Tải về bản PDF Tải về bản PDF

U nang lông là các túi nằm trong da ở vị trí gần trên khe mông. Các nang này thường được chẩn đoán khi bị nhiễm trùng và đau.[1] Nếu có u nang lông, bạn hãy đọc bài viết này để tìm hiểu cách điều trị.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Điều trị u nang lông bằng phương pháp y tế

  1. 1
    Đến gặp bác sĩ. Bạn cần đến bác sĩ nếu đã thử áp dụng các liệu pháp tại nhà mà tình trạng không thuyên giảm và và u nang lông bị nhiễm trùng. Hãy gọi cho bác sĩ nếu nang có vẻ bị nhiễm trùng, tức là bị đau, ấm, sưng hoặc đỏ, hoặc nếu các triệu chứng trở nặng. Đừng tự dẫn lưu nang.
    • Nếu bạn nhận thấy u nang lông bị nhiễm trùng, hãy giữ sạch và che lại trước khi đến gặp bác sĩ.
    • Cẩn thận, đừng ép vào nang để tránh tổn thương thêm.
  2. 2
    Dẫn lưu nang. U nang lông bị nhiễm trùng thường được điều trị bằng phẫu thuật dẫn lưu. Vùng u nang sẽ được gây tê, và bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ vào nang để dẫn lưu dịch bên trong. Chất dịch bên trong u nang lông thường bao gồm máu, mủ, các tế bào da chết và các mẩu vụn khác trộn lẫn.[2]
    • Sau khi dẫn lưu, nang có thể được để mở cho đến khi lành. Điều này thường sẽ kéo dài thời gian bình phục, nhưng cũng giúp giảm nguy cơ u nang lông tái phát.
    • Nang cũng có thể được khâu kín trong thời gian hồi phục.
    • 20 – 50 % trường hợp u nang lông tái phát sau phẫu thuật rạch và dẫn lưu. Phương pháp điều trị triệt để là phẫu thuật cắt bỏ.
  3. 3
    Giữ sạch vết thương. Sau khi phẫu thuật dẫn lưu, bạn phải giữ vệ sinh vết mổ. Đảm bảo băng phải được thay thường xuyên và vết thương phải được rửa hàng ngày dưới vòi sen hoặc dùng chậu tắm ngồi.[3]
    • Trong quá trình hồi phục, bạn nên cạo sạch lông xung quanh vết thương. Cân nhắc tỉa bớt hoặc cạo lông ở vùng da xung quanh để tránh u nang lông tái phát.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Điều trị u nang lông tại nhà

  1. 1
    Bắt đầu điều trị ngay khi u nang lông xuất hiện. Bạn có thể điều trị u nang lông bằng các liệu pháp tại nhà. Các liệu pháp này sẽ hiệu quả nhất nếu được áp dụng ngay khi bạn cảm thấy sưng hoặc đau, dấu hiệu của u nang lông đang hình thành. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng, bạn hãy đến bác sĩ.
    • Rửa tay thật sạch trước và sau khi thực hiện các liệu pháp tại nhà.
    • Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm: đỏ, sưng, đau, ấm nóng xung quanh chỗ đau, mủ trắng có mùi hôi, có thể trông giống phô mai.
  2. 2
    Chườm gạc ấm. Gạc ấm có thể giúp điều trị u nang lông. Sức nóng có thể giúp giảm đau và sưng, còn độ ẩm của gạc chườm có thể làm mềm nang.[4]
    • Nhúng khăn mặt vào nước ấm. Đắp khăn vào nang ít nhất 4 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 10 phút.
    • Nếu muốn, bạn có thể nhúng miếng bông gòn vào trà hoa cúc La Mã (1/2 cốc nước và ½ cốc trà cúc La Mã ủ trong 10 phút) hoặc giấm táo pha loãng (giấm táo pha với nước nguội theo tỷ lệ 1:1) Bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu vào nước trước khi nhúng ướt khăn.
    • Một cách khác để làm gạc chườm ấm bằng cách ngâm một túi trà cúc La Mã trong nước. Chườm túi trà ấm trực tiếp lên nang. Trà cúc La Mã có tác dụng hỗ trợ chữa lành u nang lông.
  3. 3
    Dùng tinh dầu. Một số loại tinh dầu, chẳng hạn như dầu tràm trà hoặc dầu nghệ, được dùng để điều trị u nang lông nhờ đặc tính kháng viêm và kháng vi trùng, từ đó giúp bớt sưng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhiều loại trong số các tinh dầu này được sử dụng để điều trị mụn nang và các dạng u nang nhiễm trùng khác, đồng thời giúp giảm viêm.[5] [6] [7] [8]
    • Các loại tinh dầu có công dụng trị u nang lông bao gồm: dầu tràm trà, dầu nghệ, dầu tỏi và dầu hương trầm (frankincense oil). Dầu thầu dầu cũng thường được dùng như một chất kháng viêm và làm mềm nang.[9] Tinh dầu cũng có thể giúp rút ngắn thời gian hồi phục.
    • Tinh dầu có thể được thoa trực tiếp lên nang, nhưng bạn cũng có thể trộn 3 phần tinh dầu với 7 phần dầu thầu dầu. Dùng miếng bông gòn hoặc tăm bông để thoa tinh dầu.
    • Thoa tinh dầu lên nang mỗi ngày 4 lần. bạn có thể băng lại sau khi thoa tinh dầu. Nếu không thấy có cải thiện sau 1-2 tuần, bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ.
  4. 4
    Thoa chất làm se. Bạn có thể điều trị u nang lông bằng cách chấm nước cây phỉ hoặc giấm táo để làm khô nang. Nước cây phỉ sẽ giúp làm khô nang nhờ tính chất làm se của chất tannin trong đó. Giấm táo cũng có đặc tính làm se. Giấm táo và nước cây phỉ còn có tác dụng chống nhiễm trùng.[10] [11]
    • Nếu bị rát da hoặc da nhạy cảm với giấm táo, bạn hãy pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ 1:1.
    • Dùng miếng bông gòn hoặc tăm bông để thoa lên da.
  5. 5
    Sử dụng rễ cây ngưu bàng (burdock root). Rễ ngưu bàng khô có thể giúp rút cạn protein khỏi nang. Ngưu bàng có thể làm khô nang và là một liệu pháp thảo mộc phổ biến để điều trị các bệnh về da.[12]
    • Trộn 1/2 thìa cà phê rễ ngưu bàng khô với 1 thìa canh mật ong và thoa lên nang. Mật ong có tính chất kháng khuẩn và cũng có tác dụng rút chất dịch ra khỏi nang.
  6. 6
    Thử dùng cây bloodroot. Bloodroot từ lâu đã được thổ dân châu Mỹ sử dụng để trị các bệnh về da. Bạn có thể trộn 1 thìa cà phê bột bloodroot với 2 thìa canh dầu thầu dầu. Dùng tăm bông để thoa trực tiếp lên nang.
    • Dùng một lượng nhỏ bloodroot và chỉ thoa lên vùng da nguyên vẹn không bị rách hoặc đứt.
    • Chỉ sử dụng boodroot ngoài da và không thoa quanh mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Hiểu về u nang lông

  1. 1
    Tìm hiểu về u nang lông. U nang lông là một khối u xuất hiện ở bên trên khe mông. U nang lông có thể bị nhiễm trùng và trở thành áp-xe, có nghĩa là nó sẽ chứa đầy mủ và cần phải dẫn lưu.[13]
    • U nang lông thường xảy ra do lông mọc ngược hoặc các mẩu vụn khác bị kẹt bên dưới da.
  2. 2
    Nhận biết nguy cơ. U nang lông thường xảy ra nhất ở nam giới trong độ tuổi 20 và 30. Những người ngồi nhiều và làm công việc ít vận động như lái xe và nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ cao.[14]
    • U nang lông xuất hiện phổ biến hơn ở những người có nhiều lông trên cơ thể hoặc có lông dày và cứng. Loại lông này có thể đâm thủng nang dễ dàng hơn.
    • Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: thừa cân hoặc béo phì, mới bị chấn thương hoặc bị kích ứng tại nơi có u nang lông, có khe mông sâu (đường rãnh giữa mông),hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
  3. 3
    Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của u nang lông. U nang lông không bị nhiễm trùng thường không có triệu chứng; tuy nhiên, nang có thể bị nhiễm trùng nếu sợi lông mọc ngược đâm thủng nang do ngồi nhiều, mặc quần chật, hoặc do một số nguyên nhân nào đó chưa rõ. Nếu thấy có bất cứ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu nhiễm trùng u nang lông bao gồm:[15]
    • Sưng
    • Đau
    • Đỏ
    • Tiết dịch có mùi hôi
    • Sốt
    • Hình thành một xoang có thể chứa các mô hạt, lông và các mẩu vụn
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lydia Shedlofsky, DO
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa da liễu
Bài viết này có đồng tác giả là Lydia Shedlofsky, DO, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.636 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.636 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo