ra với họ. Hãy hỏi nạn nhân để giúp cho họ tỉnh táo.
- Nếu tình trạng ổn định, bạn hãy ở lại với người bị nạn.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Xử lý tình huống khẩn cấp
-
1Xác định xem bạn có thể làm gì để hỗ trợ không. Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là giữ bình tĩnh và tự chủ trong tình huống khẩn cấp. Đôi khi bạn không thể làm gì, và như vậy cũng không sao. Đừng bận lòng khi phải thừa nhận rằng bạn không giúp gì được.[5]
- Nếu những người khác có mặt ở hiện trường rối trí hoặc sợ hãi, bạn hãy trấn an họ và huy động mọi người cùng hỗ trợ.
- Tốt hơn là bạn nên ở bên cạnh người bị nạn với cử chỉ ân cần thay vì có những hành động có thể gây tổn hại thêm. Nếu không chắc phải làm gì, bạn chỉ cần ở lại với nạn nhân. Nếu có thể, bạn hãy bắt mạch cho nạn nhân, ghi nhớ các sự kiện xảy ra và hỏi về bệnh sử của họ. Đây là những thông tin mà có thể bạn cần biết để báo lại với đội cứu hộ.
-
2Dành thời gian suy nghĩ trước khi hành động. Người ta thường suy nghĩ và hành động hoảng loạn khi đối mặt với tình huống khẩn cấp. Thay vì phản ứng ngay, bạn hãy dành chút thời gian lấy lại bình tĩnh. Hít thở thật sâu trước khi bắt tay vào hành động.[6]
- Sự việc thường thay đổi bất ngờ trong tình huống khẩn cấp. Đừng hoảng hốt nếu sự việc không diễn biến như bạn dự tính.
- Nghỉ một chút mỗi khi bạn bị quá tải, hoảng sợ hoặc bối rối. Bạn đừng ngại nếu phải ngừng làm việc gì đó nửa chừng để bình tĩnh lại.
-
3Chuẩn bị một bộ sơ cứu. Bộ sơ cứu là công cụ đắc lực trong nhiều tình huống cấp cứu. Mỗi bộ sơ cứu cần có băng cá nhân, gạc, băng dính, thuốc sát trùng và các vật dụng cần thiết khác.[7]
- Nếu không có bộ sơ cứu, bạn hãy tìm xem có vật gì khác gần đó có thể thay thế.
- Bạn nên chuẩn bị một bộ sơ cứu ở nhà, và ở nơi làm việc cũng phải có một bộ sơ cứu theo quy định.
- Một bộ sơ cứu tốt nên có một chiếc “chăn không gian”, mảnh vật liệu nhẹ với chất liệu đặc biệt để giữ ấm cơ thể. Đây là vật dụng vô cùng cần thiết cho những người rét hoặc run, vì nó có thể giúp họ khỏi rơi vào trạng thái sốc.
-
4Hỏi người bị thương những câu cơ bản. Điều quan trọng là biết về trạng thái ý thức của nạn nhân để hiểu rõ hơn về chấn thương của họ. Nếu nạn nhân dường như nhầm lẫn khi được hỏi hoặc trả lời sai câu hỏi, điều này cho thấy là có thể đã có những chấn thương khác. Nếu không biết nạn nhân có bất tỉnh hay không, bạn hãy chạm vào vai họ và hỏi to “Anh có sao không?"[8]
- Bạn nên hỏi những câu như: Anh tên là gì? Hôm nay là thứ mấy? Anh bao nhiêu tuổi?
- Nếu nạn nhân không trả lời, bạn có thể thử xoa ngực hoặc kéo dái tai của họ để giữ cho họ tỉnh táo. Bạn cũng có thể chạm khẽ vào mí mắt nạn nhân xem họ có mở mắt không.
- Khi đã xác định được trạng thái ý thức của người đó, bạn hãy kiểm tra xem họ có biến chứng y khoa nào không. Hỏi xem họ có vòng đeo tay theo dõi sức khỏe hoặc ID y tế (định danh y tế) nào không.
-
5Tránh di chuyển người bị thương. Nếu nạn nhân bị chấn thương cổ, việc di chuyển có thể gây tổn thương cột sống. Bạn luôn luôn phải gọi dịch vụ cấp cứu nếu có người bị chấn thương cổ và không thể tự di chuyển.[9]
- Nếu nạn nhân không tự bước đi được vì bị thương ở chân hoặc bàn chân, bạn có thể giúp họ di chuyển bằng cách giữ hai vai và dìu họ đi.
- Nếu người bị nạn sợ phải rời khỏi tình huống nguy hiểm, bạn hãy trấn an họ.
-
6Chỉ dùng điện thoại để tìm sự trợ giúp. Bạn cần hoàn toàn tập trung vào tình huống hiện tại, và bạn sẽ bị phân tâm nếu nói chuyện điện thoại. Hơn nữa, nếu bạn dùng điện thoại kiểu cũ thì có thể không nhận được cuộc gọi mà điều hướng viên cứu hộ đang cố liên lạc với bạn. Đừng dùng điện thoại trừ khi cần gọi sự giúp đỡ.
- Nếu bạn không chắc đây có phải là tình huống khẩn cấp thực sự hay không, hãy gọi cho dịch vụ cấp cứu, và điều phối viên sẽ giúp bạn biết có cần điều nhân viên cứu hộ đến không.
- Đừng cố ghi lại tình huống khẩn cấp, trừ khi bạn biết chắc là mình đã ra khỏi tình huống nguy hiểm. Việc chụp ảnh “tự sướng” hoặc đăng tình huống đang xảy ra lên các mạng xã hội có thể gây tổn thương thêm và dẫn đến các rắc rối về pháp luật.
Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Chuẩn bị
-
1Lập sẵn một kế hoạch ứng phó trong tình trạng khẩn cấp. Phản ứng tốt nhất trong tình huống khẩn cấp là làm theo kế hoạch ứng phó ở nhà hoặc nơi làm việc. Có thể có những người được huấn luyện và phân công chỉ huy khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. Trong tình huống khẩn cấp, bạn sẽ tiết kiệm được năng lượng và thời gian quý giá bằng cách tuân theo kế hoạch và sự điều khiển của người chỉ huy, cho dù bạn không hoàn toàn đồng ý với họ.[10]
- Kế hoạch ứng phó cần phải có nơi tập kết để mọi người tìm đến khi đã di tản khỏi nhà hoặc tòa nhà.
- Dán số điện thoại khẩn cấp gần nơi đặt điện thoại.
- Các thông tin y tế quan trọng cần được lưu trong điện thoại hoặc cất trong ví.
-
2Biết địa chỉ của bạn. Bạn sẽ cần biết vị trí mình đang ở để báo với điều phối viên cấp cứu. Địa chỉ nhà bạn thì dễ biết, nhưng bạn cũng cần nhớ địa chỉ ở nơi làm việ. Hãy tập thói quen kiểm tra địa chỉ mỗi lần bạn đến đâu đó.[11]
- Nếu không biết địa chỉ cụ thể, bạn hãy nói tên đường hoặc bất cứ đường giao nhau hoặc các cột mốc nào bạn biết.
- Nếu điện thoại của bạn được tích hợp GPS, bạn có thể sử dụng điện thoại để xác định địa chỉ. Tuy nhiên, thao tác này sẽ tốn nhiều thời gian quý giá trong tình huống khẩn cấp.
-
3Xác định lối thoát hiểm gần nhất. Bạn luôn luôn nên lưu ý đến lối thoát hiểm của tòa nhà bạn đang ở, bất kể là nhà ở, văn phòng hoặc các địa điểm công cộng. Xác định ít nhất 2 lối thoát hiểm để phòng khi một lối bị tắc nghẽn. Ở những nơi làm việc hoặc các địa điểm công cộng, các lối thoát hiểm thường được đánh dấu rõ ràng.[12]
- Chọn hai địa điểm mà bạn có thể tập hợp lại với gia đình hoặc các đồng nghiệp. Một địa điểm nên ở bên ngoài nhà hoặc nơi làm việc. Địa điểm kia phải ở bên ngoài vùng xảy ra sự cố, phòng khi trong vùng không còn an toàn.
- Theo luật, các lối thoát hiểm phải tiếp cận được trên thực tế.
-
4Học một lớp sơ cứu. Bộ sơ cứu sẽ không giúp được gì nếu bạn không biết cách sử dụng. Việc học cách băng bó, đặt garô và sử dụng các dụng cụ khác sẽ có ích trong tình huống khẩn cấp. Tại Mỹ, hội Chữ Thập Đỏ thường xuyên mở các khóa học sơ cứu tại hầu hết các vùng.[13]
- Nhiều khóa học của hội Chữ Thập Đỏ cũng có trên mạng.
- Các khóa học sơ cứu có thể nhắm vào từng lứa tuổi cụ thể. Nếu có con nhỏ hoặc chỉ muốn giúp đỡ trẻ em trong tình huống khẩn cấp, bạn hãy tìm khóa học sơ cứu nhằm giúp đỡ trẻ em. Nếu làm việc với trẻ em, bạn buộc phải học lớp huấn luyện này theo luật.
-
5Cân nhắc học kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR) bên cạnh các kỹ năng sơ cứu. CPR là kỹ thuật có thể cứu sống bệnh nhân lên cơn đau tim. Nếu chưa biết cách hồi sức tim phổi, bạn vẫn có thể thực hiện kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực cho người có biểu hiện nghi ngờ lên cơn đau tim.[14]
- Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực là thao tác ép nhanh lên lồng ngừng với tốc độ 100 lần ép mỗi phút, hoặc 1 lần ép mỗi giây.
- Kỹ thuật CPR sẽ do hội Chữ Thập Đỏ hướng dẫn. Nếu bạn có con nhỏ, hãy học một khóa dạy kỹ thuật CPR cho trẻ em để chuẩn bị ứng phó trong tình trạng khẩn cấp. Nếu công việc của bạn có liên quan đến trẻ em, bạn cũng sẽ được yêu cầu học khóa huấn luyện này theo quy định.
-
6Biết về các hóa chất có trong nhà hoặc nơi làm việc. Nếu tình trạng khẩn cấp xảy ra ở nơi làm việc, bạn nên biết phải tìm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất cho mọi loại hóa chất được sử dụng ở đâu. Liệt kê danh sách các hóa chất sử dụng trong nhà hoặc nơi làm việc kèm với các biện pháp sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp sẽ là cách hiệu quả nhất mà bạn có thể chuẩn bị cho tình trạng khẩn cấp.[15]
- Nơi làm việc của bạn sẽ có bồn rửa mắt nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Nhớ chia sẻ các thông tin liên quan về các loại hóa chất với đội cứu hộ.
-
7Dán các số điện thoại khẩn cấp gần nơi đặt điện thoại. Bạn hãy dán số điện thoại khẩn cấp như 113, 114, 115 cùng với các số điện thoại của các thành viên trong gia đình có thể liên lạc. Số điện thoại của trung tâm chống độc, trung tâm cấp cứu và của bác sĩ cũng nên dán bên cạnh số điện thoại liên lạc của hàng xóm hoặc bạn bè hoặc họ hàng gần đó và số điện thoại ở nơi làm việc của bạn.[16]
- Mọi thành viên trong nhà, bao gồm cả bọn trẻ, đều phải tiếp cận được các số điện thoại này trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp.
- Với trẻ em, người già hoặc người khuyết tật, bạn nên cân nhắc dán giấy ghi lời nhắc để giúp họ nhớ phải nói gì với mọi người khi gọi điện. Thậm chí bạn có thể diễn tập với họ và hướng dẫn họ cách hành động đúng trong các tình huống khẩn cấp khác nhau.
-
8Đeo ID y tế nếu bạn có bệnh mãn tính. Nếu bạn có các bệnh mà đội cứu hộ cần biết, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, một số bệnh dị ứng, động kinh, các chứng co giật khác hoặc các bệnh lý khác, ID y tế sẽ cung cấp các thông tin khi bạn không nói được.[17]
- Thông thường, các nhân viên cấp cứu sẽ tìm ID y tế ở cổ tay của nạn nhân. Ngoài ra, ID y tế cũng thường được đeo như dây chuyền ở cổ.
- Những người khuyết tật và có các bệnh lý như hội chứng Tourette, tự kỷ, sa sút trí tuệ, v.v… có thể cần theo thẻ ID y tế để giúp nhân viên cứu hộ hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi của họ.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Đảm bảo mọi người trong nhà hoặc nơi làm việc biết chỗ để bộ sơ cứu.
- Để một bộ sơ cứu trong xe.
- Có thể bạn cần có một số điện thoại liên lạc ở ngoài vùng bị ảnh hưởng để phòng trường hợp tất cả các đường dây điện thoại trong vùng đều bận.
Cảnh báo
- Đừng bao giờ di chuyển một người bị chấn thương cổ.
- Không bao giờ để để cửa mở ở nơi làm việc. Lối thoát hiểm cần phải mở được từ bên trong để đề phòng những người không phận sự xâm nhập.
- Không kê gối dưới đầu của người bị bất tỉnh, vì điều này có thể dẫn đến tổn thương cột sống.
- Không cúp điện thoại khi nói chuyện với điều phối viên cấp cứu cho đến khi họ bảo bạn có thể cúp máy.
- Đừng bao giờ cho người bị bất tỉnh ăn hoặc uống.
Tham khảo
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/dr-gail-gross/staying-calm-during-an-em_b_7749812.html
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001927.htm
- ↑ http://www.osh.net/articles/archive/osh_basics_2001_nov27.htm
- ↑ http://publicsafety.med.miami.edu/emergencies-what-to-do/emergency-active-shooter
- ↑ http://www.fortis.edu/blog/healthcare-medical/emergency-situation-keeping-calm-as-an-emt/
- ↑ http://www.fortis.edu/blog/healthcare-medical/emergency-situation-keeping-calm-as-an-emt/
- ↑ http://www.redcross.org/prepare/location/home-family/get-kit/anatomy
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000022.htm
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001927.htm
- ↑ http://www.osh.net/articles/archive/osh_basics_2001_nov27.htm
- ↑ http://www.osh.net/articles/archive/osh_basics_2001_nov27.htm
- ↑ http://www.osh.net/articles/archive/osh_basics_2001_nov27.htm
- ↑ http://www.redcross.org/take-a-class/program-highlights/cpr-first-aid
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cpr/basics/art-20056600
- ↑ http://www.ccohs.ca/oshanswers/chemicals/firstaid.html
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001927.htm
- ↑ http://www.americanmedical-id.com/about_us/frequent.php
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Handle an Emergency Situation
Français:faire face à une situation d'urgence
Bahasa Indonesia:Menangani Situasi Darurat
العربية:التعامل مع موقف طارئ
中文:处理紧急情况
Nederlands:Een noodsituatie aanpakken
Trang này đã được đọc 6.389 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo