Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu một lỗ xỏ khuyên có hiện tượng đỏ hoặc sưng thì có thể nó đã bị nhiễm trùng. Bài viết này của wikiHow sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên để điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng

Tải về bản PDF
  1. 1
    Biết các triệu chứng khi lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng. Nhiễm trùng thường xảy ra nhất khi bạn xỏ khuyên tại nhà hoặc do sơ xuất trong quá trình xỏ khuyên. Nếu bất cứ triệu chứng nào sau đây xuất hiện, có thể là bạn đã bị nhiễm trùng:[1]
    • Đau hoặc nhức
    • Đỏ nhiều
    • Sưng
    • Có mủ, máu hoặc dịch tiết
  2. 2
    Đừng chần chừ điều trị. Nhiễm trùng có thể tiến triển rất nhanh nếu không được điều trị, và hầu hết các trường hợp nhiễm trùng có thể được chữa khỏi nhanh chóng nếu được chăm sóc đúng cách ngay từ sớm và thường xuyên. Bạn hãy gọi cho thợ xỏ khuyên nếu có bất cứ thắc mắc nào. Khi không chắc chắn, bạn luôn nên rửa lỗ xỏ khuyên bằng nước ấm và xà phòng.
  3. 3
    Rửa tai bằng dung dịch muối. Dung dịch diệt khuẩn đơn giản này có bán ở hầu hết các cơ sở xỏ khuyên, nhưng bạn cũng có thể tự pha chế dễ dàng tại nhà. Hòa 1/8 thìa canh muối biển không chứa i ốt với 1 cốc nước và khuấy tan. Ngâm lỗ xỏ khuyên trong dung dịch muối, hoặc nhúng bông gòn sạch vào dung dịch và áp vào tai trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
  4. 4
    Thoa thuốc kháng sinh vào chỗ xỏ khuyên. Bạn có thể dùng thuốc mỡ không kê toa như polymyxin B sulfate (Polysporin) hoặc bacitracin để chống vi khuẩn ở vùng nhiễm trùng. Dùng tăm bông hoặc bông gòn thoa một lớp thuốc mỡ mỏng lên vết thương mỗi ngày 2 lần.[2]
    • Ngừng thoa thuốc mỡ nếu xuất hiện tình trạng phát ban trên da hoặc ngứa. Phát ban có thể là do phản ứng dị ứng gây ra.
  5. 5
    Chườm lạnh để giảm sưng hoặc bầm tím. Túi chườm đá sẽ giúp vùng xung quanh lỗ xỏ khuyên bớt sưng, nhờ đó cũng giúp đẩy lùi nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ chườm đá trực tiếp lên da để tránh tổn thương mô. Hãy lót một lớp vải hoặc khăn giữa túi đá và da.
  6. 6
    Gọi hoặc đến gặp thợ xỏ khuyên. Họ sẽ cho bạn lời khuyên dựa vào loại khuyên và các triệu chứng. Thông thường, họ sẽ lặp lại quy trình vệ sinh sau khi xỏ khuyên để nhanh chóng điều trị nhiễm trùng.
    • Với trường hợp nhiễm trùng nhẹ, thợ xỏ khuyên sẽ cho bạn lời khuyên để tự điều trị.
    • Trong trường hợp nặng hơn, họ sẽ gửi bạn đến bác sĩ với các thông tin chi tiết về vết thương, về loại khuyên và các giải pháp có thể làm.
  7. 7
    Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài hơn 48 tiếng hoặc bị sốt. Nhiều khả năng bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều trị nhiễm trùng, thường là thuốc kháng sinh uống. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc các triệu chứng trở nặng sau khi điều trị nhiễm trùng tại nhà, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Chú ý các triệu chứng sau đây:[3]
    • Đau cơ hoặc khớp
    • Sốt
    • Ớn lạnh
    • Buồn nôn hoặc nôn[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Ngăn ngừa nhiểm trùng lỗ xỏ khuyên

Tải về bản PDF
  1. 1
    Làm sạch lỗ xỏ khuyên thường xuyên. Nhúng khăn vào nước xà phòng ấm và nhẹ nhàng rửa sạch lỗ xỏ khuyên mới. Không để bụi đất, cặn bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.[5]
    • Bạn nhớ rửa lỗ xỏ khuyên sau khi tập thể dục, ra ngoài trời, nấu ăn hoặc dọn dẹp.
    • Cồn tẩy rửa mặc dù có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng cũng làm khô da và có thể gây nhiễm trùng.
  2. 2
    Rửa lỗ xỏ khuyên với dung dịch muối mỗi ngày 2 lần. Dù có thể mua dung dịch muối ở cơ sở xỏ khuyên, nhưng bạn cũng có thể tự pha ở nhà chỉ với 2 nguyên liệu. Hòa 1/8 thìa canh muối biển không chứa i ốt với 1 cốc nước cất và khuấy cho tan. Bạn có thể ngâm lỗ xỏ khuyên trong nước muối hoặc nhúng bông gòn sạch vào dung dịch và đắp lên vết thương trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần.[6]
  3. 3
    Giữ tay sạch. Bàn tay bẩn là thủ phạm số một gây nhiễm trùng, vì vậy bạn hãy luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào hoặc xử lý lỗ xỏ khuyên.[7]
  4. 4
    Tránh các trang phục chật xung quanh lỗ xỏ khuyên. Nếu lỗ xỏ khuyên của bạn liên tục cọ vào quần áo, bạn hãy mặc quần áo rộng. Việc này đặc biệt cần thiết đối với lỗ xỏ khuyên ở rốn, bộ phận sinh dục, núm vú hoặc những lỗ xỏ khuyên khác trên người.
  5. 5
    Tránh đến hồ bơi, tắm bồn nước nóng hoặc đến phòng tập gym trong vòng 2-3 ngày sau khi xỏ khuyên. Những nơi đó là các điểm nóng ẩm ướt và đầy vi khuẩn thường gây nhiễm trùng. Lỗ xỏ khuyên là các vết thương hở, mà vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn nhiều khi da bị rách.
  6. 6
    Biết rằng tất cả các lỗ xỏ khuyên sẽ bị viêm trong nhiều ngày. Đừng hốt hoảng nếu bạn thấy đau hoặc đỏ trong vài ngày đầu tiên sau khi xỏ khuyên. Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vết thương. Viêm là hiện tượng bình thường và có thể chữa dễ dàng bằng cách chườm đá và uống thuốc ibuprofen.[8] Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm kéo dài quá 3-5 ngày thì có thể là bạn đã bị nhiễm trùng.
  7. 7
    Đừng tháo khuyên nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm trùng. Mặc dù nghe có vẻ không hợp lý, nhưng bạn nên tránh tháo khuyên nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như mủ, vì việc tháo khuyên sẽ khiến lỗ xỏ khuyên liền lại và ổ nhiễm trùng bị kẹt bên trong. Điều quan trọng là lỗ xỏ khuyên phải mở để có thể tự dẫn lưu; nếu không, vết thương có thể trở thành áp-xe hoặc nhiễm trùng trầm trọng hơn.[9]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng tháo khuyên khỏi lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng. Nếu bạn làm vậy, lỗ xỏ khuyên sẽ liền lại khi ổ nhiễm trùng vẫn bị kẹt dưới da và sẽ khó lành hơn nhiều.
  • Ngâm nước muối ít nhất mỗi ngày một lần. Lỗ xỏ khuyên sẽ bị khô nếu bạn ngâm nước muối quá 2 lần mỗi ngày.
  • Với những lỗ xỏ khuyên ở những vị trí như khuyên núm vú, bạn hãy pha muối biển với nước nóng và ngâm lỗ xỏ khuyên trong 5-10 phút.
  • Luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên.
  • Chườm nóng từng đợt, mỗi đợt 20 phút để giảm sưng và cho phép ổ nhiễm trùng tự dẫn lưu.
  • Hành động nhanh khi bị nhiễm trùng, vì nhiễm trùng có thể lan rất nhanh.
  • Cho dù không lo bị nhiễm trùng, bạn cũng nên thường xuyên rửa sạch lỗ xỏ khuyên mới để giúp vết thương lành đúng cách.
  • Bạn nên cân nhắc chỉ đeo trang sức vàng hoặc bạc nguyên chất. Những vật liệu khác (thép không gỉ, v.v…) có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề.
  • Nếu có mái tóc dài và xỏ khuyên tai, bạn đừng để cho tóc đụng vào tai. Vi khuẩn có thể bám vào tóc và lan vào vết thương khiến nhiễm trùng nặng hơn, vì vậy bạn hãy buộc gọn tóc ra sau để khỏi chạm vào lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng.
  • Đừng đeo trang sức bạc ở lỗ xỏ khuyên mới. Bạc thực ra là kim loại chất lượng thấp và có thể gây ra các vấn đề. Trang sức titan là lựa chọn tốt nhất nhờ chất lượng cao và tính ít gây dị ứng của nó.[10]

Cảnh báo

  • Đừng tháo khuyên.
  • Đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau dữ dội hoặc sốt, vì bạn cần được chăm sóc y tế để trị nhiễm trùng.
  • Đến bác sĩ ngay.

Những thứ bạn cần

  • Muối biển
  • 1 cốc nước
  • Khuyên
  • Dung dịch rửa vết thương do thợ xỏ khuyên cung cấp. Nhớ đừng lạm dụng dung dịch này.

Bài viết wikiHow có liên quan

Loại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũiLoại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi
Xỏ khuyên núm vúXỏ khuyên núm vú
Tắm rửa sau khi xămTắm rửa sau khi xăm
Lỗ xỏ khuyên mau lànhLỗ xỏ khuyên mau lành
Giảm đau khi mới xỏ khuyênGiảm đau khi mới xỏ khuyên
Thông lại lỗ khuyên tai bị bítThông lại lỗ khuyên tai bị bít
Vượt qua Sự đau đớn khi Xăm hìnhVượt qua Sự đau đớn khi Xăm hình
Chăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùngChăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùng
Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyênChăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên
Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyênNhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Vệ sinh khuyên mũiVệ sinh khuyên mũi
Nhận biết hình xăm bị nhiễm trùngNhận biết hình xăm bị nhiễm trùng
Vệ sinh khuyên rốnVệ sinh khuyên rốn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 64.556 lần.
Trang này đã được đọc 64.556 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo