Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có một số nguyên nhân khiến tinh hoàn bị đau và sưng, từ nhiễm virus hoặc vi khuẩn cho đến chấn thương. Việc xác định nguyên nhân là quan trọng, vì cách điều trị sẽ khác nhau tuỳ vào nguyên nhân gây đau. Đau tinh hoàn thường rơi vào các trường hợp xoắn tinh hoàn do chấn thương, nhiễm virus do viêm tinh hoàn sau quai bị, hoặc nhiễm vi khuẩn do viêm mào tinh hoàn. Khả năng đây không phải là ung thư, vì ung thư tinh hoàn thường không đau.[1] Khi bị đau tinh hoàn, bạn có thể thực hiện một số bước để giảm đau tại nhà.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều trị sưng tinh hoàn tại nhà

  1. 1
    Chườm đá lên chỗ đau. Trong trường hợp tình trạng sưng đau khởi phát đột ngột, bạn có thể chườm nhẹ túi đá hoặc túi rau củ đông lạnh lên tinh hoàn để giảm đau và sưng.
    • Chườm đá là biện pháp rất quan trọng, vì nếu nguyên nhân gây sưng là nghiêm trọng thì cách này có thể kéo dài thời gian bảo tồn tinh hoàn khi bị mất nguồn cung cấp máu.[2]
    • Bọc túi đá hoặc túi rau củ đông lạnh trong mảnh vải khô trước khi chườm để chống bỏng lạnh.
  2. 2
    Nằm ngửa. Trong thời gian chờ sự hỗ trợ y tế, bạn nên nằm ngửa và dùng cách nào đó để nâng tinh hoàn sao cho cảm thấy thoải mái để giảm áp lực và bớt khó chịu.
  3. 3
    Ngâm bồn tắm nước ấm. Liệu pháp ngâm nước ấm có thể giúp cơn đau dịu bớt. Bạn có thể ngâm trong bồn tắm nước ấm khi cần giảm đau.[3]
  4. 4
    Mặc quần lót thể thao jockstrap hoặc quần lót nâng đỡ. Tác dụng nâng đỡ của loại quần lót này giúp giảm đau phần nào. Nếu thấy thoải mái, bạn có thể mặc quần jockstrap hoặc một loại quần lót nâng đỡ khác cho đến khi hết đau và sưng.[4]
  5. 5
    Uống thuốc giảm đau không kê toa. Các thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen, paracetamol hoặc aspirin có thể giúp giảm đau và sưng. Tất cả các thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự sản xuất các hoá chất tên là prostaglandin gây viêm. Liều lượng khuyến nghị cho các loại thuốc này như sau:
    • Ibuprofen (hoặc thuốc gốc tương tự): viên nén 200 – 400 mg, uống trong hoặc ngay sau khi ăn, tối đa 3 lần/ngày
    • Aspirin: viên nén 300 mg, tối đa 4 lần/ngày
    • Paracetamol: viên nén 500 mg tối đa 3 lần/ngày
    • Không uống trộn lẫn các loại thuốc giảm đau. Thuốc uống quá liều có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.[5]
  6. 6
    Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động căng thẳng. Chờ thời gian chữa lành tinh hoàn một cách tự nhiên bằng cách tránh các hoạt động làm trầm trọng thêm tình trạng đau và sưng. Tránh nâng tạ nặng, chạy nhảy và các bài tập cường độ cao khác.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Theo dõi các triệu chứng

  1. 1
    Nhận biết các yếu tố nguy cơ. Có một số yếu tố nguy cơ phổ biến có thể dẫn đến tình trạng nhiễm virus và vi khuẩn là nguyên nhân gây đau tinh hoàn. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm:[7]
    • Hoạt động tình dục
    • Hoạt động thể chất mạnh như đua xe đạp hoặc mô tô thường xuyên
    • Ngồi nhiều, chẳng hạn như thường xuyên di chuyển hoặc lái xe tải
    • Có tiền sử viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm đường tiết niệu
    • Phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt, thường xảy ra ở nam giới lớn tuổi
    • Các dị tật bẩm sinh như lỗ tiểu thấp, thường xảy ra ở các bé trai trước tuổi dậy thì
  2. 2
    Kiểm tra chấn thương. Đau tinh hoàn do chấn thương, còn gọi là xoắn tinh hoàn, bao gồm đau ở tinh hoàn và mào tinh hoàn (ống nằm dọc bờ sau tinh hoàn). Bạn cần phải được thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng này. Hãy đến gặp bác sĩ bất cứ khi nào xảy ra chấn thương tinh hoàn, đặc biệt là khi tinh hoàn bị xoắn, vì đây là vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến mất tinh hoàn.
    • Bác sĩ có thể kiểm tra phản xạ bìu (phản xạ này thường bị mất đi trong các trường hợp chấn thương). Họ sẽ kiểm tra bằng cách dùng búa phản xạ vạch dọc theo mặt trong của đùi để xem tinh hoàn có nâng lên trong bìu như bình thường không.[8]
    • Xoắn tinh hoàn thường có biểu hiện đau đột ngột.
  3. 3
    Chẩn đoán đau tinh hoàn do nhiễm trùng. Đau tinh hoàn có thể do các nguyên nhân nhiễm trùng, bao gồm nhiễm khuẩn tinh hoàn và mào tinh hoàn. Bệnh thường do vi khuẩn di chuyển từ trực tràng lên, thường xảy ra ở nam giới trên 35 tuổi và dưới 14 tuổi. Với nam giới trong độ tuổi 15-35, nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng tinh hoàn là vi khuẩn lây qua đường tình dục, chẳng hạn như Chlamydia và Gonorrhea.[10] Bạn sẽ cảm thấy đau khi bị chạm vào khi thăm khám. Bác sĩ có thể kiểm tra dấu hiệu Prehn, theo đó cơn đau sẽ đỡ hơn khi tinh hoàn được nâng lên.[10]
    • Việc điều trị nhiễm trùng sẽ giúp giảm đau, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trở nặng và nguy cơ nhiễm trùng máu.
    • Phản xạ bìu vẫn xảy ra trong trường hợp đau tinh hoàn do nhiễm trùng.
  4. 4
    Tìm dấu hiệu viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn xảy ra do nhiễm virus, gây đau cấp tính và sưng trong tinh hoàn. Viêm tinh hoàn có nguyên nhân từ bệnh viêm quai bị, một bệnh nhiễm virus thường xảy ra khi thiếu vắc xin MMR (vắc xin phối hợp sởi, quai bị và rubella) được tiêm khi còn nhỏ, tầm 11 tháng tuổi. Khoảng 20-30% trẻ viêm quai bị sẽ bị viêm tinh hoàn sau đó.[13] Bệnh thường xảy ra 1 tuần sau khi khởi phát bệnh viêm quai bị, khi tuyến mang tai nằm dưới hàm bị sưng.
    • Bệnh viêm quai bị không có cách nào chữa khỏi và có thể dẫn đến vô sinh. Cách điều trị duy nhất là chăm sóc hỗ trợ, chẳng hạn như dùng thuốc giảm đau và chườm đá.
  5. 5
    Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Các bệnh này thường gây đau ở tinh hoàn, có thể kèm với cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Các triệu chứng xuất hiện từ từ và có thể mất đến vài tuần mới có biểu hiện. Cảm giác đau tinh hoàn cũng có thể kèm theo buồn nôn, nôn và đau bụng. Bạn vẫn có phản xạ bìu như bình thường.
    • Phương pháp siêu âm có thể phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu, các ổ nhiễm trùng hoặc áp xe.
    • Bạn cũng có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như có máu hoặc dịch trong nước tiểu.[12]
  6. 6
    Tìm các dấu hiệu viêm mào tinh hoàn. Cơn đau do nhiễm vi khuẩn phát triển nhanh, chỉ khoảng một ngày. Tinh hoàn và mào tinh hoàn sẽ sưng nhanh, to lên, đỏ, mềm và rất đau.
    • Bạn cũng có thể bị các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng niệu đạo.
  7. 7
    Làm xét nghiệm. Các xét nghiệm có thể giúp phát hiện nhiễm trùng. Bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu để tìm vi khuẩn, chẳng hạn như E coli. Nếu bạn là người trẻ có hoạt động tình dục, bác sĩ có thể làm xét nghiệm M-PCR để tìm vi khuẩn chlamydia hoặc gonorrhea.[13]
    • Siêu âm chẩn đoán thường được thực hiện cho tất cả các trường hợp đau và sưng bìu để kiểm tra các vấn đề phức tạp hơn.
    • Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng tràn dịch tinh mạc, hiện tượng tích tụ dịch xung quanh tinh hoàn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể dẫn lưu dịch tại phòng khám. Tuy nhiên, vì thủ thuật này có tỷ lệ tái phát cao, bác sĩ thường khuyên bạn nên phẫu thuật nếu bệnh khiến bạn bị đau nhiều.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị đau tinh hoàn thường xuyên

  1. 1
    Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nam giới ở độ tuổi nào cũng có thể mắc các bệnh nhiễm trùng gây đau tinh hoàn, có thể do vi khuẩn E. Coli hoặc các vi khuẩn khác. Với nam giới lớn tuổi, bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính có thể góp phần lớn dẫn đến nhiễm khuẩn. Vi khuẩn tích tụ khi tuyến tiền liệt phì đại khiến cho bàng quang không thoát nước tiểu tốt, do đó E.coli hoặc các vi khuẩn đường ruột khác có thể di chuyển ngược lên và gây nhiễm trùng.
    • Thuốc điều trị bao gồm Bactrim DS hoặc thuốc kháng sinh quinolone. Liệu trình điều trị khoảng 10 ngày, trừ khi tuyến tiền liệt cũng có vấn đề và phải điều trị lâu hơn.
    • Thông thường, dấu hiệu Prehn sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Chườm đá cũng là biện pháp hữu ích.
    • Bạn có thể giảm đau bằng thuốc Tylenol, Motrin hoặc thậm chí thuốc mạnh hơn như narcotic trong vài ngày đầu.[14]
  2. 2
    Điều trị các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Điều trị các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể kê toa thuốc Rocephin sau liệu trình điều trị bằng thuốc zithromax hoặc doxycycline. Cơn đau có thể được cải thiện sau 24 -48 tiếng. Chườm đá và nâng cao tinh hoàn cũng giúp đỡ đau trong thời gian chờ thuốc kháng sinh phát huy tác dụng. Bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau, đặc biệt là trong vài ngày đầu.[15]
  3. 3
    Điều trị chấn thương tinh hoàn. Chấn thương tinh hoàn là do tinh hoàn bị xoắn và không được cung cấp đủ máu. Tình trạng này thường xảy ra sau nhiều dạng chấn thương, chẳng hạn như trượt ngã khỏi xe đạp và háng bị va đập. Chấn thương tinh hoàn nghiêm trọng có thể làm xoắn thừng tinh và cần phải can thiệp phẫu thuật. Tình trạng này ảnh hưởng đến 3,8% trong số 100.000 nam giới dưới 18 tuổi mỗi năm.
    • Các dấu hiệu ban đầu nghi ngờ tinh hoàn ẩn và không có phản xạ bìu là đủ điều kiện để xem xét chẩn đoán nội soi. Điều này có thể giúp tránh được phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
    • Ngay cả chấn thương không nghiêm trọng cũng có thể gây sưng, đau, sốt cao và tiểu rắt.
    • Thời gian vàng để phẫu thuật là từ 4 đến 8 tiếng sau chấn thương. Thừng tinh cần được gỡ xoắn nhanh để không bị tổn thương quá nhiều và phải cắt bỏ. Ngay cả khi được chăm sóc khẩn cấp, tỷ lệ phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn trung bình vẫn lên đến 42%. Việc chậm chẩn đoán có thể dẫn đến phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn và gây nguy cơ vô sinh.[19]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Robert Dhir, MD
Cùng viết bởi:
Nhà niệu học & Bác sĩ phẫu thuật khoa niệu học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Robert Dhir, MD. Robert Dhir là nhà niệu học, bác sĩ phẫu thuật khoa niệu học và người sáng lập của HTX Urology tại Houston, Texas. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ Dhir bao gồm điều trị xâm lấn tối thiểu cho các bệnh phì đại tuyến tiền liệt (UroLift), sỏi thận, phẫu thuật điều trị ung thư thận và sức khỏe nam giới (rối loạn cương cứng, mức testosterone thấp và vô sinh). Phòng khám của anh được chọn là trung tâm thực hiện thủ thuật UroLift tốt nhất và là tổ chức tiên phong trong việc điều trị rối loạn cương cứng bằng phương pháp phi phẫu thuật với Liệu pháp Sóng âm. Anh lấy bằng đại học và các bằng y khoa của Đại học Georgetown và được trao các bằng danh dự về nghiên cứu tiền y khoa, niệu học, y học chỉnh hình và nhãn khoa. Dhir là bác sĩ nội trú trưởng trong thời gian thực hiện chương trình bác sĩ nội trú về niệu học tại Đại học Texas ở Houston/Trung tâm Ung thư MD Anderson ngoài việc hoàn thành chương trình thực tập về phẫu thuật tổng quát. Dhir được bầu là bác sĩ hàng đầu về niệu học trong năm 2018-2019, một trong ba bác sĩ niệu học hàng đầu trong năm 2019 & 2020 của Houston Texas và tạp chí Texas Monthly đã đưa anh vào danh sách các siêu bác sĩ của Texas 2019 & 2020. Bài viết này đã được xem 2.525 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 2.525 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo