Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chứng thoát vị xảy ra khi nội tạng thoát ra khỏi lỗ hở trên phần cơ hay mô có tác dụng định vị nó. Thoát vị xảy ra phổ biến trong ổ bụng.[1] Tuy nhiên, thoát vị cũng có thể xuất hiện ở phần trên đùi, rốn và vùng bẹn. Mặc dù đa số các trường hợp thoát vị không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng sẽ không tự khỏi và cần được phẫu thuật điều chỉnh để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn. Tuy vậy, bạn có thể thực hiện một số bài tập tại nhà và điều chỉnh lối sống để cải thiện tình trạng này – tất cả bắt đầu với Bước 1 dưới đây.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Thay đổi lối sống

  1. 1
    Ăn nhiều bữa nhỏ. Người ta khuyến nghị ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày – 3 bữa ăn chính và 3 bữa phụ xen kẽ.[2] Bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa để tránh bị trào ngược thức ăn trong dạ dày, nhất là với các ca thoát vị hoành. Axít di chuyển ngược trở lên thực quản vì một phần dạ dày bị đẩy qua cơ hoành vào lồng ngực.
    • Đây không phải là cái cớ để ăn nhiều hơn. Các bữa phụ chỉ nên ở mức bổ sung cho bữa nhỏ. Bắt đầu với một nửa hay ba phần tư đĩa cho đến khi bạn quen với một khẩu phần của bữa ăn nhỏ.
  2. 2
    Tránh ăn một số thực phẩm. Trong trường hợp thoát vị hoành, bạn nên tránh ăn thực phẩm cay, thức uống chứa caffein hay bất kỳ thứ gì gây khó chịu cho dạ dày.[3] Các thực phẩm trước kia bạn thích nhưng gây khó chịu thì bây giờ cần tránh hoàn toàn để giảm sức ép lên hệ tiêu hóa và cơ thể.
    • Đó có thể là một số loại trà, cũng như sô-đa và cà phê. Nước ép cam chanh và một số loại hoa quả cũng cần tránh để giữ cân bằng hàm lượng axít trong dạ dày.
    • Uống thuốc kháng axít một lần mỗi ngày trước bữa ăn sẽ giúp khống chế các triệu chứng của thoát vị hoành, đặc biệt khi bạn vô tình ăn phải món gì đó gây khó chịu dạ dày.
  3. 3
    Tránh vận động sau bữa ăn. Đừng nằm, gập người hay hoạt động nhiều ngay sau bữa ăn. Các hoạt động này có thể dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày như đã nói. Tránh vận động sau bữa ăn có thể ngăn ngừa tổn thương thêm cho khu vực vốn đã bị ảnh hưởng.
  4. 4
    Giảm cân. Tình trạng quá cân làm tăng áp lực trong ổ bụng và khiến ruột bị đẩy qua, cuối cùng gây ra chứng thoát vị. Có chế độ ăn lành mạnh (gồm nhiều bữa ăn nhỏ) và tập thể dục phù hợp với sức khỏe sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này.
    • Trước khi thay đổi triệt để chế độ ăn và tập luyện, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn. Họ sẽ cung cấp hướng dẫn giảm cân phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  5. 5
    Uống thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau có tác dụng ngăn chặn và cản trở các tín hiệu đau đi đến não. Nếu tín hiệu đau không thể đi tới não thì bạn sẽ không cảm thấy đau. Mặc dù bạn có thể đi khám bệnh để được kê thuốc mạnh hơn, nhưng có một số loại thuốc giảm đau có thể mua không cần toa. Có hai nhóm thuốc giảm đau bạn nên xem xét:
    • Thuốc giảm đau nhẹ. Loại thuốc này thường được bán không cần toa và có thể giảm đau trong một số trường hợp. Phổ biến là thuốc acetaminophen. Xem hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì để dùng đúng liều lượng cho trọng lượng và tuổi tác của bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị uống nhiều hơn trong thời gian ngắn. Nếu có thắc mắc thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.[4]
    • Thuốc giảm đau mạnh. Bạn cần dùng loại thuốc này nếu cơn đau không hết sau khi dùng thuốc giảm đau nhẹ. Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng vì nó có thể gây nghiện và hiệu quả của thuốc sẽ suy giảm theo thời gian. Ví dụ như thuốc codein hay tramadol, và chúng chỉ được bán theo toa.
  6. 6
    Đeo băng định vị hay dây giằng để đỡ chỗ thoát vị. Đeo thiết bị hỗ trợ để ngăn chặn nội tạng không thoát vị nhiều hơn trong thời gian bạn chờ điều trị bổ sung. Nhất là khi đã có kế hoạch phẫu thuật, nhân viên y tế có thể dùng tay nhấn chỗ thoát vị trở lại vị trí và yêu cầu bạn đeo một dây thắt lưng đặc biệt (gọi là băng định vị) để giữ cố định chỗ thoát vị đến khi phẫu thuật. Mặc dù hiệu quả của phương pháp này chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng đeo băng định vị sau khi xử lý chỗ thoát vị bằng tay có thể giúp giảm triệu chứng.
    • Có nhiều loại dây giằng hỗ trợ khác nhau dành cho thoát vị bụng và thoát vị bẹn mà bạn có thể mua trực tuyến.
    • Tuy nhiên, đeo thiết bị hỗ trợ sẽ gây đau và khó chịu nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần uống thuốc giảm đau không kê toa như Tylenol nếu cần.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Tập thể dục để ngăn ngừa thoát vị

  1. 1
    Tập nằm nghiêng nâng chân. Như đã nói ở trên, khu vực bị suy yếu như thành bụng có thể khiến nội tạng hay ruột bị đẩy ra khỏi vị trí. Do đó, giải pháp là tập thể dục để tăng cường sức mạnh của phần cơ thể nơi xảy ra thoát vị. Nằm nghiêng nâng chân là một bài tập tốt để khởi đầu. Đây là cách thực hiện:
    • Bắt đầu ở tư thế nằm thẳng với đầu cao hơn bàn chân.
    • Từ từ nâng cả hai chân lên khoảng 35cm hay 30 tới 45°. Để tạo kháng lực nặng hơn, bạn có thể tập với một người hỗ trợ để họ đè nhẹ lên chân trong khi bạn nâng, và nhớ tách rời hai chân một chút.
    • Giữ tư thế này vài giây rồi trở về tư thế ban đầu. Bắt đầu với năm nhịp và từ từ tăng lên mười nhịp.
  2. 2
    Tập đạp xe đạp nghiêng. Bạn nên tránh các bài tập hay hoạt động đòi hỏi phải nâng, kéo hay đẩy nặng vì nó có thể khiến thoát vị dễ xảy ra hơn. Do vậy, đạp xe đạp nghiêng là một bài tập tốt. Dưới đây là cách thực hiện:
    • Nằm thẳng người với đầu thấp hơn bàn chân, hai bàn tay đặt ở hai bên.
    • Gập người tại hông và nâng đầu gối lên trên cơ thể.
    • Sử dụng cả hai chân và bắt đầu động tác đạp xe. Khi bạn cảm thấy mỏi ở bụng thì ngừng tập.
  3. 3
    Tập siết gối. Siết gối cũng là một bài tập rất tốt để tăng sức mạnh cơ bụng mà không cần thiết bị đắt tiền của phòng tập. Cách làm như sau:
    • Nằm thẳng người với đầu thấp hơn bàn chân, gập hai đầu gối. Đặt và giữ một chiếc gối giữa hai đầu gối.
    • Bắt đầu hít vào. Khi thở ra, bạn sử dụng cơ đùi để siết chiếc gối. Cố gắng không để khung xương chậu bị nghiêng. Sau khi thở ra, hãy thả lỏng cơ đùi.
    • Bắt đầu với một lần tập gồm mười nhịp, và từ từ tăng lên ba lần.
  4. 4
    Gập bụng kiểu crunch. Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cơ thành bụng. Nếu bạn không thích cách gập bụng thông thường thì thử gập bụng kiểu crunch:
    • Nằm thẳng người với đầu thấp hơn bàn chân, gập hai đầu gối.
    • Bắt đầu gập thân trên lên nhưng chỉ đến 30° là dừng, đồng thời siết chặt cơ bụng. Giữ tư thế này trong chốc lát rồi từ từ hạ người xuống vị trí ban đầu.
    • Bắt đầu với một lần tập gồm 15 nhịp, và từ từ tăng lên ba lần.
  5. 5
    Tập thể dục trong hồ bơi. Thực hiện các bài tập thể dục trong nước sẽ tăng thêm trở lực và khiến bạn khó giữ thăng bằng hơn. Cách tập này còn giúp ích nhiều hơn trong việc tăng cường sức khỏe vùng bụng. Nếu bạn có thể tiếp cận hồ bơi thì nên cân nhắc ba bài tập sau:
    • Ban đầu bạn chỉ cần bước đi trong nước từ 3-5 vòng quanh hồ.
    • Sau khi xong, thực hiện 30 nhịp khép và mở hông, giãn và gập hông.
    • Cuối cùng, thực hiện 30 nhịp squat.
  6. 6
    Đi bộ. Đi bộ giúp tăng cường sức khỏe bụng trên và dưới, cơ sàn chậu. Bạn chỉ cần đi bộ 45 phút mỗi ngày với tốc độ nhanh, nhưng không cần tập trung đi một lần! Đi bộ – thậm chí chỉ 10 phút mỗi lần cũng mang lại hiệu quả, đó là chưa kể cảm giác thư giãn mà nó tạo ra.
    • Cân nhắc thực hiện một số điều chỉnh nhỏ, như đỗ xe cách lối vào xa hơn, dẫn chó đi dạo vào buổi sáng, hoặc mang bữa ăn trưa ra công viên và đi dạo để tăng cảm giác thèm ăn.
  7. 7
    Tập yoga. Hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi thử bất kỳ tư thế nào khó tập. Yoga không thích hợp với một số người. Bạn chỉ nên thực hiện các tư thế khi có mặt giáo viên dạy yoga để họ có thể hướng dẫn bạn trong lúc tập. Nếu nhân viên y tế đồng ý để bạn tập yoga, các tư thế yoga dưới đây được tin là có thể giảm áp lực ổ bụng, tăng cường sức khỏe cơ bụng và làm khép ống bẹn:[5]
    • Tư thế đứng trên vai (Sarvangasana)
    • Tư thế con cá (Matsyasana)
    • Tư thế nâng chân (Utthanpadasana)
    • Tư thế xả hơi (Pawanmuktasana)
    • Tư thế ngồi gập người (Paschimottanasana)
    • Tư thế sấm sét (Vajrasana)
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Xây dựng thói quen lành mạnh hơn

  1. 1
    Tránh nâng vật nặng. Để tránh tạo áp lực lên cơ và bụng, bạn buộc phải tránh nâng nặng. Nếu không thể tránh thì bạn nên nâng với tư thế đúng. Nhớ nâng đồ vật bằng đầu gối thay vì dùng lưng.
    • Nghĩa là bạn nên gập đầu gối hạ người xuống trước khi nâng để đầu gối làm việc. Nâng vật sát vào người để phân phối trọng lượng của nó. Cách nâng này sẽ sử dụng tất cả các cơ mà không tạo quá nhiều sức ép lên một nhóm cơ cụ thể.
  2. 2
    Cai thuốc lá. Hút thuốc lá có thể gây thoái hóa không chỉ cơ bắp mà còn các mô trong cơ thể. Nếu bạn cai thuốc lá không phải vì tim, phổi, tóc, da hay móng, thì hãy làm điều đó vì căn bệnh hiện tại.
    • Hơn nữa, cai thuốc lá còn tốt cho những người xung quanh. Thử chuyển sang sử dụng miếng dán hay kẹo cao su nicotin để giảm cơn thèm. Từ từ bạn sẽ bớt lệ thuộc vào thuốc lá – bạn không nhất thiết phải cai hẳn ngay lập tức.
  3. 3
    Cố gắng tránh bị bệnh. Hắt hơi, ho, nôn, và đi tiêu đều có thể tạo sức ép lên ruột và ổ bụng. Tuy vậy, đó là các chức năng bình thường mà cơ thể phải làm. Hãy cố gắng tránh bị bệnh để tránh các vấn đề này.
    • Tránh rặn khi đi tiêu để không tạo quá nhiều sức ép dọc theo vùng bụng, nếu có thể được. Nếu bạn bị ho dai dẳng thì cần tìm cách điều trị ngay để tránh tạo thêm sức ép lên cơ bụng.
  4. 4
    Cân nhắc khả năng phẫu thuật. Nếu các biện pháp khác đều thất bại, bạn có thể phải phẫu thuật để khắc phục chỗ thoát vị. Phẫu thuật chữa chứng thoát vị có thể được tiến hành bằng các kỹ thuật sau:
    • Phẫu thuật nội soi. Kỹ thuật này sử dụng một chiếc camera siêu nhỏ và các thiết bị phẫu thuật thu nhỏ để sửa chỗ thoát vị thông qua một đường rạch ngắn. Họ sửa chỗ thoát vị bằng cách khâu để khép lỗ trên thành bụng, và đắp vào lỗ một tấm lưới phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi gây tổn thương ít hơn cho mô xung quanh và yêu cầu thời gian hồi phục ngắn hơn phẫu thuật mở. Tuy nhiên, rủi ro tái phát thoát vị vẫn tồn tại.
    • Phẫu thuật mở. Kỹ thuật này phù hợp cho các trường hợp thoát vị mà một phần ruột đã di chuyển xuống bìu tinh hoàn. Phẫu thuật mở yêu cầu thời gian hồi phục lâu hơn. Bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại sau phẫu thuật sáu tuần.[6]
      • Cả hai loại phẫu thuật đều được thực hiện sau khi gây tê cục bộ hoặc gây mê. Bác sĩ sẽ định vị lại phần mô bị thoát vị, và nếu có hiện tượng thắt ruột xảy ra thì họ sẽ loại bỏ phần nội tạng đã chết do thiếu ô-xi. Phẫu thuật chữa thoát vị thường chỉ là một thủ thuật ngoại trú.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Hiểu tình trạng bệnh của bạn

  1. 1
    Nhận biết thoát vị bẹn. Đây là loại thoát vị phổ biến nhất. Đối với cả đàn ông và phụ nữ, ống bẹn nằm trong vùng bẹn. Ở nam giới, đây là nơi ống tinh chạy từ bụng xuống bìu tinh hoàn, ống tinh có nhiệm vụ treo hai tinh hoàn. Ở phụ nữ, ống bẹn chứa dây chằng có nhiệm vụ giữ cố định tử cung. Các triệu chứng của thoát vị bẹn bao gồm:
    • Có khối u xuất hiện ở một trong hai bên xương mu, cảm thấy rõ nhất khi đứng.
    • Đau hay khó chịu tại chỗ phình ra ở bụng dưới khi bạn gập người, ho hoặc nâng đồ vật.[7]
      • Thoát vị bẹn thường xảy ra ở đàn ông vì ống bẹn không đóng kín hoàn toàn, tạo ra điểm yếu dễ dẫn tới thoát vị. Thường thì tinh hoàn của đàn ông sẽ trĩu xuống qua ống bẹn không lâu sau khi được sinh ra, và ống bẹn đóng kín gần như hoàn toàn sau đó. Thoát vị bẹn phát triển khi ruột bị đẩy qua ống bẹn.[8]
  2. 2
    Nhận biết thoát vị hoành. Thoát vị hoành xảy ra khi một phần dạ dày bị đẩy qua khỏi cơ hoành trong lồng ngực. Thoát vị hoành phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi.[9] Thoát vị hoành gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, tạo cảm giác nóng do dịch tiêu hóa trong dạ dày rò rỉ ngược trở lên thực quản. Các triệu chứng của thoát vị hoành bao gồm:
    • Trào ngược dạ dày thực quản - cảm giác ợ nóng khi axít trong dạ dày di chuyển ngược trở lên thực quản vì một phần dạ dày bị đẩy qua cơ hoành vào lồng ngực.
    • Đau ngực. Sản phẩm tiêu hóa và axít trong dạ dày trào ngược dẫn tới cảm giác đau buốt trong ngực.
    • Khó nuốt. Một phần dạ dày bị đẩy qua cơ hoành dẫn tới trào ngược sản phẩm tiêu hóa trong dạ dày, và khiến bạn cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trên đường đi xuống thực quản.
      • Khuyết tật bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ em mắc tình trạng này.
  3. 3
    Nhận biết thoát vị vết mổ. Thoát vị vết mổ xảy ra khi ruột bị đẩy qua vết sẹo mổ hay phần mô yếu sau khi phẫu thuật bụng.
    • Chỗ phình hay sưng tại vị trí phẫu thuật ở bụng là "triệu chứng" duy nhất. Ruột bị đẩy qua vết sẹo mổ hay phần mô yếu dẫn tới phình hay sưng tại đó.
  4. 4
    Nhận biết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi có thể bị thoát vị rốn nếu ruột bị đẩy qua thành bụng gần vị trí rốn.
    • Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn đó là quấy khóc liên tục, và có chỗ phình hay sưng gần vị trí rốn.
    • Thành bụng không thể đóng sẽ tạo ra yếu điểm và khiến chứng thoát vị rốn phát triển.[10] Tình trạng này thường sẽ tự hết khi trẻ được gần một tuổi. Khi trẻ được một tuổi, nếu thoát vị không hết thì bé cần được phẫu thuật để điều trị.[11]
  5. 5
    Biết nguyên nhân gây ra thoát vị. Thoát vị có thể phát triển đột ngột hay từ từ. Thoát vị có thể xảy ra do cơ bị suy yếu hoặc cơ thể chịu sức ép.
    • Nguyên nhân phổ biến khiến cơ suy yếu gồm:[12]
      • Tuổi tác
      • Ho mãn tính
      • Tổn thương do chấn thương hoặc phẫu thuật
      • Thành bụng không đóng kín hoàn toàn ngay từ khi còn là thai nhi (khuyết tật bẩm sinh)
    • Các yếu tố khiến cơ thể chịu sức ép và gây ra thoát vị gồm:
      • Báng bụng (chất lỏng trong bụng)
      • Táo bón
      • Mang thai
      • Nâng nặng
      • Ho hay hắt hơi kéo dài
      • Tăng cân đột ngột
  6. 6
    Bạn cũng cần biết các yếu tố rủi ro. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị, bao gồm:
    • Táo bón mãn tính
    • Ho mãn tính
    • Xơ nang (làm tổn hại chức năng phổi và gây ra ho mãn tính)
    • Béo phì hay quá cân
    • Mang thai
    • Tiền sử thoát vị của cá nhân hay gia đình
    • Hút thuốc lá
      • Bạn có thể kiểm soát một số yếu tố rủi ro này. Vì thoát vị có thể tái phát nên tốt nhất bạn cần giải quyết các yếu tố rủi ro này để giảm nguy cơ bệnh tái phát.
  7. 7
    Họ sẽ chẩn đoán thoát vị như thế nào? Mỗi loại thoát vị được chẩn đoán bằng cách khác nhau. Đây là cách họ tiến hành chẩn đoán:[11]
    • Thoát vị bẹn hay thoát vị vết mổ. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và sờ tìm chỗ phình ra ở bụng hay vùng bẹn mà sẽ lớn hơn khi bạn đứng, ho hay hoạt động gắng sức.
    • Thoát vị hoành. Họ sẽ chụp X-quang với ba-ri hoặc nội soi để chẩn đoán thoát vị hoành. Khi chụp X-quang với ba-ri, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống dung dịch chứa ba-ri và chụp một loạt ảnh X-quang trên đường tiêu hóa. Kỹ thuật nội soi sử dụng một camera nhỏ gắn vào ống và luồn qua cổ họng xuống đến thực quản rồi dạ dày. Các xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát vị trí dạ dày trong cơ thể.
    • Thoát vị rốn. Họ sẽ siêu âm với sóng âm thanh có tần số cao để tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể, qua đó chẩn đoán tình trạng thoát vị rốn ở trẻ nhỏ. Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết trong vòng bốn năm. Những trẻ mắc tình trạng này ngay từ lúc mới sinh chỉ cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong quá trình phát triển.
  8. 8
    Biết các biến chứng tiềm ẩn của thoát vị. Đôi khi thoát vị không gây nguy hiểm thời gian đầu, nếu không được điều trị, nó sẽ phát triển và gây đau dữ dội. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu của thoát vị. Hai vấn đề chính có thể xảy ra khi bạn không điều trị thoát vị:
    • Tắc nghẽn trong ruột. Tình trạng này có thể gây đau dữ dội, táo bón và buồn nôn khi một phần ruột mắc kẹt trong thành bụng.
    • Tắc ruột do thắt. Tình trạng này có thể xảy ra khi ruột không nhận được đủ máu. Mô ruột có thể bị nhiễm trùng và làm tổn thương chức năng ruột, đây là tình trạng y khoa đe dọa đến tính mạng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Một số loại thoát vị không thể hiện triệu chứng trừ khi được phát hiện trong đợt khám sức khỏe định kỳ.
  • Nếu không được phẫu thuật điều trị, một số loại thoát vị sẽ phát triển lớn hơn. Luôn luôn đi khám bệnh để được đánh giá nếu bạn bị thoát vị.

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 3.544 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 3.544 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo