Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Rách sụn chêm là một chấn thương khá phổ biến, nhưng không phải là vì vậy mà vết thương ít đau. “Sụn chêm” là thuật ngữ y học chỉ miếng đệm sụn ở đầu gối. Trong khi bạn chơi các môn thể thao hoặc hoạt động mạnh, miếng sụn này có thể bị rách, dẫn đến các triệu chứng như cứng, đau và các triệu chứng khó chịu khác.[1] Đừng cố gắng âm thầm chịu đựng vết thương. Chúng tôi sẽ giúp bạn xem xét các phương án điều trị để bạn có thể sớm bình phục.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 8:

Làm sao biết mình bị rách sụn chêm?

  1. 1
    Bạn không thể cử động đầu gối thoải mái. Sau khi bị rách sụn chêm, có thể bạn không duỗi thẳng hoặc xoay đầu gối được như bình thường. Bạn có thể cảm thấy đầu gối như bị khoá cứng hoặc không thể nâng đỡ được trọng lượng cơ thể.[2]
  2. 2
    Đầu gối rất đau. Chú ý đến các cử động hàng ngày như trèo lên giường hoặc đi lại trên đường. Khi sụn chêm bị rách, đầu gối có thể bị đau, sưng và/hoặc cứng hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy như đầu gối kêu lục cục.[3]
    • Cơn đau đặc biệt rõ rệt khi bạn xoay đầu gối.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 8:

Tôi có cần đến gặp bác sĩ không?

  1. 1
    Có, bạn nên đến gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Bác sĩ có thể kiểm tra đầu gối và cho bạn biết tình trạng rách sụn chêm của bạn ở mức độ nào. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị tại nhà hoặc phẫu thuật sửa chữa vết rách.[4]
    • Trong buổi khám, bác sĩ có thể kiểm tra mức độ cử động của đầu gối và xem đầu gối có đau hoặc nhức không. Bạn cũng có thể được chụp an MRI hoặc X-quang để bác sĩ biết rõ vị trí của vết rách.
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 8:

Tôi có thể đi lại khi bị rách sụn chêm không?

  1. 1
    Có, nhưng bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ. Rách sụn chêm có thể dễ bị bỏ qua lúc ban đầu, nhưng nó sẽ gây ra các vấn đề lớn hơn sau này. Một vết thương không được điều trị có thể dẫn đến viêm khớp và các vấn đề nghiêm trọng khác ở đầu gối.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 8:

Vết rách sụn chêm có thể tự lành không?

  1. 1
    Có, nhưng còn tuỳ vào mức độ của vết rách. Các vết rách nhỏ dọc theo 1/3 sụn chêm ngoài có thể tự lành và không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, các vết rách dọc theo 2/3 sụn chêm trong có lẽ sẽ phải phẫu thuật. Đừng lo lắng; khi bạn đến khám bệnh, bác sĩ có thể xác định được tình trạng vết thương và giúp bạn chọn hướng điều trị phù hợp.[6]
    • Nhiều trường hợp rách sụn chêm có thể lành mà không cần phẫu thuật.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 8:

Tôi có thể thử các liệu pháp tại nhà nào?

  1. 1
    Áp dụng phương pháp RICE. “RICE” là các chữ cái đầu tiên tiếng Anh của Rest, Ice, Compression, và Elevation (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao), 4 bước chính mà bạn cần thực hiện để điều trị an toàn và thoải mái tại nhà.[7]
    • Nghỉ ngơi: Tránh các môn thể thao hoặc các hoạt động đã gây rách sụn chêm, và sử dụng nạng để đi lại nếu cần thiết.
    • Chườm đá: Bọc túi chườm lạnh trong khăn hoặc giẻ và chườm lên đầu gối bị thương trong 20 phút mỗi đợt, nhiều lần mỗi ngày. Để đảm bảo an toàn, bạn đừng bao giờ chườm đá trực tiếp lên đầu gối.
    • Băng ép: Quấn băng ép đàn hồi quanh đầu gối bị thương. Quấn vừa khít, nhưng đừng quá chặt – nếu cảm thấy đầu gối bị tê hoặc như kiến bò, bạn hãy quấn lại lỏng hơn một chút.[8]
    • Nâng cao: Mỗi khi có thể, bạn hãy kê cao chân bị thương lên trên mức tim.[9]
  2. 2
    Uống thuốc giảm đau nếu cần. Aspirin và ibuprofen không chữa lành được đầu gối, nhưng thuốc sẽ giúp bạn dễ chịu hơn nhiều.[10] Luôn luôn sử dụung heo hướng dẫn ghi trên lọ thuốc và không uống quá liều khuyến nghị.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 8:

Có còn các phương pháp điều trị không phẫu thuật nào khác không?

  1. 1
    Trao đổi với bác sĩ về thuốc tiêm steroid. Corticosteroid có thể giảm đau và giảm sưng. Bác sĩ sẽ tiêm steroid trực tiếp vào khớp để giúp bạn đỡ đau và sưng.[11]
    • Các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển thuốc tiêm huyết tương, có thể giúp chữa lành vết rách sụn chêm.
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 8:

Tôi có cần phải phẫu thuật không?

  1. 1
    Có thể, nếu vết rách thực sự nghiêm trọng. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể sửa chữa hoặc cắt bỏ hoàn toàn vết rách. Bạn có thể được khuyên tập vật lý trị liệu giúp hỗ trợ đầu gối và phục hồi để có thể trở lại với thể thao và các hoạt động thường ngày.[13]

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Xử lý Vết đốt do Bọ chétXử lý Vết đốt do Bọ chét
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 7.200 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 7.200 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo