Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Thỉnh thoảng nước tiểu có bọt một chút thì không đáng lo. Nhưng nếu hiện tượng này liên tục xảy ra, bạn cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo không có vấn đề gì ở thận.

Question 1 của 6:
Thông tin cơ bản

  1. 1
    Nước tiểu bình thường sẽ trong và có màu hơi vàng. Màu nước tiểu có thể từ vàng nhạt đến màu hổ phách, tùy vào độ loãng hay đặc của nước tiểu. Một số thuốc có tác dụng phụ làm thay đổi màu của nước tiểu. Tuy nhiên, nói chung thì nước tiểu bình thường sẽ không có máu hoặc bọt.[1]
  2. 2
    Thỉnh thoảng bọt xuất hiện trong nước tiểu cũng là bình thường. Tốc độ chảy của dòng nước tiểu hoặc các yếu tố khác như các sản phẩm tẩy rửa, xà phòng hoặc khoáng chất trong nước có thể tạo ra các bong bóng, thậm chí là bọt mà bạn nhìn thấy trong bồn cầu. Nếu hiện tượng này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra thì không thành vấn đề.[2]
    • Nếu toa lét vừa mới được cọ rửa thì đây có thể là nguyên nhân khiến bọt xuất hiện. Dư lượng xà phòng và các sản phẩm tẩy rửa có thể bám trong bồn cầu thậm chí trong nhiều ngày sau.
    Quảng cáo

Question 2 của 6:
Nguyên nhân

  1. 1
    Có thể là do dòng nước tiểu chảy quá nhanh. Tốc độ của dòng nước tiểu và khoảng cách trước khi nước tiểu chạm đến mặt nước ảnh hưởng đến số lượng bong bóng xuất hiện trong bồn cầu. Nếu nước tiểu trông có vẻ nhiều bọt thì có thể là vì dòng chảy nhanh hơn bình thường.[3]
  2. 2
    Nước tiểu có bọt cũng có thể là một dấu hiệu của tình trạng mất nước nhẹ. Cơ thể càng bị mất nước nhiều thì nước tiểu càng đậm đặc. Điều này có thể dẫn đến bọt xuất hiện trong nước tiểu do chất cặn bã đang được bài tiết với ít chất lỏng hơn.[4]
  3. 3
    Nước tiểu thường xuyên có bọt là một dấu hiệu có protein trong nước tiểu. Thận có nhiệm vụ lọc protein trong máu, và khi thận hoạt động bình thường thì protein sẽ được giữ lại trong cơ thể. Do đó, nếu bạn có vấn đề với thận, protein sẽ bị thải ra ngoài và gây ra bọt trong nước tiểu.[5] Tình trạng có protein trong nước tiểu gọi là protein niệu. Protein niệu có thể là dấu hiệu sớm của bệnh thận hoặc một vấn đề ảnh hưởng đến chức năng của thận.[6]
    • Các bệnh nhiễm trùng mãn tính như viêm gan hoặc HIV có thể khiến protein bị thải vào nước tiểu.
    • Uống nhiều thuốc giảm đau không kê toa, đặc biệt là thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen hoặc acetaminophen, cũng có thể là nguyên nhân khiến nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao.
    • Một số bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, từ đó làm tăng lượng protein bị thải vào nước tiểu.
    • Myeloma, một dạng ung thư máu, cũng có thể dẫn đến tình trạng protein tăng cao trong nước tiểu.
  4. 4
    Bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp cũng có thể khiến protein hiện diện trong nước tiểu. Huyết áp tăng cao do bệnh tiểu đường hoặc bệnh cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến dòng máu lưu thông đến thận. Điều này có thể gây tổn thương thận và protein sẽ bị thải vào nước tiểu với biểu hiện là bọt xuất hiện trong bồn cầu.[7]
    • Tình trạng cao huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 130 trở lên, hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 80 trở lên.
    Quảng cáo

Question 3 của 6:
Triệu chứng

  1. 1
    Bạn có thể thấy bọt trắng trong bồn cầu sau khi xả nước. Một vài bong bóng trong bồn cầu mỗi khi bạn đi tiểu là bình thường, nhưng các bong bóng này phải to, trong và tan hết sau khi xả nước. Nếu trong bồn cầu vẫn có bọt trắng và đặc sau khi xả nước thì nghĩa là nước tiểu có bọt.[8]
  2. 2
    Bạn cũng có thể bị phù ở bàn tay, bàn chân, bụng hoặc mặt. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể khiến cho các khu vực khác trên cơ thể bị sưng phù. Nếu bạn bị phù kèm với nước tiểu có bọt, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.[9]
    Quảng cáo

Question 4 của 6:
Chẩn đoán

  1. 1
    Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra mức protein trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho biết nồng độ protein có tăng trong nước tiểu không và cao đến mức nào. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân có bọt trong nước tiểu và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.[10]
  2. 2
    Nếu bạn không có bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp, có thể vấn đề là ở thận. Bác sĩ sẽ kiểm tra để loại trừ các nguyên nhân có thể dẫn đến bọt trong nước tiểu. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc cao huyết áp, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh để xem tình trạng bọt trong nước tiểu có cải thiện không và để giảm mức protein. Nếu bạn không có bất cứ bệnh nào khác, có khả năng đây là giai đoạn đầu của bệnh thận.[11]
    Quảng cáo

Question 5 của 6:
Điều trị

  1. 1
    Thử uống nhiều chất lỏng trong nếu vấn đề là do mất nước. Nếu bạn nhận thấy có bọt trong nước tiểu, bước đầu tiên cần làm sẽ là uống một cốc nước lớn. Biện pháp này sẽ giải quyết vấn đề ngay lập tức trong trường hợp bị mất nước nhẹ.[12] Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị nam giới cần uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày và nữ giới cần uống 2,7 lít.[13]
  2. 2
    Thuốc và điều chỉnh lối sống có thể giúp điều trị bệnh thận. Nếu nguyên nhân nước tiểu có bọt là do bệnh thận, bạn sẽ phải trao đổi với bác sĩ để lập kế hoạch điều trị hiệu quả, trong đó có thể bao gồm thuốc điều trị bệnh thận. Bạn cũng có thể cần phải giảm cân qua chế độ ăn lành mạnh và tập luyện để cải thiện sức khỏe thận. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.[14]
  3. 3
    Thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc ARB có thể giúp bảo vệ thận. Thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc ARB có công dụng làm giãn mạch máu và cho phép máu lưu thông trong cơ thể dễ dàng hơn. Thuốc thường được kê toa cho bệnh nhân cao huyết áp. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc cho bạn để giúp máu lưu thông qua thận dễ dàng hơn, giảm tải cho thận và bảo vệ thận khỏi bị tổn thương thêm.[15]
  4. 4
    Kiểm soát bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp để ngăn ngừa nước tiểu có bọt. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe của thận thì việc điều trị bệnh là cực kỳ quan trọng. Tổn thương thận có thể là vĩnh viễn và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe. Hãy cố gắng kiểm soát các bệnh có thể gây căng thẳng cho thận.[16]
    Quảng cáo

Question 6 của 6:
Tiên lượng

  1. 1
    Nếu các triệu chứng có biểu hiện nhẹ, có thể bạn không cần điều trị. Bác sĩ có thể theo dõi và chờ tình trạng bọt trong nước tiểu tự hết trước khi thử dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Một số người có mức protein tăng nhẹ hoặc tạm thời có thể không cần dùng bất cứ phương pháp điều trị nào.[17]
  2. 2
    Việc kiểm soát các bệnh nền có thể giúp điều trị nước tiểu có bọt. Nếu bạn có bệnh nền như tiểu đường hoặc cao huyết áp nhưng kiểm soát được bệnh, protein sẽ không bị thải vào nước tiểu qua thận, và nước tiểu sẽ hết bọt. Hãy chú ý kiểm soát bệnh bằng cách uống thuốc theo toa và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.[18]
  3. 3
    Bám sát phác đồ điều trị nếu bạn mắc bệnh thận. Uống thuốc theo toa, điều chỉnh chế độ ăn và lối sống theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu bạn giải quyết được các vấn đề ảnh hưởng đến thận thì tình trạng nước tiểu có bọt cũng hết.[19]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn nhận thấy nước tiểu có màu sẫm hơn màu vàng nhạt, hãy thử uống thêm chất lỏng trong để đảm bảo cơ thể có đủ nước.

Cảnh báo

  • Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn đi tiểu có bọt kèm theo phù chân và sưng quanh mắt. Đây có thể là một dấu hiệu của tổn thương nặng ở thận hoặc suy thận.[20]
  • Tuyệt đối không tự ý uống các thuốc kê toa mà không có chỉ định của bác sĩ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Robert Dhir, MD
Cùng viết bởi:
Nhà niệu học & Bác sĩ phẫu thuật khoa niệu học
Bài viết này có đồng tác giả là Robert Dhir, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 2.280 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 2.280 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo