Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sức khỏe mắt là một phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể của mèo, và người nuôi mèo nên luôn chú ý. Một yếu tố quan trọng giúp bạn ngăn ngừa mèo bị đau mắt dai dẳng là biết phải xem xét điều gì và phải làm gì khi nghi ngờ mèo bị nhiễm trùng mắt. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn quyết định nên xử lý tại nhà hay phải đem mèo đến bác sĩ thú y. Nếu lo lắng, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn, vì một số vấn đề nghiêm trọng có thể khiến mèo mất thị lực hoặc hỏng mắt.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng ở mắt mèo

  1. 1
    Kiểm tra các triệu chứng nhiễm trùng mắt. Bạn hãy chú ý các dấu hiệu cho thấy mèo có vấn đề về mắt. Các triệu chứng có thể bao gồm một hoặc kết hợp các biểu hiện sau đây:[1]
    • Chớp mắt hoặc nhắm mắt: Hiện tượng này là không bình thường và là dấu hiệu cho thấy mèo bị đau hoặc khó chịu ở mắt. Đây có thể là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng do chấn thương (trầy xước mắt), tăng nhãn áp, dị vật nằm dưới mí mắt hoặc viêm mắt.[2]
    • Sưng mí mắt: Mí mắt sưng húp là dấu hiệu rõ ràng cho thấy có điều không ổn – thường là chấn thương, nhiễm trùng hoặc dị ứng.
    • Mắt tiết dịch: Mọi con mèo đều có ghèn ở góc trong mắt, đặc biệt là khi chúng vừa thức dậy và chưa rửa mặt. Ghèn ở mắt mèo bình thường sẽ trong hoặc có màu gỉ sắt. Thực ra, khi tiếp xúc với không khí thì ghèn đang trong sẽ khô đi và biến thành màu gỉ sét – điều này là bình thường. Nếu dịch tiết ở mắt mèo có màu vàng hoặc xanh thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng.
    • Viêm lòng trắng trong mắt: Lòng trắng trong mắt phải có màu như tên gọi của nó – màu trắng. Lòng trắng mắt có màu hồng hoặc các tia máu ngoằn ngoèo là hiện tượng bất thường và có thể là dấu hiệu của dị ứng, nhiễm trùng hoặc cườm nước (tăng áp suất trong mắt).
    • Mắt mất độ sáng bóng: Bề mặt mắt khỏe mạnh có độ phản chiếu cao, và khi bạn quan sát kỹ thì sẽ thấy các tia phản chiếu đều có cạnh nhẵn và không gãy. Nếu bạn nhìn vào mắt mèo và thấy có vẻ mờ xỉn, không có các tia phản chiếu, hoặc các tia bị gãy và lởm chởm thì hiện tượng này là không bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng khô mắt (không đủ nước mắt) hoặc loét bề mặt mắt.[3]
  2. 2
    Kiểm tra mắt mèo dưới ánh sáng mạnh. Khi nhận thấy có vấn đề, bạn hãy kiểm tra mắt mèo dưới ánh sáng mạnh. Tìm xem mắt nào của mèo bất thường bằng cách so sánh với mắt kia và nhớ con mắt đó. Xem xét kỹ mắt bị đau và ghi nhớ những chi tiết như màu dịch tiết, viêm lòng trắng của mắt, loét, v.v...[4]
  3. 3
    Cân nhắc xem có nên đem mèo đến bác sĩ thú y không. Một số trường hợp nhiễm trùng cần phải được bác sĩ thú y điều trị thay vì chữa ở nhà. Nếu thấy các dấu hiệu sau đây, bạn hãy đem mèo đến bác sĩ thú kiểm tra:[5]
    • Khó chịu thấy rõ (nhắm mắt)
    • Dịch tiết mắt màu vàng hoặc xanh
    • Bề mặt mắt mờ xỉn
    • Các mạch máu trên bề mặt mắt giãn nở
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chăm sóc mắt nhiễm trùng tại nhà

  1. 1
    Lau sạch dịch tiết ở mắt. Nếu mèo chảy nước mắt hoặc dịch tiết, bạn hãy dùng bông gòn ẩm lau sạch ghèn cho mèo. Lau thường xuyên khi cần, một số trường hợp đòi hỏi phải lau cách mỗi tiếng một lần.
    • Thấm khô mắt sau khi lau.
    • Thay miếng bông khác khi bông đã bẩn, và nhớ mỗi mắt phải lau bằng một miếng bông riêng.
  2. 2
    Thật cẩn thận khi chăm sóc mắt cho mèo con. Không hiếm trường hợp mèo con bị nhiễm trùng mắt sẽ không mở mí mắt được do dịch tiết mắt khiến cho mí mắt bị dính chặt. Lau sạch mắt cho mèo là rất quan trọng vì tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra dưới mí mắt và gây mù mắt.[6]
    • Nếu hai mí mắt mèo dính chặt vì ghèn, bạn hãy nhúng một miếng bông gòn vào nước sôi để nguội và lau từ góc trong ra góc ngoài mắt, đồng thời dùng ngón cái và ngón trỏ của tay kia ấn nhẹ lên hai mí mắt trên và dưới của mèo để giữ cho mắt mở ra.[7]
  3. 3
    Tránh để mắt mèo bị kích ứng. Tỉa những sợi lông dài xung quanh mắt mèo và giữ cho mặt mèo được sạch. Bạn cũng nên tránh dùng bình xịt ở gần mèo, vì mắt là bộ phận rất nhạy cảm và mèo có thể chảy nước mắt.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Điều trị y tế

  1. 1
    Tiêm chủng đủ liều cho mèo. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tiêm chủng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng mắt. Bệnh cúm và bệnh chlamydia ở mèo là hai nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng mắt, và việc tiêm chủng có thể ngăn ngừa được bệnh này.[8]
  2. 2
    Đem mèo đến bác sĩ thú y để được đánh giá và điều trị. Nhiễm trùng mắt thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nhiễm virus là bệnh tự giới hạn, và hệ miễn dịch của mèo sẽ chống lại tình trạng nhiễm trùng. Bệnh nhiễm khuẩn được điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh.
    • Các virus gây ra các vấn đề về mắt bao gồm herpesvirus và calicivirus. Một số bác sĩ thú y sẽ chỉ định thuốc kháng sinh ngay cả khi có nghi ngờ nhiễm virus, vì các bệnh nhiễm trùng này có thể kết hợp với các vi khuẩn phức tạp gây nhiễm trùng thứ phát.[9]
    • Các vi khuẩn có thể khu trú ở mắt và gây nhiễm trùng bao gồm Staphylococci, E.coli, Proteus, và Pseudomonas. Một điều vô cùng quan trọng là bạn nên luôn luôn rửa tay kỹ sau khi chạm vào mèo có mắt bị dính, vì các bệnh nhiễm trùng này có thể lây lan.
  3. 3
    Dùng thuốc như hướng dẫn. Tùy vào công thức, các loại thuốc kháng sinh được bôi với liều lượng mỗi ngày hai lần cho đến mỗi giờ một lần. Thuốc kháng sinh uống thường không dùng để điều trị nhiễm trùng mắt trừ khi không thể dùng thuốc mỡ do tính khí của mèo.
    • Thuốc thường được dùng tối thiểu 5 ngày và không nên ngừng trước khi hết liệu trình để tránh nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.[10]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhận biết dấu hiệu mèo sắp chếtNhận biết dấu hiệu mèo sắp chết
Xác định Giới tính Mèo conXác định Giới tính Mèo con
Xác định Giới tính của MèoXác định Giới tính của Mèo
Vuốt ve mèo đúng chỗVuốt ve mèo đúng chỗ
Rửa vết thương cho mèoRửa vết thương cho mèo
Nhận biết Mèo đang Mang thaiNhận biết Mèo đang Mang thai
Khiến mèo quen và yêu quý bạnKhiến mèo quen và yêu quý bạn
Trấn an Mèo đến Thời kỳ Động dụcTrấn an Mèo đến Thời kỳ Động dục
Giao tiếp với MèoGiao tiếp với Mèo
Nhận biết dấu hiệu mèo động dụcNhận biết dấu hiệu mèo động dục
Biết mèo đã đẻ hết con chưaBiết mèo đã đẻ hết con chưa
Chẩn đoán nguyên nhân mèo bị phình bụngChẩn đoán nguyên nhân mèo bị phình bụng
Ngăn mèo cắn và càoNgăn mèo cắn và cào
Chăm sóc mèo bị ngạt mũiChăm sóc mèo bị ngạt mũi
Quảng cáo

Tham khảo

  1. BSAVA Manual of Small Animal Ophthalmology. Petersen-Jones & Crispin. BSAVA publications.
  2. BSAVA Manual of Small Animal Ophthalmology. Petersen-Jones & Crispin. BSAVA publications.
  3. BSAVA Manual of Small Animal Ophthalmology. Petersen-Jones & Crispin. BSAVA publications.
  4. http://pets.webmd.com/cats/guide/cat-eye-care-problems
  5. BSAVA Manual of Small Animal Ophthalmology. Petersen-Jones & Crispin. BSAVA publications.
  6. https://www.petfinder.com/cats/cat-health/cat-eye-infections-symptoms-diagnosis-prognosis-and-treatment/
  7. https://www.petfinder.com/cats/cat-health/cat-eye-infections-symptoms-diagnosis-prognosis-and-treatment/
  8. http://pets.webmd.com/cats/guide/cat-eye-care-problems
  9. BSAVA Manual of Small Animal Ophthalmology. Petersen-Jones & Crispin. BSAVA publications.
  1. BSAVA Manual of Small Animal Ophthalmology. Petersen-Jones & Crispin. BSAVA publications.

Về bài wikiHow này

Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y tại Royal College of Veterinary Surgeons
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ. Bài viết này đã được xem 184.151 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 184.151 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo