Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 10.824 lần.
Bình thường bạn sẽ không mấy quan tâm về tầm quan trọng của đường tiểu khi vào phòng vệ sinh, nhưng đến khi bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI) thì có lẽ đầu óc bạn chẳng thể nghĩ đến điều gi khác. Các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu thường phải uống thuốc kháng sinh, vì vậy bạn sẽ cần được thăm khám, phân tích nước tiểu bằng que thử và uống thuốc do bác sĩ kê toa, sau đó bạn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để giảm đau tại nhà và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Các bước
Điều trị y khoa
-
1Chú ý đến hiện tượng đau khi đi tiểu hoặc sự thay đổi trong nước tiểu. Nếu vi khuẩn trong niệu đạo và bàng quang gây nhiễm trùng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau buốt hoặc khó tiểu. Bạn cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường xuyên nhưng nước tiểu ra rất ít hoặc không có nước tiểu. Các dấu hiệu khác của bệnh UTI bao gồm:[1]
- Cảm giác nóng rát khi tiểu
- Đau bụng
- Nước tiểu đục và có mùi hoặc màu bất thường (vàng đậm hoặc hơi xanh)
- Mệt mỏi hoặc cảm giác đau ốm
-
2Đến phòng cấp cứu nếu bạn bị nhiễm trùng thận hoặc tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng có thể lan đến thận nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh UTI trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần mà không điều trị. Ở nam giới mắc bệnh UTI không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến tuyến tiền liệt. Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng thận hoặc tuyến tiền liệt sau đây, bạn cần đến phòng cấp cứu hoặc tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp:[2]
- Đau hai bên sườn hoặc thắt lưng
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Buồn nôn
- Nôn
- Tiêu chảy
- Đau khi đi tiểu
-
3Đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Liên lạc với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh UTI. Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và hỏi về các triệu chứng của bạn. Bạn cũng sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm vi khuẩn cho việc chẩn đoán bệnh UTI và quyết định phương pháp điều trị.[3]
- Bác sĩ cũng có thể khám trực tràng nếu nghi ngờ tuyến tiền liệt có thể bị nhiễm trùng.
- Bạn có thể được khám vùng chậu nếu dịch tiết âm đạo có mùi bất thường để loại trừ bệnh viêm cổ tử cung.[4]
- Nếu bạn bị UTI nhiều lần hoặc biến chứng nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm hình ảnh đường tiểu để loại trừ tình trạng sỏi thận hoặc tắc nghẽn.
-
4Uống đủ liệu trình thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bạn để trị vi khuẩn gây bệnh UTI. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không được ngừng uống thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã bắt đầu cải thiện. Quan trọng là bạn phải dùng đủ liệu trình kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn quay trở lại.[5]
- Hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và liệu bạn có phải kiêng uống rượu trong suốt quá trình điều trị không.
- Nếu bạn có tiền sử viêm âm đạo, hãy hỏi bác sĩ về cách phòng chống nhiễm trùng nấm men bằng việc kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm.
-
5Gọi cho bác sĩ nếu bạn không thấy sự cải thiện trong vòng 2 ngày. Bạn sẽ cảm thấy đỡ sau khi uống thuốc kháng sinh 1 hoặc 2 ngày; nếu không đỡ, bạn hãy liên lạc với bác sĩ. Có thể bạn cần được điều chỉnh thuốc, hoặc tình trạng nhiễm trùng ở bạn có thể do nguyên nhân khác và đòi hỏi phương pháp điều trị khác.[6]Quảng cáo
Giảm thiểu sự khó chịu
-
1Uống thuốc giảm đau không kê toa để hạ sốt và giảm đau. Có thể bạn cần uống thuốc giảm đau trong một hoặc hai ngày đầu tiên cho đến khi thuốc kháng sinh phát huy tác dụng. Thuốc giảm đau sẽ giúp bạn giảm sốt và dễ chịu hơn khi đi tiểu.[7]
- Tránh uống thuốc ibuprofen hoặc aspirin nếu bạn bị nhiễm trùng thận, vì các thuốc này có thể gây biến chứng.
- Không uống thuốc pyridium hoặc phenazopyridine trước khi gặp bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau không kê toa này giúp điều trị bệnh UTI, nhưng chúng có thể khiến nước tiểu có màu cam và làm sai lệch kết xét nghiệm.
-
2Tăng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể. Trong và sau thời gian nhiễm trùng đường tiểu, bạn cần uống nhiều chất lỏng để đào thải vi khuẩn gây nhiễm trùng và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Lượng nước uống tối thiểu phải là 6-8 cốc (mỗi cốc 240 ml) mỗi ngày. Bạn có thể uống nước, trà thảo mộc hoặc trà đã tách caffeine, hoặc nước vắt chút chanh.[8]
- Mặc dù nước ép nam việt quất từ lâu đã được coi là có tác dụng ngăn ngừa UTI, nhưng nghiên cứu đã cho thấy nó không có hiệu quả, và cũng rất ít bằng chứng cho thấy tác dụng ngăn ngừa UTI của nam việt quất.[9]
- Tránh rượu bia, các thức uống ngọt và caffeine, vì các chất này có thể gây kích ứng bàng quang.
-
3Chườm nóng lên vùng chậu. Đắp túi chườm nóng hoặc chai nước nóng lên bụng dưới, lưng hoặc giữa hai đùi. Nhiệt độ ấm có thể giúp bạn giảm đau.[10]
-
4Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu. Cho dù vẫn còn đau khi tiểu, bạn cũng không nên nhịn đi tiểu. Việc đi tiểu khi có nhu cầu sẽ giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiểu. Hãy uống nhiều nước; lượng chất lỏng uống vào sẽ pha loãng nước tiểu, nhờ vậy bạn sẽ đỡ buốt khi đi tiểu.[11]
-
5Ngâm bồn tắm nước ấm với giấm hoặc muối nở. Tích nước ấm đầy bồn tắm và rót vào bồn ¼ cốc (60ml) giấm trắng hoặc 60 ml muối nở. Nước pha giấm hoặc muối nở có thể giảm đau và loại bỏ vi trùng gần lối vào đường tiểu.[12]
- Nếu không có bồn tắm, bạn có thể pha nước với giấm hoặc muối nở vào chậu rửa. Ngồi trong chậu rửa sao cho mông ngập trong nước. Nhớ rằng bạn chỉ cần thêm vào vài thìa canh giấm hoặc muối nở nếu dùng chậu rửa nhỏ.
Quảng cáo
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu tái phát
-
1Đi tiểu thường xuyên để ngăn ngừa viêm bàng quang. Nhớ uống đủ chất lỏng để có thể đi tiểu thường xuyên và luôn đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Quá trình bài tiết nước tiểu sẽ đào thải vi trùng ra khỏi đường tiểu, giúp rút ngắn thời gian chữa lành bệnh UTI hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang ngay từ đầu.[13]
- Ngả người tới trước một chút khi tiểu sắp hết để đảm bảo bàng quang được trút cạn.
-
2Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Vi trùng có thể xâm nhập vào đường tiểu trong khi giao hợp, do đó bạn cần đi tiểu ngay sau khi quan hệ. Đừng nằm mãi trên giường và nhịn tiểu; nếu không, vi khuẩn sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập vào đường tiểu hơn.[14]
-
3Tắm vòi sen thay vì tắm bồn. Nếu nước trong bồn bị bẩn sau khi bạn tắm rửa, vi khuẩn có thể tiếp cận gần cửa vào đường tiểu khi bạn ngâm trong bồn tắm. Bạn cũng nên tránh ngồi lâu khi mặc áo bơi ướt hoặc tắm bồn nước nóng. Khi tắm vòi sen, bạn không nên dùng xà phòng, sữa tắm, nước thụt rửa có mùi hương mạnh.[15]
- Tránh dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có hương thơm, vì chúng có thể gây kích ứng đường tiểu.
-
4Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh. Tránh dùng cùng một mảnh giấy vệ sinh lau ra phía trước. Bạn phải lau từ trước ra sau để không đưa vi trùng vào cửa niệu đạo. Vứt mảnh giấy vệ sinh sau mỗi lần lau. Nhớ rửa tay để ngăn ngừa UTI và các bệnh khác.[16]
- Nếu tay bị dính bẩn, bạn hãy rửa tay trước khi lau tiếp (E. coli, một loại vi khuẩn trong phân, là thủ phạm của 80-95% các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu).
-
5Mặc đồ lót rộng rãi. Để giữ cho vùng kín được khô ráo, bạn nên mặc quần lót cotton không giữ ẩm. Chọn quần lót rộng rãi không cọ xát vào bộ phận sinh dục. Ví dụ, bạn có thể chọn loại quần lót dạng quần đùi thay cho dạng tam giác.[17]
- Thay quần lót hàng ngày để ngăn ngừa vi trùng xâm nhập vào đường tiểu.
-
6Uống 250 ml (1 cốc) nước ép nam việt quất mỗi ngày 3 lần. Nước ép nam việt quất sẽ giúp phòng chống bệnh UTI ở những phụ nữ uống thường xuyên. Bạn cũng có thể uống nam việt quất dưới dạng viên 400 mg mỗi ngày.[18]Quảng cáo
Lời khuyên
- Các sản phẩm trị nhiễm trùng đường tiểu không kê toa thường là các băng thử và thuốc giảm đau. Mặc dù giúp bạn xác định bệnh UTI và giảm đau, nhưng các sản phẩm này không điều trị được nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Cảnh báo
- Tránh uống muối nở pha loãng để trị UTI, vì đó không phải là phương pháp điều trị hiệu quả và có thể gây ngộ độc nếu uống quá liều.[19]
Tham khảo
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/kidney-infection-pyelonephritis/symptoms-causes
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/bladder-infection-uti-in-adults/diagnosis
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2006/0115/p293.html
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/bladder-infection-uti-in-adults/treatment
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/bladder-infection-uti-in-adults/treatment
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/
- ↑ https://obgynwc.com/dos-donts-uti/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24310806
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/bladder-infection-uti-in-adults/treatment
- ↑ http://kidshealth.org/en/kids/uti.html
- ↑ http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/urinary-tract-infection-female/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/
- ↑ https://www.cdc.gov/antibiotic-use/community/for-patients/common-illnesses/uti.html
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases/bladder-infection-uti-in-adults/treatment
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2008/0801/p332.html
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24313600