Tải về bản PDF Tải về bản PDF

U nang bao hoạt dịch vùng kheo chân (còn gọi là nang Baker) là túi dịch (nang) phía sau đầu gối gây ra tình trạng bó, đau và căng cứng đầu gối, vấn đề càng tệ hơn khi bạn vận động chân. Sự tích tụ hoạt dịch khớp (chất lỏng bôi trơn khớp gối) khi đầu gối chịu áp lực gây ra sưng và hình thành nang phía sau đầu gối. Để điều trị nang Baker bạn phải để chân nghỉ ngơi và xử lý nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nang, chẳng hạn viêm khớp. Nếu cho rằng mình có nang Baker bạn nên đi khám bệnh để loại trừ các mối nguy khác nghiêm trọng hơn, như đông máu hoặc tắc động mạch.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều trị u nang tại nhà

  1. 1
    Nhận biết sự khác nhau giữa nang Baker và tình trạng khác nghiêm trọng hơn. Bạn có thể tự điều trị nang Baker tại nhà nhưng trước tiên phải chắc chắn đó đúng là nang Baker, không phải tình trạng nào khác cần phải can thiệp y khoa, chẳng hạn huyết khối tĩnh mạch sâu hay tắc động mạch. Nếu bạn thấy sưng hoặc có bớt tím trên ngón chân và bàn chân thì phải đi khám bệnh ngay.
  2. 2
    Để đầu gối nghỉ ngơi. Bạn nên để đầu gối nghỉ ngơi cho đến khi không còn đau khi chịu áp lực. Để ý cảm giác đau xuất hiện xung quanh hay phía sau đầu gối trong khi cong và duỗi chân. Cố gắng để đầu gối nghỉ ngơi tối đa trong ít nhất 1-2 ngày.[1]
  3. 3
    Chườm đá xung quanh nang. Bạn nên chườm lạnh chấn thương đầu gối càng sớm càng tốt để giảm viêm và sưng, đồng thời giảm đau. Mỗi lần bạn chỉ nên chườm từ 15-20 phút, sau đó để chỗ chườm hết lạnh (thêm 15-20 phút) trước khi chườm lại. Thời gian chườm phù hợp là 1-2 ngày đầu tiên sau khi chấn thương, với tần suất tùy theo nhu cầu.[2]
    • Sử dụng khăn tắm bọc quanh túi nước đá (hoặc thứ gì đó đông lạnh như túi đậu đông lạnh) trước khi chườm.
  4. 4
    Dùng băng cuộn. Băng cuộn giúp khu vực bị chấn thương giảm sưng và giữ ổn định khớp gối. Quấn băng đàn hồi (ACE Bandage-S), băng keo thể thao, nẹp hoặc thậm chí một mảnh vải quanh chỗ chấn thương.[3]
    • Lực quấn phải đủ chặt để cố định khớp gối, nhưng không chặt đến mức cắt đứt tuần hoàn máu.
  5. 5
    Kê cao chân. Nâng cao chân cũng giúp giảm sưng vì máu chảy ngược về tim. Trong khi nằm bạn nâng chân cao hơn tim (hoặc cao nhất có thể mà không gây đau). Nếu không thể nâng cao chân, tối thiểu bạn phải giữ nó song song với mặt đất.[4]
    • Kê cao chân trong lúc ngủ bằng cách đặt vài chiếc gối bên dưới.
  6. 6
    Uống thuốc giảm đau không kê toa (OTC). Để giảm đau và sưng bạn có thể uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, acetaminophen, aspirin và naproxen.[5] Uống thuốc với nước sau khi ăn và tuân theo liều lượng chỉ định ghi trên nhãn.
    • Trẻ em và thiếu niên dưới 19 tuổi không được uống aspirin vì có khả năng dẫn đến hội chứng Reye (tổn thương gan và não), đặc biệt khi bé đang mắc thủy đậu hoặc cúm.[6] Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ em uống aspirin.
    • Nhiều chuyên gia y khoa khuyến cáo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc NSAID nếu mắc bệnh về gan, thận hoặc dạ dày.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Đi khám bệnh

  1. 1
    Để bác sĩ đánh giá tình trạng chấn thương. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây u nang và điều trị dứt điểm. Nhuyên nhân có thể là chấn thương đầu gối, viêm thấp khớp, viêm xương khớp, chấn thương sụn hay gân và v.v...[8]
  2. 2
    Đi khám lại nếu nang to lên. Nang phát triển to lên có thể khiến bắp chân bạn bị sưng vì nó đè lên các mạch máu ở gần. Vì thế, bạn cần phải đi khám nếu nang to lên. Hãy để bác sĩ thăm khám và làm theo phương pháp điều trị của họ.
    • Khi đặt lịch khám, hãy nói với phòng khám là bạn thấy lo rằng cái nang đang to lên.
  3. 3
    Cho bác sĩ biết nếu nang vỡ. Cho dù đã đi khám bệnh để lên phác đồ điều trị, nhưng bạn vẫn phải tái khám nếu nghi ngờ nang vỡ hoặc gặp các biến chứng khác. Khi nang Baker vỡ, dịch lỏng sẽ rò rỉ vào khu vực bắp chân và dẫn đến:[9]
    • Cảm giác có nước chảy xuống bắp chân
    • Đỏ và sưng
    • Đau nhói do có dịch rò rỉ và sau đó là viêm, dẫn đến đông máu.
    • Vì những triệu chứng này giống với triệu chứng của bệnh huyết khối nên bạn cần đi khám bệnh ngay để phòng trường hợp phải điều trị huyết khối. Huyết khối bong ra có thể đe dọa tính mạng.[10] Nếu bác sĩ khẳng định không có nguy cơ xảy ra biến chứng do nang vỡ, chân bạn sẽ từ từ hấp thu dịch lỏng trong vòng 1-4 tuần, bên cạnh đó họ cũng kê thuốc giảm đau cho bạn.[11]
  4. 4
    Hỏi bác sĩ về tiêm steroid. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy sưng, đau và phạm vi cử động sẽ cải thiện sau khi corticosteroid được tiêm trực tiếp vào nang Baker cho những bệnh nhân bị viêm xương khớp gây ra nang này.[12] Bác sĩ sẽ tiêm một mũi corticosteroid trực tiếp vào khoang nang để giảm viêm và sưng.
    • Họ có thể phải sử dụng máy siêu âm để quan sát nang khi đẩy kim vào.
  5. 5
    Hỏi bác sĩ về dẫn lưu dịch trong nang. Hoạt dịch trong nang có thể được dẫn lưu ra ngoài, nếu bạn có nang thứ cấp (dịch tích tụ ở phía trước và phía sau của đầu gối) bác sĩ cũng rút được dịch từ phía trước hoặc bên hông đầu gối. Sau khi rút dịch đầu gối sẽ dễ chịu hẳn vì sưng và đau giảm, cử động cũng nhẹ nhàng hơn. Bác sĩ sử dụng máy siêu âm để đẩy kim chính xác vào hoạt dịch và kéo pít-tông hút dịch ra.[13]
    • Kim dùng để hút hoạt dịch trong nang có kích cỡ 18G-20G vì dịch có độ sệt.
    • Tùy thuộc vào lượng dịch có trong nang hoặc số lượng vị trí bị tụ dịch mà bác sĩ có thể phải hút nhiều hơn một lần.
    • Các trường hợp phải rút dịch (dẫn lưu) sau khi tiêm steroid là khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu cho thấy triệu chứng được cải thiện và chức năng đầu gối tốt hơn sau khi bệnh nhân trải qua hai thủ thuật này.[14] [15] [16]
  6. 6
    Mổ nang. Đây là giải pháp cuối cùng nếu triệu chứng bệnh không hết, các cách điều trị khác đã thất bại, hoặc nang phát triển quá lớn. Bệnh nhân được gây mê, sau đó bác sĩ phẫu thuật rạch nhiều đường nhỏ (3-4mm) xung quanh nang để dẫn lưu hoạt dịch ra ngoài. Họ không cắt bỏ toàn bộ nang vì thông thường nó có thể tự lành. Sau khi dẫn lưu dịch xong bác sĩ sẽ khâu vết mổ.[17]
    • Thủ thuật này thường diễn ra trong một giờ (hoặc ít hơn tùy vào kích thước nang). Nang càng lớn càng cần nhiều thời gian phẫu thuật vì chỗ sưng phủ xung quanh dây thần kinh và mạch máu.
    • Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn nếu cần.
    • Sau khi về nhà bạn nên thực hiện liệu pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao)
    • Họ có thể đề nghị bạn sử dụng nạng hoặc gậy trong nhiều ngày sau đó để đầu gối không phải chịu áp lực.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Duy trì sức khỏe khớp và cơ khi có nang Baker

  1. 1
    Tập vật lý trị liệu. Viêm ở khu vực quanh nang Baker gây ra tình trạng thắt chặt cơ và căng cứng khớp.[18] Bạn nên thực hiện các bài tập co giãn không gây đau để phục hồi khu vực này, giữ cơ bắp và khớp xương linh hoạt, ngăn ngừa khả năng suy yếu và/hoặc cứng ở các cơ và khớp xung quanh trong tương lai.
    • Bạn nên tập trung vào cơ tứ đầu, cơ gân kheo, cơ mông và bắp chân.[19]
  2. 2
    Thực hiện thế đứng căng cơ gân kheo. Tìm một chiếc ghế đẩu cao khoảng 50 cm, đặt bàn chân của chân không bị chấn thương lên ghế, đầu gối hơi cong. Cúi người về trước nhưng giữ thẳng lưng cho đến khi cảm thấy sức căng trong đùi. Giữ tư thế này trong 30 giây.[20]
    • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 3 nhịp, tập trước và sau khi thực hiện một bài tập khác.
    • Nếu cảm thấy chưa đủ căng bạn hơi nghiêng mình về phía chân đang căng, cũng như hướng về trước.[21]
  3. 3
    Thực hiện thế nằm căng cơ gân kheo. Nằm thẳng trên lưng, uốn cong đầu gối trên chân muốn căng. Đặt một bàn tay sau đùi và tay còn lại đặt sau bắp vế, dùng hai tay kéo chân về phía mình, giữ đầu gối cong khoảng 20°. Bạn sẽ cảm thấy căng phía sau đùi. Giữ tư thế này trong 30 giây.[22]
    • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 3 nhịp, thực hiện trước và sau khi tập thể dục.
    • Nếu không thể vươn tay tới chân, bạn quấn một chiếc khăn tắm quanh chân, sau đó tiến hành động tác kéo căng tương tự bằng cách kéo khăn.[23]
  4. 4
    Thực hiện thế ngồi căng cơ gân kheo. Với thế tập này bạn phải ngồi trên mép ghế. Cong chân khỏe như trong thế ngồi bình thường và đặt chân bị chấn thương trước mặt với đầu gối hơi cong. Cúi người về trước (giữ lưng thẳng và đầu ngẩng lên) cho đến khi cảm thấy căng xung quanh phía sau đùi. Giữ tư thế này trong 30 giây.
    • Ngày tập 2 lần, mỗi lần 3 nhịp, thực hiện trước và sau khi tập thể dục.[24]
  5. 5
    Tập cong đầu gối. Trong tư thế ngồi, thực hiện nhiều lần động tác cong và duỗi thẳng đầu gối tối đa có thể mà không gây đau. Bài tập này giúp duy trì phạm vi cử động bình thường của đầu gối.[25]
    • Nếu không thấy đau bạn có thể tập 20 nhịp mỗi ngày.
  6. 6
    Tập co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi. Quấn tròn chiếc khăn tắm và đặt dưới đầu gối trong khi chân đang duỗi thẳng. Nhấn đầu gối lên khăn tắm để thắt chặt cơ đùi (cơ tứ đầu), lúc này bạn có thể cảm nhận cơ thắt lại bằng cách đặt ngón tay lên cơ tứ đầu.[26]
    • Giữ yên trạng thái đó 5 giây mỗi lần, lập lại 10 lần và cố gắng nhấn đầu gối thật mạnh miễn là không thấy đau.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn bị béo phì thì nên giảm cân sau khi nang lành vì quá cân khiến đầu gối chịu nhiều áp lực và sẽ gây ra tổn thương sau này.

Cảnh báo

  • Không cố ép mình bước đi khi chân đang có nang Baker.
  • Bài viết này cung cấp thông tin về nang Baker nhưng bạn không nên xem đây là thông tin tư vấn y khoa, và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lập ra kế hoạch điều trị.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Quảng cáo
  1. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/pe
  2. http://www.nhsdirect.wales.nhs.uk/encyclopaedia/b/article/bakerscyst/
  3. Bandinelli F. et al. Longitudinal ultrasound and clinical follow-up of Baker's cysts injection with steroids in knee osteoarthritis. Clinical Rheumatology. April 2012 Vol. 31 Issue 4, p727
  4. Di Sante L. et al. Ultrasound-guided aspiration and corticosteroid injection of Baker's cysts in knee osteoarthritis: a prospective observational study. American Journal of Physical Medicine & Rehabilitation. 2010 Dec;89(12):970-5.
  5. Bandinelli F. et al. Longitudinal ultrasound and clinical follow-up of Baker's cysts injection with steroids in knee osteoarthritis. Clinical Rheumatology. April 2012 Vol. 31 Issue 4, p727
  6. Di Sante L. et al. Ultrasound-guided aspiration and corticosteroid injection of Baker's cysts in knee osteoarthritis: a prospective observational study. American Journal of Physical Medicine & Rehabilitation. 2010 Dec;89(12):970-5.
  7. Koroglu M. et al. Ultrasound guided percutaneous treatment and follow-up of Baker's cyst in knee osteoarthritis. November 2012 Volume 81, Issue 11, Pages 3466–3471
  8. http://www.iskinstitute.com/kc/knee/bakers_cyst/t3.html
  9. http://www.knee-pain-explained.com/bakers-cyst-knee.html
  10. http://www.ipcphysicaltherapy.com/Bakercyst.aspx
  11. http://www.ipcphysicaltherapy.com/Bakercyst.aspx
  12. http://www.ipcphysicaltherapy.com/Bakercyst.aspx
  13. http://www.ipcphysicaltherapy.com/Bakercyst.aspx
  14. http://www.ipcphysicaltherapy.com/Bakercyst.aspx
  15. http://www.ipcphysicaltherapy.com/Bakercyst.aspx
  16. http://www.ipcphysicaltherapy.com/Bakercyst.aspx
  17. http://www.ipcphysicaltherapy.com/Bakercyst.aspx

Về bài wikiHow này

Danielle Jacks, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ y khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Danielle Jacks, MD. Danielle Jacks là bác sĩ y khoa của Ochsner Clinic Foundation tại New Orleans. Cô đã nhận bằng bác sĩ của trường Oregon Health and Science University năm 2016. Bài viết này đã được xem 7.271 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 7.271 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo