Bài viết này đã được cùng viết bởi Payam Daneshrad, MD. Payam Daneshrad là bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ phẫu thuật tạo hình mặt, chủ sở hữu và giám đốc của DaneshradClinic tại Los Angeles, California. Với hơn 19 năm kinh nghiệm, bác sĩ Daneshrad chuyên về phẫu thuật tai mũi họng-đầu và cổ cho người lớn và trẻ em, phẫu thuật mũi không nhét bấc, phẫu thuật xoang xâm lấn tối thiểu và điều trị ngáy khi ngủ. Ông cũng sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật tai mũi họng mới nhất để cắt amidan, trị sùi vòm họng, cắt tuyến giáp và tuyến cận giáp. Daneshrad tốt nghiệp cử nhân khoa học từ trường Đại học California, Berkeley. Ông lấy bằng Bác sĩ Y khoa (MD) của Trường Y thuộc Đại học Tulane, nơi ông được tiếp nhận vào AOA - tổ chức tôn vinh những người công tác trong ngành y tế và Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Tulane. Daneshrad học chuyên ngành y ở trường Đại học Nam California, nơi ông hiện đang giữ chức Phó Giáo sư Lâm sàng. Daneshrad là bác sĩ tai mũi họng và bác sĩ phẫu thuật tạo hình mặt cho Los Angeles Sparks và cho các đội thể thao của Đại học Loyola Marymount.
Có 14 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 30.296 lần.
Vòi Ớt-tát (vòi nhĩ) là những ống nhỏ nằm bên trong đầu, nối tai giữa với vòm mũi họng.[1] Vòi nhĩ có thể bị tắc nghẽn do cảm lạnh hay dị ứng. Trường hợp nghiêm trọng hơn cần phải có sự thăm khám của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhẹ và vừa, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian, thuốc không kê toa và các phương pháp được chỉ định.
Các bước
Điều trị tắc vòi nhĩ tại nhà
-
1Nhận ra các triệu chứng. Dù nguyên nhân là do bệnh cảm lạnh, dị ứng hay nhiễm trùng, ống Ớt-tát sẽ cản trở luồng không khí đi qua khi bị sưng. Kết quả là áp lực thay đổi và đôi khi gây tụ dịch bên trong tai. Nếu điều đó xảy ra, bạn sẽ thấy những dấu hiệu sau:[2]
- Đau tai hay cảm giác "đặc nghẹt" trong tai.
- Tiếng reng hoặc tiếng nổ lụp bụp trong tai không phải từ môi trường bên ngoài.
- Trẻ con có thể diễn tả âm thanh này giống như cảm giác “nhột”.[3]
- Nghe không rõ.
- Chóng mặt và khó giữ thăng bằng.
- Những triệu chứng sẽ tăng lên khi người bệnh đột ngột thay đổi độ cao — chẳng hạn như khi đi máy bay, đi thang máy, leo núi/lái xe lên những vùng núi cao.
-
2Vặn hàm. Đây là mẹo rất đơn giản được biết đến như kỹ thuật đầu tiên của nghiệm pháp Edmonds. Bạn chỉ cần đưa hàm của mình ra phía trước, sau đó, vặn hàm tới lui, từ bên này sang bên kia.[4] Nếu vòi nhĩ chỉ bị nghẽn nhẹ, động tác này sẽ làm thông ống Ớt-tát và không khí sẽ lại lưu thông bình thường.
-
3Thực hiện nghiệm pháp Valsalva.[5] Liệu pháp này dựa trên việc cố gắng đẩy không khí xuyên qua những chỗ tắc nghẽn nhằm thiết lập lại luồng khí lưu thông. Khi bạn cố thổi qua những chỗ nghẹt, áp suất không khí trong cơ thể sẽ bị tác động. Luồng không khí được đẩy ra đột ngột khi bạn thở ra sẽ làm thay đổi nhịp tim và huyết áp nhanh chóng, vì vậy, bạn cần thực hiện thật nhẹ nhàng.[6] [7]
- Hít một hơi thật sâu rồi nín thở, ngậm chặt miệng, bịt mũi lại.[8]
- Cố gắng thổi không khí ra theo đường mũi đang được bịt chặt.
- Nếu liệu pháp hiệu quả, bạn sẽ nghe một tiếng “pốc” trong tai, và những triệu chứng sẽ giảm nhẹ.
-
4Thực hiện nghiệm pháp Toynbee.[9] Tương tự nghiệm pháp Valsalva, nghiệm pháp Toynbee cũng làm thông vòi nhĩ bị tắc. Tuy nhiên, thay vì bệnh nhân được yêu cầu điều khiển áp suất không khí bằng việc thở, bác sỹ sẽ yêu cầu họ nuốt. Nghiệm pháp được tiến hành như sau:[10]
- Bóp mũi lại.
- Uống một ngụm nước.
- Nuốt xuống.
- Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn nghe tiếng "pốc" cảm thấy tai đã thông trở lại.
-
5Thổi bong bóng bằng mũi. Thoạt nghe có vẻ ngốc nghếch nhưng hành động này chính là nghiệm pháp Otovent, vốn rất hiệu quả trong việc cân bằng áp suất không khí trong tai. Mua một “quả bóng Otovent” trên mạng hoặc trong các nhà thuốc lớn. Thực ra, thiết bị này cũng chỉ là một quả bong bóng bình thường có vòi vừa với lỗ mũi của chúng ta.[11] Nếu tìm được một chiếc vòi hay ống nối với kích thước vừa khít với miệng bong bóng và lỗ mũi của mình, bạn có thể tự làm một quả bong bóng Otovent tại nhà.
- Đút vòi thổi vào một bên lỗ mũi, dùng ngón tay bịt lỗ mũi bên kia lại.[12]
- Cố gắng thổi phồng quả bóng bằng mũi cho đến khi quả bóng đạt kích thước bằng một nắm tay.
- Lặp lại quá trình này với bên mũi còn lại. Thực hiện luân phiên, liên tục cho đến khi bạn nghe một tiếng “poc”, điều này cho thấy luồng không khí đã thông trong ống Ớt-tát.
-
6Nuốt xuống trong khi bịt mũi.[13] Đây gọi là nghiệm pháp Lowery, và nó không đơn giản như bạn nghĩ. Trước khi nuốt, bạn phải tạo nên một áp suất không khí bên trong cơ thể bằng cách ép hơi như khi bạn đi đại tiện. Trong lúc nín thở và bịt chặt mũi, bạn sẽ cảm thấy như mình đang thổi luồng khí đi qua các vòi bị tắc. Một số người cảm thấy rất khó để nuốt xuống trong những điều kiện như vậy bởi vì áp suất trong cơ thể đang cao. Hãy kiên nhẫn và cố gắng tiếp tục. Chỉ cần thực hành đủ, nghiệm pháp này sẽ làm thông vòi nhĩ của bạn.
-
7Chườm tấm sưởi hay vải ấm lên tai. Cách này vừa giúp giảm những cơn đau mà bạn có thể phải chịu đựng vừa điều trị chứng tắc nghẽn. Nhiệt độ vừa phải của gạc ấm có thể sẽ phá vỡ sự tắc nghẽn và làm thông vòi nhĩ.[14] Nếu sử dụng tấm sưởi, bạn nên lót một miếng vải giữa tấm sưởi và da để tránh bị bỏng.
-
8Sử dụng thuốc làm thông mũi.[15] Thuốc nhỏ tai sẽ không thể làm thông tắc nghẽn vì ống tai hiện đang bị bít. Tai và mũi thông nhau qua các ống, vì vậy việc sử dụng thuốc xịt mũi là một cách hiệu quả để điều trị chứng nghẽn vòi nhĩ. Đưa ống xịt mũi vào lỗ mũi sao cho ống nhỏ mũi hướng về phía sau cổ họng và chai thuốc gần vuông góc với mặt. Khi xịt thuốc vào mũi, bạn cần hít vào vừa đủ để thuốc đi xuống phía sau cổ họng, đừng hít quá mạnh; nếu không, thuốc sẽ bị trôi tuột xuống hoặc bị đẩy trở ra miệng.
- Sau khi sử dụng thuốc xịt mũi, bạn hãy thực hiện một trong những nghiệm pháp đã trình bày ở trên. Đây là thời điểm thích hợp và hiệu quả hơn cả để thực hiện các nghiệm pháp này.
-
9Uống thuốc kháng histamine nếu vấn đề của bạn là do dị ứng gây ra.[16] Mặc dù thuốc trị dị ứng không phải là phương pháp chính điều trị tắc nghẽn vòi nhĩ, nhưng chúng có thể giúp giảm bớt sự tắc nghẽn do dị ứng. Hỏi ý kiến bác sỹ xem giải pháp này có tốt cho bạn hay không.
- Lưu ý rằng thuốc kháng histamine thường chống chỉ định với người bị nhiễm trùng tai.
Quảng cáo
Đi khám bệnh
-
1Đề nghị được kê toa thuốc xịt mũi.[17] Mặc dù có thể dùng thuốc xịt mũi không kê toa để điều trị tắc nghẽn, nhưng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt khi sử dụng thuốc thông mũi theo đơn. Nếu triệu chứng của bạn là do dị ứng, hãy hỏi bác sĩ xem họ có thể kê toa thuốc steroid và/hoặc thuốc xịt mũi kháng histamine để giải quyết vấn đề hay không.
-
2Dùng kháng sinh nếu bị nhiễm trùng tai. Mặc dù bệnh tắc vòi tai thường vô hại và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng nó có thể dẫn đến chứng nhiễm trùng tai, gây ra đau đớn và mất phương hướng.[18] Nếu tình trạng tắc nghẽn của bạn tiến triển đến mức đó, bạn hãy đến bác sỹ để được kê toa thuốc kháng sinh. Có thể bạn sẽ không được kê toa thuốc kháng sinh trừ khi sốt cao 39°C hoặc hơn trong vòng 48 giờ.
- Sử dụng theo liều lượng hướng dẫn một cách chuẩn xác. Cho dù những triệu chứng của bạn có thuyên giảm trong thời gian còn dùng kháng sinh thì bạn vẫn phải hoàn thành toàn bộ liệu trình kháng sinh được chỉ định.
-
3Trao đổi với bác sỹ về phẫu thuật rạch màng nhĩ. Trong một số ca tắc nghẽn, bác sỹ sẽ đề nghị phẫu thuật nhằm thiết lập luồng không khí lưu thông đến tai giữa. Có hai loại phẫu thuật, trong đó, phẫu thuật rạch màng nhĩ diễn ra nhanh hơn. Bác sỹ sẽ tạo ra một vết rạch ở trống tai (màng nhĩ), sau đó hút chất dịch tích tụ trong tai giữa ra ngoài. Bạn nên mong rằng vết rạch sẽ lành lại một cách từ từ. Vì sao ư? Điều này nghe có vẻ ngược đời, nhưng nếu vết cắt “được” hở đủ lâu, phần ống Ớt-tát bị sưng sẽ có thể xẹp xuống lại như bình thường. Nếu như vết rạch chóng lành (trong vòng ba ngày), chất dịch có khả năng sẽ tích tụ lại trong tai giữa và các triệu chứng sẽ tái phát.
-
4Cân nhắc về việc đặt ống cân bằng áp suất. Phương pháp phẫu thuật này có tỉ lệ thành công cao hơn, tuy nhiên, đây là một quá trình kéo dài. Cũng như thủ thuật rạch màng nhĩ, bác sỹ sẽ tạo ra một vết rạch trên trống tai và hút hết chất dịch tích tụ ra ngoài. Khi đó, bác sỹ sẽ chèn một ống nhỏ vào màng nhĩ để thông khí cho tai giữa. Khi màng nhĩ lành lại, chiếc ống sẽ tự động bị đẩy ra ngoài, tuy nhiên, quá trình này phải mất từ sáu tháng đến một năm. Phương pháp này được khuyến nghị áp dụng đối với những bệnh nhân bị tắc vòi nhĩ mãn tính, vì thế bạn nên trao đổi thật kỹ với bác sỹ trước khi quyết định.
- Tuyệt đối không để nước vào tai trong suốt thời gian ống dẫn cân bằng áp suất được lắp đặt. Nhét bông gòn hoặc nút bịt tai vào tai khi tắm và sử dụng nút bịt tai chuyên dụng nếu đi bơi.
- Nếu nước đi qua ống dẫn và thấm vào tai giữa, bạn có thể bị nhiễm trùng tai.
-
5Điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn. Tắc nghẽn vòi nhĩ thường là hậu quả của một số bệnh gây ra dịch nhầy và sưng mô, cản trở đường lưu thông bình thường của không khí. Những nguyên nhân thường gặp nhất gây sưng mô và tích tụ chất nhầy trong khu vực này bao gồm cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng xoang mũi và dị ứng.[19] Đừng lơ là và để những tình trạng sức khỏe này tiến triển thành các vấn đề về tai trong. Đi khám bệnh cảm lạnh và cảm cúm càng sớm càng tốt, ngay khi những triệu chứng đầu tiên vừa xuất hiện. Trao đổi với bác sỹ về cách chăm sóc bản thân nhằm phòng tránh những tình trạng tái phát như viêm xoang và dị ứng.Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu bạn biết trong tai mình có dịch thì không nên sử dụng những sản phẩm vệ sinh tai. Những dung dịch này có thể gây nhiễm trùng và chúng thật sự không cần thiết vì bên trong tai bạn là dịch chứ không phải ráy tai.
- Khi bị đau tai, bạn không nên nằm với tư thế đầu bằng vai.
- Kê thêm một chiếc gối khi nằm. Điều này sẽ giúp dẫn lưu chất dịch và làm bạn đỡ khó chịu hơn trong khi ngủ.
- Dùng một loại đồ uống ấm nào đó (chẳng hạn như trà) thay cho nước lạnh.
- Thử ngậm vài viên đu đủ (chỉ dùng loại nhai được) trong miệng. Papain- thành phần chính trong quả đu đủ xanh – là chất làm tiêu dịch rất tốt. Bạn cũng có thể dùng cỏ ca ri.
- Đối với cơn đau do tắc nghẽn tai, bạn hãy đề nghị bác sỹ kê cho bạn thuốc nhỏ giảm đau. Bạn cũng có thể dùng những loại thuốc không theo toa khác như ibuprofen, acetaminophen hay naproxen sodium nhằm giảm đau.
- Đội mũ có chụp tai để giữ ấm cho tai và đầu. Điều này giúp làm tiêu dịch.
- Thử dùng thuốc nhỏ thông xoang Vicks vapor drop. Dược phẩm này làm cho tai bạn dễ thông hơn.
Cảnh báo
- Nếu bạn sử dụng thuốc xịt mũi không theo toa vài ngày mà không có hiệu quả, hãy tạm ngưng và hỏi ý kiến bác sỹ. Nếu không có hiệu quả mà bạn vẫn tiếp tục sử dụng thì tình trạng tắc nghẽn thậm chí sẽ còn nghiêm trọng hơn.
- Tránh xịt rửa tai bằng dụng cụ rửa mũi hoặc nến xông tai. Những sản phẩm này chưa được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận là an toàn để sử dụng trong trường hợp bị tắc nghẽn tai.
- Không đi LẶN khi đang mắc các vấn đề về cân bằng áp suất trong vòi nhĩ! Sự mất cân bằng áp suất sẽ gây ra "sức ép lên tai" và điều này rất đau đớn.[20]
Tham khảo
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/blocked-eustachian-tubes-topic-overview
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/blocked-eustachian-tubes-topic-overview
- ↑ http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/eustachian-tube-dysfunction/symptoms.html
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=NYnnAH2iInc
- ↑ http://www.cvphysiology.com/Hemodynamics/H014.htm
- ↑ http://www.cvphysiology.com/Hemodynamics/H014.htm
- ↑ http://www.physiotherapy-treatment.com/valsalva-maneuver.html
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=NYnnAH2iInc
- ↑ http://staff.washington.edu/ekay/MEbaro.html# Toynbee
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=NYnnAH2iInc
- ↑ http://www.nh.org.au/userfiles/files/GP/ENT/Ear/ETD.pdf
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=NYnnAH2iInc
- ↑ http://www.divescubasteve.com/clearing.htm
- ↑ http://www.foodpyramid.com/conditions-disorders/ear-congestion-causes-and-treatment-for-congested-ears-10701/
- ↑ http://www.fauquierent.net/etd2.htm
- ↑ http://blogs.webmd.com/all-ears/2009/07/eustachian-tube-dysfunction-etd.html
- ↑ http://www.fauquierent.net/etd2.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ear-infections/basics/causes/con-20014260
- ↑ http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/eustachian-tube-dysfunction/causes-risk-factors.html
- ↑ http://www.diversalertnetwork.org/medical/articles/Ears_and_Sinuses