Bài viết này đã được cùng viết bởi Raj Vuppalanchi, MD. Raj Vuppalanchi là bác sĩ chuyên khoa gan, giáo sư y khoa tại Trường Y thuộc Đại học Indiana và là giám đốc của khoa gan lâm sàng tại IU Health. Với hơn mười năm kinh nghiệm, Vuppalanchi điều hành dịch vụ thăm khám lâm sàng và chăm sóc cho bệnh nhân mắc các chứng rối loạn khác nhau về gan tại Bệnh viện Đại học ở Indianapolis. Anh đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ kép về dược lý học lâm sàng và tiêu hóa-gan tại Trường Y thuộc Đại học Indiana. Bác sĩ Raj Vuppalanchi được Hội đồng Quốc gia về Y học Nội khoa chứng nhận về y học nội khoa và tiêu hóa, là thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ và Hiệp Hội Y khoa các Bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hoá Mỹ. Nghiên cứu hướng tới bệnh nhân của ông nhằm tìm kiếm các phương pháp điều trị mới cho nhiều căn bệnh ở gan, cũng như sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán để ước tính về tình trạng xơ hóa gan (không xâm lấn) và tăng áp lực tĩnh mạch cửa (cứng lá lách).
Có 15 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 19.262 lần.
Vàng da, còn gọi là chứng tăng bilirubin huyết, là tình trạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Vàng da xảy ra khi mức bilirubin (một hóa chất có trong mật gan) tăng cao.[1] Bệnh này khiến da, tròng trắng mắt và màng nhầy chuyển sang màu vàng.[2] Mặc dù không hẳn là tình trạng nguy hiểm nhưng vàng da có thể là dấu hiệu của một bệnh khác cần phải điều trị.[3]
Các bước
Tìm biện pháp chăm sóc y tế
-
1Hẹn gặp bác sĩ. Đi khám bệnh càng sớm càng tốt nếu bạn hay con bạn có triệu chứng vàng da. Triệu chứng này không hẳn phải điều trị, nhưng nếu là do một bệnh khác gây ra thì bạn phải điều trị căn bệnh đó.[4] Một số triệu chứng của bệnh vàng da ngắn hạn ở người lớn là:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đau bụng
- Các triệu chứng khác giống như cúm
- Da và tròng trắng mắt chuyển sang màu vàng nhợt nhạt.[5]
-
2Tìm cách điều trị cho trẻ em và trẻ sơ sinh bị vàng da. Trẻ em và trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh vàng da, nhưng phổ biến ở trẻ sơ sinh và bệnh thường tự khỏi trong vòng hai tuần.[6] Tuy nhiên vàng da nặng có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.[7] [8]
- Để kiểm tra bệnh vàng da, bạn tìm dấu hiệu nước da vàng và sắc vàng trong tròng trắng mắt của trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ.
- Nếu con bạn mắc bệnh này thì phải liên hệ với bác sĩ ngay.
-
3Khám bệnh để có kết quả chẩn đoán chắc chắn. Ở người lớn vàng da thường do một bệnh khác gây ra và phải điều trị. Bác sĩ phải xét nghiệm để xác định bệnh nào gây ra vàng da và lên kế hoạch điều trị sau đó. Có thể bạn phải xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT hoặc thậm chí làm sinh thiết gan để tìm ra nguyên nhân gây vàng da. Các bệnh phổ biến là nguyên nhân dẫn đến vàng da bao gồm:
- Viêm gan siêu vi A
- Viêm gan siêu vi B và C mãn tính
- Nhiễm trùng virus Epstein-Barr hoặc tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
- Tiêu thụ rượu bia quá nhiều
- Tự miễn dịch hoặc rối loạn di truyền
- Sỏi mật
- Viêm túi mật
- Ung thư túi mật
- Viêm tụy
- Một số thuốc như acetaminophen, penicillin, thuốc ngừa thai dạng uống và steroid cũng khiến vàng da.[9]
- Bác sĩ có thể chẩn đoán vàng da bằng cách tìm các dấu hiệu của bệnh gan như thâm tím, u mạch máu hình sao, ban đỏ gan bàn tay và xét nghiệm nước tiểu cho thấy có bilirubin. Họ cũng có thể chụp ảnh hay làm sinh thiết gan để xác nhận kết quả chẩn đoán.[10]
-
4Điều trị bệnh tiềm ẩn. Nếu bác sĩ phát hiện ra một căn bệnh nào đó là nguyên nhân của vàng da, họ sẽ điều trị nó để xem các vấn đề liên quan khác có hết không. Vàng da có thể sẽ hết sau khi bạn điều trị nguyên nhân tiềm ẩn và các biến chứng của bệnh.[11]
-
5Chờ cho bệnh tự khỏi. Đa số các trường hợp vàng da thường tự hết mà không cần điều trị. Thảo luận với bác sĩ để chắc chắn rằng điều trị trước là lựa chọn tốt nhất cho bạn, đặc biệt khi bạn có bệnh tiềm ẩn khác là nguyên nhân gây ra vàng da.[12]
-
6Uống thuốc trị ngứa. Một số người bị vàng da cảm thấy ngứa. Nếu cảm giác ngứa trở nên phiền toái hoặc tác động đến cuộc sống hằng ngày, bạn có thể uống thuốc như cholestyramine để giảm triệu chứng.[13]
-
7Tìm cách điều trị cho trẻ sơ sinh. Vàng da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, nhưng cũng giống như ở người lớn là ít khi phải điều trị.[16] Tuy nhiên, nếu bác sĩ kết luận con bạn mắc bệnh vàng da thì họ thường đề nghị một trong các cách điều trị sau để hỗ trợ khỏi bệnh:
- Liệu pháp chiếu đèn là phương pháp sử dụng ánh sáng để giúp bé bài tiết lượng bilirubin thừa.
- Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch có thể giảm hàm lượng kháng thể là nguyên nhân gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh.
- Truyền thay máu là một hình thức truyền máu để lấy ra một lượng máu nhỏ và làm loãng nồng độ bilirubin. Truyền thay máu thường chỉ áp dụng cho các ca vàng da rất nặng.[17]
Quảng cáo
Phòng ngừa vàng da
-
1Tránh bệnh viêm gan. Nhiễm virus viêm gan là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vàng da ở người lớn. Cố gắng tránh tối đa khả năng tiếp xúc với loại virus này sẽ giúp bạn giảm rủi ro mắc bệnh viêm gan và cả vàng da.[18]
- Bạn có thể phòng ngừa viêm gan siêu vi A bằng cách tiêm chủng. Đây là loại vắc-xin phổ biến nên ai cũng có cơ hội tiếp cận.[19]
- Viêm gan siêu vi A lây lan khi người ta ăn phải lượng nhỏ chất bài tiết thường có trong thực phẩm bẩn.[20] Bạn nên thận trọng khi ra ngoài ăn vì có thể những thực phẩm đó không được chế biến và nấu đúng cách.[21]
- Viêm gan siêu vi B được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng. Bất kì ai từ trẻ sơ sinh đến người lớn cũng đều có thể tiêm loại vắc-xin này.[22]
- Không có vắc-xin phòng ngừa viêm gan siêu vi C.[23]
- Viêm gan siêu vi B và C lây lan qua đường máu và dịch tiết cơ thể của người bệnh, nhưng không lây qua tiếp xúc thông thường.[24] Tránh sử dụng lại bất kì loại kim tiêm nào từ kim xăm cho đến kim tiêm ma túy để ngăn ngừa virus lây truyền.[25]
-
2Giới hạn tiêu thụ rượu bia ở mức cho phép. Vì gan có nhiệm vụ xử lý rượu bia và là nơi khởi nguồn của bệnh vàng da nên bạn cần giới hạn tiêu thụ rượu bia ở mức khuyến cáo. Việc này không chỉ loại trừ triệu chứng vàng da mà còn giúp bạn phòng ngừa các bệnh về gan liên quan đến rượu bia như xơ gan.[26]
-
3Duy trì cân nặng lành mạnh. Việc giữ ổn định cân nặng trong phạm vi lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe nói chung, đồng thời duy trì sức khỏe gan và do đó đề phòng được bệnh vàng da.[29]
- Duy trì cân nặng là việc dễ dàng nếu bạn có chế độ ăn lành mạnh, cân đối và ổn định. Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa lượng chất béo vừa phải và cacbohydrat phức tạp là tốt nhất để nâng cao sức khỏe tổng quát.
- Tùy vào mức độ vận động mà lượng calo tiêu thụ mỗi ngày vào khoảng 1.800-2.200. Bạn nên cung cấp năng lượng cho cơ thể từ các thực phẩm toàn phần giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau, thực phẩm từ sữa và protein gầy.[30]
- Tập thể dục đóng vai trò quan trọng với cân nặng và sức khỏe tổng quát.
- Hằng ngày tham gia vào các hoạt động cải thiện sức khỏe tim mạch ít va chạm và có cường độ trung bình.[31] Mục tiêu đặt ra là tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và hầu hết mọi ngày trong tuần.[32]
-
4Kiểm soát lượng cholesterol. Việc kiểm soát mức cholesterol trong giới hạn cho phép không chỉ giúp ngăn ngừa vàng da mà còn duy trì sức khỏe tổng quát. Cholesterol được kiểm soát thông qua chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục, hoặc phải dùng thuốc kê toa trong một số trường hợp khác.[33]
- Ăn nhiều chất xơ hòa tan, chất béo có lợi và thực phẩm giàu axít béo omega-3 để khống chế lượng cholesterol. Những thực phẩm như thịt nạc, sản phẩm sữa ít béo, dầu ô-liu, cá hồi, hạnh nhân, yến mạch, đậu lăng và rau chứa ba loại chất dinh dưỡng này.[34]
- Giảm hoặc loại trừ chất béo chuyển hóa khỏi chế độ ăn. Chất béo chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol xấu, hay còn gọi là LDL cholesterol. Hạn chế hoặc ngừng tiêu thụ những thực phẩm như thức ăn chiên và sản phẩm thương mại, bao gồm thực phẩm nướng và các loại bánh quy có thể kiểm soát lượng cholesterol.[35]
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp tăng lượng cholesterol tốt hay còn gọi là HDL cholesterol.[36]
- Có một số bằng chứng cho thấy cai thuốc lá sẽ khiến mức HDL cholesterol tăng.[37]
-
5Đảm bảo cho trẻ sơ sinh ăn đầy đủ. Trẻ sơ sinh cần được cho ăn đầy đủ xuyên suốt ngày vì đây là cách phòng bệnh vàng da tốt nhất ở trẻ.[38]
-
6Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn nên cho bé bú 8-12 lần mỗi ngày trong tuần đầu sau khi sinh.[39]
- Nếu bé đang uống sữa công thức, lượng sữa cần cho bé bú là 30-60 ml mỗi 2-3 giờ trong tuần đầu tiên sau khi chào đời.[40]
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007491.htm
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/Jaundice/Pages/Introduction.aspx
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ http://livertox.nih.gov/Cholestyramine.htm
- ↑ http://livertox.nih.gov/Cholestyramine.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-jaundice/basics/definition/con-20019637
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-jaundice/basics/definition/con-20019637
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-a/basics/prevention/con-20022163
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-a/basics/causes/con-20022163
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-a/basics/causes/con-20022163
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-a/basics/prevention/con-20022163
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-a/basics/prevention/con-20022163
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-a/basics/prevention/con-20022163
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hepatitis-a/basics/prevention/con-20022163
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ http://www.drinksmarter.org/what-is-sensible-drinking
- ↑ http://www.drinksmarter.org/what-is-sensible-drinking/it-all-adds-up
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ http://www.eatright.org/resource/food/nutrition/dietary-guidelines-and-myplate/healthy-eating-for-women
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00531
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic-Adult-Jaundice-Hyperbilirubinemia
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/reduce-cholesterol/art-20045935
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/reduce-cholesterol/art-20045935
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/reduce-cholesterol/art-20045935
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/reduce-cholesterol/art-20045935
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-jaundice/basics/prevention/con-20019637
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-jaundice/basics/prevention/con-20019637
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-jaundice/basics/prevention/con-20019637