Bài viết này đã được cùng viết bởi Carrie Noriega, MD. Bác sĩ Noriega là bác sĩ sản phụ khoa được cấp phép hoạt động ở Colorado. Cô chuyên về sức khỏe phụ nữ, bệnh thấp khớp, phổi, bệnh truyền nhiễm và tiêu hóa. Cô đã nhận bằng MD từ Trường Y khoa Creighton ở Omaha, Nebraska và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Missouri - Thành phố Kansas vào năm 2005.
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 6.325 lần.
Phụ nữ thường có các u nang nhỏ, không đau và thường tự khỏi (u nang thể vùi). Tuy nhiên, nếu các khối u có hình dạng như những chiếc túi nằm xung quanh âm hộ hoặc âm đạo, có thể đó là các u nang biểu bì. Các u nang này thường không đau, nhất là với kích thước nhỏ. U nang âm đạo có thể hình thành do chấn thương, phẫu thuật, sinh nở hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân. Bạn nên theo dõi các u nang này, vì chúng có thể trở nên đau và kích ứng, đặc biệt là khi bị nhiễm trùng.
Các bước
Chẩn đoán và theo dõi u nang
-
1Xét xem u nang của bạn thuộc loại nào. Phần lớn u nang âm đạo là u nang biểu bì. Các u nang này nhỏ, không đau, thường không nổi rõ và tự khỏi. Nếu bạn thấy các u nang ở cả hai bên cửa âm đạo, có thể đó là các nang tuyến Bartholin. Bình thường, các tuyến này có chức năng tiết dịch bôi trơn môi âm đạo và cửa âm đạo, nhưng khi các tuyến bị tắc nghẽn, các nang chứa đầy dịch sẽ hình thành.[1] Các dạng u nang ít phổ biến hơn có thể phát triển bên trong âm đạo bao gồm:
- U nang ống Gartne: Các nang này hình thành trong giai đoạn phát triển bào thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Các u nang phát triển trong giai đoạn sau đó cần được chẩn đoán bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ.
- U nang ống Muller: Các nang này phát triển từ các cấu trúc của bào thai, thường biến mất sau khi sinh, nhưng một số trường hợp thì không. Các nang này chứa đầy chất nhầy và có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trong thành âm đạo.
-
2Quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng. Hầu hết các u nang sẽ không gây khó chịu, nhưng bạn sẽ nhận thấy một số dấu hiệu nếu chúng bị nhiễm trùng. Điều quan trọng là bạn cần chú ý đến các triệu chứng này để nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:[2]
- Một khối u gần cửa âm đạo, đau hoặc nhức
- Đỏ và sưng xung quanh khối u
- Khó chịu khi bước đi hoặc ngồi
- Đau khi giao hợp
- Sốt
-
3Biết khi nào cần đi khám. Bạn nên gọi cho bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ phụ khoa nếu có các triệu chứng nhiễm trùng hoặc nếu đau ở u nang. Tình trạng nhiễm khuẩn thông thường hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến các u nang trở nên khó chịu. Các trường hợp này cần được điều trị y tế. Bạn nên cho bác sĩ biết nếu u nang tái phát, ngay cả khi liệu pháp điều trị tại nhà có hiệu quả. Các u nang tái đi tái lại cần phải xử lý bằng phẫu thuật.
- Phụ nữ trên 40 tuổi có u nang tuyến Bartholin cần được phẫu thuật loại bỏ u nang. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để loại trừ bệnh ung thư, mặc dù ung thư tuyến Bartholin là cực kỳ hiếm.[3]
-
4Tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài việc xét nghiệm u nang để phát hiện ung thư, bác sĩ có thể phải điều trị u nang bị nhiễm trùng. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm dẫn lưu nang tuyến Bartholin bằng một vết rạch và được giữ mở bằng các mũi khâu mà vài ngày sau sẽ được tháo ra. Có thể bạn sẽ được đặt ống để dẫn lưu u nang. Bác sĩ cũng có thể phẫu thuật loại bỏ u nang nếu u nang tái phát, u nang có kích thước lớn hoặc đau.
- Nhớ rằng hầu hết các u nang âm đạo đều không cần điều trị mà chúng có thể tự khỏi. Nếu không tự biến mất, các u nang này vẫn duy trì kích thước nhỏ và không đau.
-
5Đi khám phụ khoa định kỳ. Nếu đã được loại bỏ u nang, bạn nên đi khám định kỳ để xem chúng có tái phát không. Dù sao thì việc khám phụ khoa định kỳ cũng là điều nên làm. Những lần khám phụ khoa có thể phát hiện sớm u nang và ung thư cổ tử cung. Hiệp hội bác sĩ Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ có nguy cơ ung thư cổ tử cung ở mức trung bình cần xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và khám phụ khoa theo lịch mới như sau:[4]
- Tuổi từ 21 đến 29: cách 3 năm một lần
- Tuổi từ 30 đến 65: cách 3 năm một lần (hoặc xét nghiệm HPV và phết tế bào âm đạo cách 5 năm một lần)
- Trên 65 tuổi: không cần khám nếu xét nghiệm gần nhất có kết quả bình thường
Quảng cáo
Điều trị u nang âm đạo tại nhà
-
1Ngâm bồn tắm ngồi. Đổ nước ấm vào bồn tắm ngồi gắn trên bồn cầu. Đây là vật dụng giúp bạn ngồi vào và ngâm vùng kín. Thêm vào nước 1-2 thìa canh muối epsom và khuấy cho tan. Ngồi trong bồn 10-20 phút, mỗi ngày 2 lần. Bạn nên ngâm bồn tắm ngồi trong 3-4 ngày hoặc đến khi tình trạng u nang được cải thiện.[5]
- Bạn có thể mua bồn tắm ngồi tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng dụng cụ y tế. Nếu không có bồn tắm ngồi, bạn chỉ cần tích nước vào bồn tắm đến mức vài cm.
-
2Ngâm giấm táo. Tuy vẫn cần được nghiên cứu thêm, nhưng người ta tin rằng giấm táo có thể giúp giảm kích thước và giảm sưng u nang âm đạo. Bạn có thể hòa 1 cốc giấm táo vào bồn tắm ngồi và ngâm, hoặc nhúng bông gòn vào giấm táo và đắp lên u nang 30 phút, mỗi ngày 2 lần cho đến khi giảm sưng.
- Mặc dù giấm táo là liệu pháp tại nhà phổ biến, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo không nên dựa vào giấm như một phương pháp điều trị y tế.[6]
-
3Chườm ấm. Rót nước nóng vào chai và dùng vải sạch bọc lại. Chườm chai nước lên u nang để giảm đau. Bạn cũng có thể thử dùng túi chườm nóng, nhưng nhớ lót một mảnh vải giữa da và túi chườm. Cẩn thận kẻo làm bỏng các mô mỏng manh ở vùng âm đạo.
- Bạn cũng có thể nhúng mảnh vải cotton hoặc vải dạ vào nước nóng, vắt bớt nước và đắp lên u nang.[7]
-
4Thoa hỗn hợp lô hội. Trộn 1-2 thìa canh gel lô hội với ¼ - ½ thìa cà phê bột nghệ. Trộn kỹ cho đến khi thành hỗn hợp bột nhão. Dùng bông gòn hoặc tăm bông thoa hỗn hợp lên u nang. Để như vậy 20-30 phút, mỗi ngày một lần. Không rửa hoặc lau sạch, chỉ để hỗn hợp tự tan đi.
- Bạn có thể lót băng vệ sinh hàng ngày để màu nghệ không làm ố quần áo.
- Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nghệ có tính kháng viêm.[8] Cách này có thể giúp giảm kích ứng do u nang âm đạo.
-
5Uống thuốc giảm đau không kê toa. U nang thường phải mất vài ngày mới khỏi, vì vậy có thể bạn cần uống thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen. Nếu vẫn thấy đau nhiều sau khi đã uống thuốc giảm đau không kê toa, bạn hãy liên lạc với bác sĩ.[9]
- Luôn luôn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
-
6Tránh gây kích ứng u nang. Đừng bao giờ chà xát u nang, ngay cả khi lau rửa. Ngâm trong bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm thông thường là đủ để giữ sạch vùng da có u nang. Bạn đừng bao giờ thụt rửa, vì điều này là không cần thiết, có thể gây kích ứng u nang, và nói chung là có thể gây hại cho sức khỏe phụ nữ.[10]
- Vì phải tránh kích ứng u nang, bạn nên dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi có kinh nguyệt.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Các ổ áp xe (u nang nhiễm trùng) không phải lúc nào cũng thoát dịch ngay. Bạn phải chờ cho đến khi có thể dẫn lưu được, tức là khi u nang đã cứng lại. Nếu u nang bị vỡ quá sớm thì sẽ không có dịch thoát ra và có thể phải dẫn lưu lại. Nếu chưa thể dẫn lưu dịch, bạn có thể được kê toa uống kháng sinh, ngâm u nang ở nhà và thường được hẹn quay lại sau 24-48 tiếng để kiểm tra lại. Đôi khi u nang sẽ tự vỡ và thoát dịch mà không cần can thiệp.
Tham khảo
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bartholin-cyst/basics/definition/con-20026333
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bartholin-cyst/basics/symptoms/con-20026333
- ↑ https://www.merckmanuals.com/home/women's-health-issues/noncancerous-gynecologic-abnormalities/bartholin-gland-cysts
- ↑ http://www.health.harvard.edu/blog/expert-panel-says-healthy-women-dont-need-yearly-pelvic-exam-201407027250
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bartholin-cyst/basics/treatment/con-20026333
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1785201/
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Bartholins-cyst/Pages/Treatment.aspx
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3271691/
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Bartholins-cyst/Pages/Treatment.aspx