Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 20.995 lần.
Có thể bạn không nhìn thấy, nhưng lũ ruồi hút máu luôn chực chờ phá hoại niềm vui tận hưởng những ngày hè của bạn. Ruồi hút máu là những con côn trùng bay nhỏ xíu, khi cắn sẽ để lại nốt sưng đau, ngứa và có thể gây tổn thương.[1] May mắn là bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng do vết cắn gây ra. Khi đã xác định được các triệu chứng, bạn có thể bắt đầu điều trị tại nhà hoặc tìm sự chăm sóc y tế. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh bị ruồi hút máu cắn.
Các bước
-
1Rửa vết cắn bằng xà phòng và nước ấm. Bạn luôn luôn nên thực hiện bước này sau khi bị côn trùng cắn. Xà phòng giúp làm sạch vết cắn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nó cũng rửa sạch nước bọt của con côn trùng để lại trên da bạn.[2]
-
2Chườm đá hoặc túi chườm lạnh để giảm đau và sưng. Bọc đá hoặc túi chườm lạnh trong mảnh vải và áp vào da tối đa 15 phút mỗi đợt. Bạn có thể chườm lạnh vài lần mỗi ngày trong hai ngày đầu sau khi bị cắn.[3]
-
3Bôi kem hydrocortisone để giảm ngứa. Bạn có thể mua kem hydrocortisone 1% không kê toa ở hiệu thuốc. Kem có tác dụng giảm ngứa khi bôi lên da.[4] Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì để đảm bảo an toàn.
-
4Thoa lotion calamine để làm dịu vết ngứa. Bạn có thể thoa lotion calamine lên vết cắn như một lựa chọn khác thay thế cho kem hydrocortisone. Lắc chai lotion, sau đó rót một ít lên miếng bông gòn và chấm lên vết cắn.[7]
- Nhớ sử dụng theo hướng dẫn trên chai lotion.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lotion calamine cho trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Bạn có thể thoa lotion calamine theo nhu cầu đến 7 ngày. Nếu các triệu chứng không giảm sau khoảng thời gian này, bạn cần trao đổi với bác sĩ.[8]
-
5Sử dụng lô hội để giảm đau và ngứa. Lô hội là một phương thuốc tự nhiên có tác dụng giảm đau và ngứa do các vết cắn của côn trùng gây ra.[9] Bạn chỉ cần bôi một lượng nhỏ gel lô hội lên vết cắn.
- Bạn có thể mua lô hội tại hầu hết các hiệu thuốc hoặc trên mạng. Đảm bảo rằng sản phẩm lô hội không chứa bất cứ nguyên liệu nào khác. Ví dụ, bạn không nên dùng sữa dưỡng thể có chứa lô hội, vì nó sẽ không giúp giảm các triệu chứng của vết cắn.
-
6Uống thuốc kháng histamine để giảm ngứa. Diphenhydramine (Benadryl) là một lựa chọn tốt, nhưng bạn cũng có thể chọn một loại thuốc khác không gây buồn ngủ. Thuốc kháng histamine giúp ức chế phản ứng của cơ thể đối với vết cắn, nhờ đó giúp giảm ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây buồn ngủ.[10]
- Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi uống thuốc kháng histamine.
- Luôn luôn sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
- Đừng quên rằng thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ, do đó bạn không nên lái xe hoặc tham gia các hoạt động đòi hỏi tập trung cao khi uống thuốc.
- Nếu cần phải uống diphenhydramine lâu hơn 7 ngày, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Bạn chỉ nên uống thuốc này cho đến khi các triệu chứng chấm dứt.
-
7Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và viêm. Bạn có thể uống ibuprofen, aspirin, hoặc Motrin để giảm đau và sưng do vết cắn gây ra. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng hạn chế và không uống chung với các loại thuốc khác.[11]
- Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
- Trao đổi với bác sĩ để đảm bảo bạn có thể uống thuốc NSAID an toàn.
-
8
-
9Chờ khoảng 2 tuần cho vết cắn lành. Mặc dù cần nhiều thời gian vết cắn mới lành hẳn, bạn sẽ thấy vết thương đỡ lên từng ngày. Nếu không thấy cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám bệnh.[14]
- Nếu tình trạng vết cắn xấu đi, bạn nên nhanh chóng hẹn gặp bác sĩ để chắc rằng bạn không bị nhiễm trùng và không bị dị ứng. Các triệu chứng cần theo dõi bao gồm: vết cắn tăng kích thước, đỏ nhiều hơn, xuất hiện mủ, đau và sưng. Bạn cũng có thể bị sốt và có triệu chứng như bệnh cúm vốn là dấu hiệu của nhiễm trùng.[15]
Quảng cáo
-
1Đi cấp cứu nếu bạn bị dị ứng. Mặc dù không phổ biến, một số người có phản ứng dị ứng sau khi bị ruồi hút máu cắn. Đây là trường hợp cấp cứu và phải được chăm sóc y tế kịp thời.[16] Các triệu chứng của phản ứng dị ứng bao gồm:[17]
- Khó thở
- Sưng lưỡi
- Khản giọng
- Mất ý thức
- Ngứa dữ dội
- Phát ban
- Cảm giác châm chích hoặc ngứa trong miệng
-
2Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng. Không may là vết cắn có thể bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể do vi trùng có trong ngòi châm của ruồi hút máu. Ngoài ra, da có thể bị rách khi bạn gãi vào vết cắn. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm:[18]
- Sốt
- Sưng hạch
- Các triệu chứng giống như cúm
- Mủ
- Đau
- Sưng
- Đỏ
-
3Uống hết liệu trình thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Quan trọng là bạn cần uống hết thuốc; nếu không, các triệu chứng có thể tái phát.[19]
-
4Hỏi bác sĩ về việc kê toa thuốc steroid để điều trị tình trạng ngứa nghiêm trọng. Trong các trường hợp hiếm, bác sĩ có thể chỉ định dùng steroid để giảm viêm và ngứa dữ dội. Đây có thể là một lựa chọn nếu không có cách nào khác để giảm nhẹ các triệu chứng.
- Thuốc steroid có thể được tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch.
- Bác sĩ cũng có thể kê toa kem hydrocortisone mạnh hơn.[20]
Quảng cáo
-
1Sử dụng thuốc diệt côn trùng DEET để diệt ruồi hút máu. Các sản phẩm này có thể bảo vệ bạn khi ra ngoài trời. Bạn có thể xịt thuốc diệt côn trùng hoặc dùng các sản phẩm làm cho không gian xung quanh trở nên khó chịu với côn trùng, chẳng hạn như nến. Sản phẩm tốt nhất để chống ruồi hút máu là DEET, nhưng các sản phẩm khác như dầu sả cũng có tác dụng.[21]
- Nhớ tuân theo hướng dẫn trên bao bì khi sử dụng các sản phẩm này. Thuốc diệt côn trùng có thể gây nguy hiểm nếu được dùng không đúng cách.
- Chỉ dùng thuốc diệt côn trùng khi ra ngoài trời. Xịt thuốc lại theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm.
-
2Mặc trang phục bảo vệ cơ thể. Ngăn chặn côn trùng tiếp cận để khỏi bị cắn. Che phủ các vùng da hở bằng áo dài tay, quần dài, giày, tất và mũ. Thậm chí bạn có thể đội mũ có gắn lưới khít để lũ ruồi không cắn vào mặt![22]
- Quần áo vải sáng màu xua đuổi côn trùng tốt hơn vải tối màu.
-
3Đóng cửa sổ và cửa ra vào từ giữa mùa hè đến cuối mùa hè. Những con côn trùng khó chịu này sẽ xâm nhập vào nhà và cắn bạn. Ruồi hút máu có kích thước nhỏ đến mức có thể chui qua lưới chống côn trùng gắn cửa sổ, vì vậy các cửa sổ cần được đóng kín để ngăn chúng vào nhà. Thời gian hoạt động mạnh nhất của ruồi hút máu là buổi sáng và buổi tối, vì vậy việc đóng cửa sổ và cửa ra vào trong thời gian này là đặc biệt quan trọng.[23]
- Lắp lưới trên cửa sổ và cửa ra vào để ngăn chặn những con côn trùng này vào nhà.
-
4Dùng quạt xua đuổi ruồi hút máu. Lũ côn trùng có thể gặp khó khăn khi bay trong khu vực có mở quạt. Bất cứ loại quạt nào cũng có tác dụng, nhưng quạt quay sẽ bảo vệ được khu vực rộng nhất.[24]
- Sử dụng quạt sao cho an toàn! Không để quạt gần hồ nước hoặc các vùng có nước, vì quạt có thể rơi xuống nước và gây nguy cơ xảy ra tai nạn điện giật. Đảm bảo dây nối điện phải được cắm một cách an toàn và không gây nguy hiểm.
-
5Tránh những khu vực đất ẩm ướt như xung quanh các vùng nước trong mùa cao điểm. Ruồi hút máu đẻ trứng trong đất ẩm xung quanh sông, hồ và các vùng nước khác. Từ giữa mùa hè đến cuối mùa hè là mùa hoạt động mạnh nhất của ruồi hút máu, do đó bạn sẽ phải đối phó với chúng nhiều hơn trong khoảng thời gian này.[25]
- Khi đi cắm trại trong suốt mùa hè, bạn nên chọn địa điểm cách xa vùng nước.
- Các vùng ven biển có thể là nơi sinh sống chủ yếu của ruồi hút máu, vì vậy bạn nên tham khảo bản đồ địa phương trước khi đi du lịch hoặc mua tài sản ở các vùng ven biển.
Quảng cáo
Cảnh báo
- Đến gặp bác sĩ nếu vết cắn không đỡ sau vài ngày.
- Cẩn thận khi sử dụng thuốc diệt côn trùng. Luôn luôn tuân theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm, vì chúng có thể gây nguy hại nếu được sử dụng không đúng.
- Đến gặp bác sĩ nếu vết cắn ở gần mắt hoặc miệng.
Tham khảo
- ↑ http://entnemdept.ufl.edu/creatures/aquatic/biting_midges.htm
- ↑ https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-insect-bites/basics/art-20056593
- ↑ https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-insect-bites/basics/art-20056593
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html
- ↑ https://www.drugs.com/cdi/hydrocortisone-cream-gel-ointment-and-solution.html
- ↑ https://patient.info/medicine/hydrocortisone-for-mild-inflammatory-skin-conditions
- ↑ https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-insect-bites/basics/art-20056593
- ↑ https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/calamine-topical-route/precautions/drg-20062463
- ↑ https://www.medicinenet.com/flea_bites_in_humans/article.htm#what_are_fleas_what_do_they_look_like
- ↑ https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/calamine-topical-route/proper-use/drg-20062463
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html
- ↑ http://ucanr.edu/blogs/blogcore/postdetail.cfm?postnum=10473
- ↑ http://ucanr.edu/blogs/blogcore/postdetail.cfm?postnum=10473
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/insect-bites-and-stings/
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html
- ↑ https://www.medicinenet.com/insect_sting_allergies/article.htm#stinging_insect_allergy_facts
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/insect-bites-and-stings/
- ↑ https://www.emedicinehealth.com/insect_bites/article_em.htm#insect_bites_medical_treatment
- ↑ https://www.emedicinehealth.com/insect_bites/article_em.htm#insect_bites_medical_treatment
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html
- ↑ https://cals.arizona.edu/yavapai/anr/hort/byg/archive/noseeums2011.html