Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 16 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.089 lần.
Bàn chân lật ngoài là tình trạng hai bàn chân hướng ra ngoài khi bạn bước đi. Mặc dù đây là một tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ và sẽ hết khi chúng lớn lên, nhưng tật này cũng có thể phát triển nặng hơn. May mắn là có một số cách để cải thiện tình trạng này. Có lẽ bạn còn thắc mắc về tật bàn chân lật ngoài, vậy hãy đọc tiếp các câu trả lời dưới đây cho những câu hỏi thường gặp nhất.
Các bước
Vì sao bàn chân của tôi lật ra ngoài?
-
1Xương hông hoặc xương ống quyển bị vặn là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong quá mang thai, xương chân của thai nhi phải vặn sao cho nằm vừa trong tử cung. Nếu xương ống quyển vặn ra ngoài hoặc xương hông uốn lên trên, khi đó bàn chân sẽ lật sang hai bên. Tật này ở trẻ nhỏ sẽ hết dần khi chúng chập chững bước đi, nhưng bạn vẫn có thể bị bàn chân lật ngoài khi đã thành niên.[1]
- Xương đùi bị vặn cũng có thể gây ra lật bàn chân, nhưng thường phổ biến ở trẻ em béo phì.
- Nằm ngửa với hai chân duỗi thẳng. Nếu đầu gối hướng ra hai bên thì vấn đề nằm ở xương hông. Nếu đầu gối nằm thẳng nhưng bàn chân hướng ra hai bên thì vấn đề nằm ở xương ống quyển.[2]
-
2Lòng bàn chân phẳng cũng khiến bàn chân lật ngoài. Khi lòng bàn chân không cong nhiều và nằm phẳng trên mặt đất, điều này có thể dẫn đến vấn đề về tư thế đứng.[3] Vì bàn chân không đủ ổn định nên các ngón chân sẽ tự mở ra ngoài để giữ thăng bằng.[4] Mặc dù lòng bàn chân phẳng phổ biến ở trẻ em dưới 4 tuổi và thường cải thiện khi bạn lớn, nhưng tình trạng này có thể không hết khi bạn trưởng thành và gây ra khó chịu hoặc khiến bàn chân lật ra ngoài.[5]
- Bàn chân phẳng cũng có thể là triệu chứng của xương hông hay xương ống quyển bị vặn.
- Có thể bạn không cảm thấy đau khi bàn chân lật ra ngoài.
-
3Cơ gân kheo và cơ mông bị căng cứng hoặc yếu. Sử dụng quá nhiều hoặc ít sử dụng cơ hông và cơ chân có thể dẫn đến bàn chân lật ngoài. Khi cơ ở phần dưới cơ thể trở nên căng cứng hoặc yếu, chúng có thể ảnh hưởng đến tư thế đứng và vị trí để chân và khiến bàn chân lật ra ngoài.[6]Quảng cáo
Làm sao để tôi uốn thẳng bàn chân?
-
1Chỉnh bàn chân hướng về phía trước khi bạn thấy nó không nằm thẳng. Khi bạn đứng hoặc bước đi, dành vài giây kiểm tra vị trí đặt bàn chân để xem chúng có lật ra ngoài không. Khi nhận ra điều đó, hãy cố gắng chỉnh bàn chân thẳng trở lại. Bạn đầu bạn sẽ thấy không thoải mái, nhưng cơ bắp sẽ quen dần với tư thế mới.[7]
-
2Lắp tấm lót chỉnh hình vào giày để trị bàn chân phẳng. Hỏi bác sĩ về việc làm tấm lót chỉnh hình cho bàn chân để hỗ trợ vòm cong lòng bàn chân và điều chỉnh vị trí bàn chân. Tấm lót chỉnh hình giúp đẩy lòng bàn chân lên để xương hông vặn vào trong và bàn chân bớt lật ra ngoài. Mang tấm lót chỉnh hình thường xuyên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để làm quen với vị trí đặt bàn chân mới.[8]
-
3Giãn và mát xa cơ 20 phút mỗi ngày. Khi bạn cố gắng thay đổi tư thế và cách bước đi, hãy giữ cho cơ chân linh hoạt để tránh bị đau. Sau khi giãn cơ, bạn có thể tự mát xa để cơ chân không bị căng cứng.[11] Một số động tác giãn cơ bao gồm:
- Ngồi ếch[12] : Ngồi thẳng lưng và gập đầu gối. Đẩy hai chân về hai bên và ép hai lòng bàn chân vào nhau. Giữ bàn chân và từ từ ngả người về phía trước. Để giãn cơ sâu hơn thì bạn nhấn đùi xuống.[13]
- Giãn cơ vùng mông[14] : Nằm ngửa và kéo đầu gối phải lên tới ngực. Dùng tay trái giữ đầu gối và kéo đầu gối về phía vai trái. Giữ tư thế này khoảng 30 giây. Sau đó, kéo đầu gối trái về phía vai phải.[15]
- Giãn cơ gân kheo: Đặt gót chân lên mặt bàn cao ngang eo và duỗi thẳng chân hoàn toàn. Giữ đầu bàn chân hướng lên và gập người tại hông về phía trước. Giữ tư thế này 30 giây cho mỗi chân.[16]
Quảng cáo
Mất bao lâu để điều chỉnh tật bàn chân lật ngoài?
-
1Có thể mất vài năm để rèn luyện tư thế mới. Vì sự thay đổi sẽ diễn ra từ từ nên bạn khó nhận thấy tình trạng đã được cải thiện hoàn toàn. Quay video cảnh bạn bước đi khi mới bắt đầu luyện tập. Trong suốt năm đó, hãy liên tục tập luyện để điều chỉnh vị trí bàn chân. Sau một năm, quay một video khác để thấy bạn đã cải thiện thế nào.[17]
- Nếu bạn không thấy bất kỳ thay đổi nào thì nên trao đổi với bác sĩ về bước kế tiếp.
-
2Bạn có thể phải phẫu thuật nếu tật bàn chân lật ngoài không tự cải thiện. Nếu bạn cảm thấy nhiều áp lực hoặc đau ở đầu gối thì đã đến lúc phải phẫu thuật. Thường thì bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật cắt một phần xương chân để căn chỉnh lại vị trí của xương chân. Thủ thuật này ít xâm lấn và bạn sẽ hồi phục nhanh chóng.[18]
- Đối với tình trạng bệnh nặng hơn, họ có thể phải lồng dây thép, đĩa hay ốc vít vào chân để giữ chân đúng tư thế trong khi điều trị.
Quảng cáo
Cảnh báo
Tham khảo
- ↑ https://orthokids.org/Condition/Out-Toeing
- ↑ https://www.gillettechildrens.org/assets/uploads/general/Newsletter_PDFs/In_Brief_Intoeing_Outtoeing_2013.pdf
- ↑ https://www.chortho.com/common-conditions/out-toeing
- ↑ http://www.southfloridasportsmedicine.com/causes-of-out-toe.html
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2003/0801/p461.html
- ↑ https://www.milestonepedstherapy.com/blog/2019/5/13/pigeon-duck-walk
- ↑ https://www.thefootandankleclinic.com.au/condition/duck-feet-out-toed/
- ↑ http://www.southfloridasportsmedicine.com/causes-of-out-toe.html
- ↑ https://www.preferredfootankle.com/what-is-out-toeing-femoral-retroversion/
- ↑ https://kidshealth.org/en/parents/gait.html
- ↑ https://www.thefootandankleclinic.com.au/condition/duck-feet-out-toed/
- ↑ https://www.milestonepedstherapy.com/blog/2019/5/13/pigeon-duck-walk
- ↑ https://www.arthritis.org/health-wellness/healthy-living/physical-activity/success-strategies/lower-body-stretches
- ↑ https://www.milestonepedstherapy.com/blog/2019/5/13/pigeon-duck-walk
- ↑ https://www.spine-health.com/conditions/sciatica/piriformis-muscle-stretch-and-physical-therapy
- ↑ https://youtu.be/FnYHiOtAKQM?t=124
- ↑ https://kidshealth.org/en/parents/gait.html
- ↑ https://www.hss.edu/condition-list_hip-femoral-retroversion.asp
- ↑ https://www.preferredfootankle.com/what-is-out-toeing-femoral-retroversion/
- ↑ https://llrs.org/information-for-patients/specific-conditions/tibial-torsion/
- ↑ https://kidshealth.org/en/parents/gait.html
- ↑ https://kidshealth.org/en/parents/gait.html
- ↑ https://www.preferredfootankle.com/what-is-out-toeing-femoral-retroversion/
- ↑ https://posna.org/Physician-Education/Study-Guide/Torsional-Problems