Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 2.615 lần.
Bệnh nấm móng xảy ra khi một hoặc nhiều móng bị nhiễm nấm. Bệnh này có thể bắt đầu với một đốm màu trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân. Khi nấm lan sâu vào móng, nó có thể làm móng biến màu, dày lên, bong vỡ rìa móng làm mất thẩm mỹ và có thể gây đau đớn. Tình trạng nhiễm nấm móng thường xảy ra nếu móng liên tục tiếp xúc với môi trường ẩm và ấm, chẳng hạn như giày đẫm mồ hôi hoặc sàn nước. Môi trường ấm và ẩm là điều kiện thuận lợi để nấm móng phát triển và lây lan. Mặc dù một số người có gien dễ bị nhiễm nấm, nhưng các yếu tố như bơi dưới nước và đổ mồ hôi thường là nguyên nhân khiến nấm xuất hiện do độ ẩm tích tụ. Trong các trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, nấm móng có thể khiến người bệnh rất đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng vận động bàn tay hay bàn chân. Bạn hãy đọc các bước dưới đây để biết cách chữa nấm móng tại nhà hoặc tìm cách điều trị y tế.
Các bước
Thử dùng liệu pháp tại nhà
-
1Nhỏ dầu tràm trà lên móng. Dầu tràm trà đã được sử dụng như một chất sát trùng và kháng nấm hàng thế kỷ nay. Chấm trực tiếp hoặc tẩm dầu tràm trà vào bông gòn và xoa lên móng bị nhiễm nấm.
- Dùng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng chà lên móng. Nhớ vứt bàn chải đi sau khi sử dụng.
- Thử trộn dầu tràm trà với dầu ô liu và xoa lên móng. Bạn có thể xoa hỗn hợp này lên móng bao nhiêu lần tùy ý, tuy nhiên hai lần mỗi ngày thường là đủ để điều trị các trường hợp nhẹ.
-
2Pha trộn hỗn hợp gồm muối nở, nước ô-xy già, giấm trắng và muối. Pha 4 cốc nước nóng, ¼ cốc ô-xy già và ½ cốc muối Epsom, sau đó thêm vào ¼ cốc giấm trắng. Các nguyên liệu này đều có bán tại các hiệu thuốc. Ngâm móng trực tiếp vào hỗn hợp hoặc nhúng ướt bông gòn và đắp lên móng khoảng 10 phút. Lặp lại mỗi ngày hai lần.
-
3Xoa tinh dầu cam nguyên chất lên móng. Cũng như tinh dầu tràm trà, tinh dầu cam cũng được sử dụng như một chất kháng nấm và có thể tiêu diệt nấm móng. Nhớ xoa tinh dầu cam trên móng và cả dưới móng chân. Đảm bảo bạn không dị ứng với tinh dầu cam bằng cách thử trước lên vùng da nhỏ trước khi sử dụng.
-
4Nghiền tỏi tươi và trộn với giấm trắng. Tỏi có đặc tính kháng nấm khi được sử dụng ở dạng tươi. Tỏi cần phải nghiền nhỏ để giải phóng allicin, một hợp chất có đặc tính kháng nấm. Ngâm móng chân trong hỗn hợp càng lâu càng tốt. Việc ăn tỏi tươi cũng có thể giúp tiêu diệt nấm.
-
5Tận dụng tính a-xít và kháng khuẩn trong giấm táo. Chất a-xít trong giấm táo có tác dụng ngăn chặn nấm lây lan, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn. Pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ bằng nhau và ngâm móng trong dung dịch tối đa 30 phút. Thực hiện mỗi ngày và nhớ lau khô móng sau khi ngâm.
-
6Ngâm móng bị nhiễm nấm trong nước súc miệng diệt khuẩn. Chất cồn trong nước súc miệng có tác dụng sát trùng, đồng thời các hợp chất kháng bệnh giúp loại bỏ nấm. Bạn hãy ngâm móng trong nước súc miệng mỗi ngày khoảng 15 phút.
-
7Thoa dầu Vick's VapoRub. Thoa một lượng nhỏ dầu xoa thông mũi lên móng và đi tất hoặc găng tay trước khi đi ngủ. Đảm bảo móng phải thật khô trước khi thoa dầu Vick's.[1]
-
8Đắp tinh dầu oải hương lên móng bị nhiễm nấm. Tinh dầu oải hương có đặc tính sát trùng và giảm kích ứng da. Hâm tinh dầu oải hương trong lò vi sóng đến khi ấm. Nhúng bông gòn vào tinh dầu oải hương và đắp lên móng nhiễm nấm trong vài phút, nhiều lần mỗi ngày.
-
9Thử dùng tinh dầu oregano có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, kháng virus, giảm đau và kháng nấm. Dầu oregano có thể rất công hiệu trong việc điều trị nấm móng. Nhỏ vài giọt dầu lên vùng bị nhiễm nấm mỗi ngày vài lần.
-
10Vắt chanh lên trên móng và xung quanh móng. A-xít citric trong chanh có tác dụng ngăn chặn nấm móng lan sang các móng khác hoặc các vùng da khác của cơ thể. Chờ khoảng 15 phút, sau đó rửa kỹ với nước.[2]Quảng cáo
Điều trị y khoa
-
1Dùng thuốc uống. Đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc uống chống nấm nếu các liệu pháp tại nhà trên không có tác dụng. Hai loại thuốc kê toa thông dụng nhất được cho là đặc biệt công hiệu là terbinafine (Lamisil) và itraconazole (Sporanox). Hỏi bác sĩ về loại thuốc tốt nhất cho tình trạng của bạn.
- Bạn có thể được kê toa thuốc dùng đường uống nếu có nguy cơ phát bệnh viêm mô tế bào hoặc bị đau do nấm móng.
- Thuốc dùng đường uống sẽ giúp mọc móng mới không nhiễm nấm, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian dài mới có thể thay móng hoàn toàn. Thông thường thuốc bắt đầu có hiệu quả sau 6-12 tuần, tuy nhiên có thể mất nhiều tháng mới khỏi hẳn.
- Lưu ý rằng thuốc uống có thể gây một số tác dụng phụ, bao gồm phát ban và các vấn đề về gan.
-
2Thoa sơn móng kháng nấm. Nếu tình trạng nhiễm nấm không quá nghiêm trọng đòi hỏi phải dùng thuốc uống, bạn có thể được bác sĩ kê toa dùng sơn móng kháng nấm. Loại sơn móng này căn bản trông cũng như sơn bóng móng tay và chỉ dùng trên móng tay bị nhiễm nấm. Loại sơn móng kháng nấm được kê toa phổ biến nhất là ciclopirox (Penlac).
- Thoa lên vùng bị nhiễm nấm mỗi ngày một lần trong một tuần. Sau đó dùng cồn tẩy rửa lau sạch và bắt đầu quy trình mới.
- Nhược điểm của liệu pháp này là mất rất nhiều thời gian mới loại bỏ được nấm, có thể phải một năm sau mới khỏi bệnh nấm móng.
-
3Thử dùng gel hoặc kem bôi. Bác sĩ có thể kê toa các loại kem hoặc gel bôi có thành phần kháng nấm hoặc u-rê giúp hút ẩm. Một số loại kem cần phải có toa bác sĩ, một số khác có thể mua không cần toa.
-
4Cân nhắc phẫu thuật. Với trường hợp nặng, có thể bạn cần phải phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ móng bị nhiễm nấm. Đừng lo, móng sẽ mọc lại, chỉ có điều bạn cần chờ một thời gian và có thể hơi đau.
-
5Điều trị laser. Hiện nay các bác sĩ có thể điều trị nấm móng bằng liệu pháp laser hoặc quang động để loại bỏ nấm. Phương pháp trị liệu bằng laser mới chỉ được áp dụng vài năm nên có thể một số khu vực không có. Bên cạnh đó, liệu pháp này tốn từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.[3]Quảng cáo
Ngăn ngừa nấm móng
-
1Giữ vệ sinh tốt. Để cho móng tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt. Bạn có thể giữ cho móng khô bằng cách tránh đi giày chật và tất bí hơi khiến đổ mồ hôi, và nên chọn giày hở ngón.
-
2Cắt ngắn móng, giữ móng khô và sạch. Dùng bộ cắt móng tay để sửa móng thường xuyên. Cắt ngắn móng tay để ngăn chặn vi khuẩn khỏi khu trú dưới móng.
-
3Đi tất thoáng khí. Tránh tất cotton và tất len nếu bạn biết là chân sẽ đổ mồ hôi. Tất sợi tổng hợp sẽ tốt hơn trong việc ngăn chặn độ ẩm tích tụ và ngấm trong tất.
-
4Đeo găng tay cao su khi rửa bát đĩa hoặc dùng các sản phẩm tẩy rửa. Điều này không chỉ giúp bạn tránh tiếp xúc với vi khuẩn khi làm việc nhà mà còn giữ cho tay bạn khô ráo. Vi khuẩn ưa sống ở những nơi ấm và ẩm, vì vậy bạn nên tránh tạo môi trường này xung quanh móng tay nếu có thể.
-
5Luôn đi giày khi ở nơi công cộng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn tắm ở phòng tập gym. Nhớ đi giày xăng-đan khi tắm nếu bạn dùng phòng tắm chung với nhiều người. Những nơi luôn ẩm và ấm, đầy những người đổ mồ hôi là môi trường sinh sôi của vi khuẩn.
-
6Tránh những nơi làm móng không đảm bảo vệ sinh. Đảm bảo tiệm làm móng phải khử trùng dụng cụ sau khi phục vụ từng khách hàng.
- Nếu không muốn hỏi chủ tiệm hoặc không yên tâm họ có nói thật hay không, bạn chỉ cần đem theo bộ làm móng riêng và yêu cầu họ dùng dụng cụ và sơn bóng của bạn.
- Bạn cũng nên ngừng sơn móng và dán móng giả. Lớp sơn móng có thể giữ độ ẩm trong móng, hơn nữa còn có thể làm trầy xước và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn.[4]
Quảng cáo