Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013.
Có 15 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 13.515 lần.
Móng chân mọc quặp thường gây đau và khó chịu, nhưng bạn có thể thực hiện một số việc để ngăn chặn móng đâm vào da. Các biện pháp này thậm chí còn có thể giúp bạn không phải phẫu thuật loại bỏ móng chân quặp! Đảm bảo móng chân quặp của bạn không bị nhiễm trùng bằng cách kiểm tra các biểu hiện như nóng, có mủ, đỏ và sưng. Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào, hãy đến gặp bác sĩ.[1]
Các bước
Chèn bông dưới móng
-
1Đến gặp bác sĩ trước để kiểm tra xem bạn có bị tiểu đường không. Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là phải giữ bàn chân sạch sẽ và kiểm tra các vấn đề, chẳng hạn như móng chân quặp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn không tự xử lý móng chân quặp ở nhà vì lý do an toàn. Hãy gọi cho bác sĩ để hỏi ý kiến trước khi bạn thử điều trị tại nhà.[2]
-
2Ngâm chân trong nước muối Epsom từ mát đến ấm. Nước nóng sẽ khiến vùng xung quanh móng quặp sưng lên, do đó bạn không nên dùng nước nóng.[3] Ngâm chân khoảng 15-30 phút, ít nhất mỗi ngày hai lần. Liệu pháp này có 2 lợi ích: làm mềm móng chân và ngăn ngừa móng quặp bị nhiễm trùng.
-
3Tập trung dụng cụ và chuẩn bị sẵn sàng. Lấy một viên bông gòn hoặc chỉ nha khoa không mùi, không phủ sáp, một cặp nhíp đã khử trùng và dụng cụ nâng móng.
-
4Nâng cao móng chân lên một chút. Bạn có thể giữ cho móng quặp không mọc quặp trở lại bằng cách dùng dụng cụ đã khử trùng để đặt một miếng bông hoặc chỉ nha khoa không phủ sáp vào giữa móng và da.[4]
- Nếu dùng viên bông gòn, bạn hãy dùng nhíp để lấy một mẩu bông nhỏ ra. Nếu dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ cắt một đoạn chỉ dài 15 cm.
- Dùng nhíp vô trùng nâng một góc móng quặp lên và nhẹ nhàng đặt miếng bông hoặc chỉ nha khoa vào dưới móng. Nếu muốn, bạn có thể chấm một chút thuốc mỡ sát trùng như Neosporin vào miếng bông hoặc chỉ nha khoa trước khi chèn dưới móng.
- Đừng cố gắng chèn bông hoặc chỉ nha khoa bên dưới móng nếu giường móng trông có vẻ sưng hoặc đỏ.
- Lấy bông hoặc chỉ nha khoa ra, làm sạch móng và thay bông mới hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
-
5Để cho móng chân được thoáng khí! Đừng đi tất hoặc giày khi ở nhà.
-
6Kiểm tra lại. Nếu bạn tiếp tục chèn bông hoặc chỉ nha khoa và chăm sóc tốt bàn chân, móng quặp sẽ mọc ra ngoài như bình thường trong vòng vài tuần.
- Thay bông gòn hàng ngày để giữ cho ngón chân khỏi bị nhiễm trùng. Nếu ngón chân bị đau, bạn có thể thay bông cách ngày và kiểm tra hàng ngày để có thể phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
-
7Hỏi bác sĩ về liệu pháp dùng băng dính. Nếu móng vẫn đâm vào da, có lẽ bạn nên cân nhắc thử dùng liệu pháp băng dính. Đây là phương pháp dùng băng cá nhân dán mặt dưới của ngón chân và kéo da ra xa vị trí móng đâm vào giường móng. Mục đích ở đây là kéo da ra khỏi chỗ đau với sự hỗ trợ của băng cá nhân. Cách này có thể giảm áp lực ở vùng móng quặp, và nếu được làm đúng, nó có thể tăng khả năng dẫn lưu dịch và giúp mau khô. Tuy nhiên, bạn nên nhờ nhân viên y tế hướng dẫn cách làm đúng, vì thủ thuật này có thể khó thực hiện. [5]Quảng cáo
Thử dùng các liệu pháp tại nhà chưa được kiểm chứng
-
1Ngâm chân trong nước mát có pha dung dịch povidone-iodine. Hoà tan 1-2 thìa cà phê povidone-iodine vào nước mát ngâm chân thay cho muối Epsom. Povidone-iodine là một loại thuốc sát trùng hiệu quả.[6]
- Nhớ rằng liệu pháp này sẽ không chữa được móng chân mọc quặp nhưng có thể phòng chống nhiễm trùng.
-
2Thoa nước cốt chanh và mật ong, sau đó băng ngón chân qua đêm. Thoa một chút nước cốt chanh và mật ong Manuka hoặc mật ong thông thường vào ngón chân,[7] sau đó quấn gạc quanh ngón chân và băng lại qua đêm. Mật ong và chanh có thể giúp chống nhiễm trùng.
- Chanh có tác dụng kháng khuẩn nhưng sẽ không chữa được móng chân quặp.[8]
-
3Dùng dầu để làm mềm da xung quanh móng chân. Khi thoa vào ngón chân, dầu có thể giúp giữ ẩm và làm mềm da, giảm áp lực lên ngón chân nếu bạn phải mang giày. Hãy thử dùng các loại dầu sau để giảm đau nhanh:
- Dầu tràm trà: loại tinh dầu này có tính kháng khuẩn và cả kháng nấm, hơn nữa lại còn có hương thơm tuyệt vời.[9]
- Dầu thoa em bé: đây là một loại dầu khoáng cũng rất thơm, dù không có tác dụng kháng khuẩn như dầu tràm trà nhưng cũng rất hiệu quả trong việc làm mềm da.
Quảng cáo
Ngăn ngừa móng chân mọc quặp
-
1Để móng chân dài vừa phải và cắt ngang móng. Móng chân cắt tròn ở các góc có nhiều nguy cơ mọc đâm vào da hơn và gây ra vấn đề.[10]
- Dùng dụng cụ bấm móng chân hoặc kìm cắt móng để cắt móng chân. Dụng cụ bấm móng thông thường có đầu bấm nhỏ nên có thể để lại các cạnh sắc gần góc móng chân.
- Tốt nhất là bạn nên cắt móng chân cách 2-3 tuần một lần. Trừ khi móng chân của bạn mọc cực nhanh, việc cắt móng chân thường xuyên sẽ giúp móng khó có cơ hội mọc quặp.
-
2Tránh đi làm móng khi móng mọc quặp vẫn còn gây rắc rối. Quá trình làm móng có thể kích thích lớp da bên dưới móng; các dụng cụ làm móng nếu không sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc gây nhiễm trùng nặng hơn.
-
3Đi giày đúng cỡ chân. Đôi giày quá nhỏ và bó ngón chân có thể dễ dàng khiến móng chân mọc quặp. Bạn hãy chọn đôi giày rộng hơn, lớn hơn thay vì giày nhỏ và chật.[11]
- Cố gắng đi giày hở ngón để ngón chân không phải chịu áp lực. Do phải che phủ ngón chân quặp, bạn nên băng lại hoặc đi tất với giày xăng đan. Mặc dù trông không hợp mốt lắm, nhưng như vậy vẫn còn tốt hơn là phải giải phẫu.
-
4Chú ý chăm sóc nếu bạn thường xuyên có móng mọc quặp. Nếu bạn có một móng chân mọc quặp mà không chăm sóc đúng mức, rất có thể nó sẽ lại mọc quặp lần nữa.[12] Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
-
5
-
6Ngâm chân trong nước xà phòng có nhiệt độ từ mát đến ấm khoảng 15-30 phút. Rửa chân thật kỹ sau khi ngâm để làm sạch xà phòng, sau đó lau thật khô bằng khăn sạch. Bạn cũng có thể thoa một ít kem Neosporin và băng ngón chân lại để bảo vệ ngón chân mọc quặp.[15]Quảng cáo
Lời khuyên
- Cố gắng đừng sơn móng chân trong khi móng mọc quặp. Các hoá chất có trong sơn có thể gây kích ứng vùng da quanh móng chân quặp. Hơn nữa, bạn cũng không nhận ra các dấu hiệu nhiễm trùng vì sơn móng che mất màu của móng khi bị đỏ hoặc biến màu.
- Cân nhắc loại bỏ móng quặp thay vì chờ đợi và theo dõi nếu tình trạng đau gia tăng. Nếu các liệu pháp bạn đã thử áp dụng không đem lại hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ; có thể bạn cần được bác sĩ giúp cắt hoặc loại bỏ móng và dùng thuốc kháng sinh nếu móng chân bị nhiễm trùng.
Cảnh báo
- Nếu móng chân sưng to hoặc có mủ xung quanh, có lẽ là nó đã bị nhiễm trùng. Hãy đến bác sĩ để được kê toa thuốc kháng sinh và trước khi chèn bông hoặc chỉ nha khoa dưới móng. Lưu ý rắng thuốc kháng sinh chỉ giảm nhiễm trùng mà không giúp móng chân mọc ra ngoài như bình thường, do đó liệu pháp chèn bông cần được thực hiện kèm với việc dùng thuốc kháng sinh nếu bác sĩ chấp thuận phương pháp này.
- Móng chân rất dễ nhiễm trùng khi mọc quặp, do đó bạn nên cố gắng che phủ và làm sạch móng để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
- Nếu phương pháp chèn bông kèm với dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng, hãy đến gặp bác sĩ, vì bạn có thể cần phải làm phẫu thuật loại bỏ móng chân.[16]
Những thứ bạn cần
- Nước xà phòng mát hoặc ấm ngâm chân
- Muối Epsom
- Dung dịch povidone Iodine
- Viên bông gòn
- Nhíp hoặc dụng cụ nâng móng chân
- Thuốc mỡ kháng sinh
- Băng gạc
Tham khảo
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/diagnosis-treatment/drc-20355908
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventing-problems/foot-problems
- ↑ http://drnoahblum.com/pdf/ingrown-nail-instructions.pdf
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/ingrown-toenails/DS00111/DSECTION=treatments-and-drugs
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3362847/
- ↑ https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1743919117305368
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3609166/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4708628/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9055360
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/article/001237.htm
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/article/001237.htm
- ↑ https://cchcs.ca.gov/wp-content/uploads/sites/60/2017/08/Ingrown-Toenail-Patient-Education.pdf
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1472971/
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-ingrown-nail-treatment
- ↑ http://drnoahblum.com/pdf/ingrown-nail-instructions.pdf
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/article/001237.htm