Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bất kể bạn có tin hay không, xét nghiệm insulin khác với xét nghiệm đường huyết thông thường. Xét nghiệm đường huyết cho biết mức đường trong máu, trong khi xét nghiệm insulin chỉ ra tình trạng hạ đường huyết, kháng insulin, cùng với các bệnh khác như ung thư tuyến tụy.[1] Nếu bạn muốn xét nghiệm insulin thì chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy đọc tiếp để biết tất cả các câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp liên quan đến insulin.

Question 1 của 7:

Bạn có thể xét nghiệm insulin tại nhà không?

  1. Không thể. Đáng tiếc là việc xét nghiệm insulin phức tạp hơn nhiều so với kiểm tra đường huyết, và chỉ có thể thực hiện bởi kỹ thuật viên với thiết bị chuyên dụng của phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, bạn chỉ có thể nhận kết quả xét nghiệm từ phòng thí nghiệm.[2]
    Quảng cáo
Question 2 của 7:

Xét nghiệm insulin và xét nghiệm đường huyết có giống nhau không?

  1. Không giống nhau. Kiểm tra đường huyết sử dụng thiết bị đo đường huyết tại nhà hoặc máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) để phân tích lượng đường trong máu.[3] Kiểm tra insulin là xét nghiệm để đo lượng insulin trong máu.[4]
    • Xét nghiệm insulin cũng có thể chỉ ra nguyên nhân hạ đường huyết.
    • Kháng insulin là tình trạng mà tế bào không sử dụng insulin một cách hiệu quả và không thể chuyển hóa glucô dễ dàng. Vì vậy, tuyến tụy sẽ sản sinh ra nhiều insulin hơn.[5]
Question 3 của 7:

Khi nào tôi nên xét nghiệm insulin?

  1. 1
    Hãy kiểm tra insulin nếu bạn có triệu chứng hạ đường huyết. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, mờ mắt, xuất hiện cơn đói khủng khiếp, hay nhầm lẫn, nhịp tim không đều, ra mồ hôi, hoặc run rẩy tay chân, bạn có thể bị hạ đường huyết. Xét nghiệm insulin có thể đưa ra chẩn đoán cụ thể hơn.[6]
  2. 2
    Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm insulin nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm insulin giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sản xuất insulin. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm này nếu họ nghĩ bạn bị kháng insulin, cho dù bạn không mắc bệnh tiểu đường.[7]
    Quảng cáo
Question 4 của 7:

Tôi cần xét nghiệm insulin bao lâu một lần?

  1. Chỉ xét nghiệm nếu bác sĩ yêu cầu. Cả người bị tiểu đường và người không bị tiểu đường đều có thể cần xét nghiệm insulin, nhưng vì những lý do khác nhau. Đối với người không bị tiểu đường, xét nghiệm này có thể kiểm tra tình trạng kháng insulin, và chỉ ra nguyên nhân hạ đường huyết. Đối với người bị tiểu đường, xét nghiệm insulin giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh của bạn.[8]
Question 5 của 7:

Bạn đo insulin bằng cách nào?

  1. Bạn không thể đo mà bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm nếu họ nghĩ là cần thiết. Khi bác sĩ yêu cầu xét nghiệm, hãy lên lịch hẹn với phòng thí nghiệm. Kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu từ cánh tay của bạn. Sau khi xét nghiệm mẫu máu, phòng thí nghiệm sẽ thông báo nếu mức insulin quá cao hay thấp.[9]
    • Hỏi phòng thí nghiệm xem bao giờ có kết quả xét nghiệm.
    Quảng cáo
Question 7 của 7:

Xét nghiệm sẽ cho kết quả như thế nào?

  1. Kết quả xét nghiệm chỉ ra tình trạng insulin bình thường, cao hay thấp.[11] Nếu kết quả xét nghiệm là “cao”, bạn có thể bị tăng đường huyết, kháng insulin, tiểu đường loại 2, rối loạn tuyến thượng thận, hoặc ung thư tuyến tụy. Nếu kết quả xét nghiệm là “thấp”, bạn có thể bị tiểu đường loại 1, hạ đường huyết, hoặc viêm tụy. Trao đổi với bác sĩ để xem họ nghĩ thế nào về kết quả đó.[12]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Trưởng thànhTrưởng thành
Mở nắp lọ có cơ cấu chống trẻ em
Vượt qua Sự tự tiVượt qua Sự tự ti
Có giọng nói hayCó giọng nói hay
Nhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nướcNhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nước
Vượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại giaVượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại gia
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Ngừng Nghĩ ngợi Quá nhiềuNgừng Nghĩ ngợi Quá nhiều
Có đôi mắt sáng trongCó đôi mắt sáng trong
Mỉm cười Một cách Thường xuyên hơnMỉm cười Một cách Thường xuyên hơn
Vượt qua xét nghiệm ma túy qua nang tócVượt qua xét nghiệm ma túy qua nang tóc
Rèn luyện sức khỏeRèn luyện sức khỏe
Loại bỏ sẹo do tự rạchLoại bỏ sẹo do tự rạch
Giảm CânGiảm Cân
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Damaris Vega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Damaris Vega, MD. Damaris Vega tốt nghiệp loại xuất sắc từ trường Đại học Công giáo Giáo hoàng của Puerto Rico với bằng cử nhân về khoa học tổng quát và sau đó lấy bằng bác sĩ tại Trường Y khoa Ponce, Ponce, Puerto Rico. Trong thời gian học tại trường y khoa, cô là chủ tịch của Hội Sinh viên Xuất sắc Alpha Omega Alpha và được bầu làm người đại diện tham gia vào Hiệp hội Các Trường Y khoa Mỹ. Sau đó cô hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về y học nội khoa và nghiên cứu sinh tiến sĩ về nội tiết tố học, bệnh đái tháo đường, khoáng chất và sự trao đổi chất tại Trường Y khoa Tây Nam thuộc Đại học Texas, kể từ đó cô làm chuyên gia về nội tiết tố tại các khu vực thuộc Dallas và Houston. Vega được ủy ban chứng nhận về nội tiết tố học, bệnh đái tháo đường và sự trao đổi chất. Cô nhiều lần được Ủy ban Quốc gia về Bảo đảm Chất lượng công nhận về kỹ năng chăm sóc bệnh nhân xuất sắc và nhận được giải thưởng Sự Lựa Chọn của Bệnh Nhân vào các năm 2008, 2009 và 2015. Bác sĩ Vega là thành viên của Hội Các Chuyên gia Nội tiết tố học Lâm sàng Mỹ và là thành viên tích cực của Hiệp hội Bác sĩ Nội tiết tố Lâm sàng Hoa Kỳ, Hiệp hội Bệnh Đái tháo đường Hoa Kỳ và Hội Nội tiết tố. Cô cũng là người sáng lập và CEO của Houston Endocrinology Center và là nghiên cứu viên chính tại nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng của công ty Juno Research.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 851 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo