Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khuyên mũi là một trong những loại khuyên trên mặt phổ biến nhất và nói chung việc giữ sạch khá dễ. Tuy nhiên, đôi khi khuyên mũi có thể bị nhiễm trùng. Khuyên mũi nhiễm trùng dễ điều trị và chỉ cần một lần đến bác sĩ khám là bạn sẽ nhanh khỏe lại. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nên làm gì và cách chăm sóc khuyên mũi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Đến gặp bác sĩ để được điều trị (khuyến nghị)

  1. 1
    Quan sát dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu chỉ vừa xỏ khuyên mũi thì tình trạng đỏ, hơi đau quanh lỗ xỏ là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
    • Các vệt hoặc dấu đỏ, viêm trên da lan tỏa ra từ lỗ xỏ khuyên.
    • Tăng cơn đau, đỏ, sưng, nóng hoặc cảm giác mềm quanh lỗ xỏ khuyên.
    • Chất tiết ra từ lỗ xỏ khuyên giống mủ, có màu vàng-xanh. Một chút dịch hoặc máu rỉ ra từ lỗ xỏ khuyên là điều bình thường nhưng sẽ đáng báo động nếu mủ đi kèm với dấu hiệu sưng đỏ.
    • Tuyến hạch bạch huyết phía trên hoặc dưới khuyên mũi bị sưng hoặc đau.
    • Sốt. Nếu bạn khỏe mạnh (không cảm lạnh hoặc cảm cúm) thì dấu hiệu sốt rất đáng lo ngại.
  2. 2
    Đến bác sĩ khám. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên và bị nhiễm trùng thì việc chăm sóc khuyên mũi nhiễm trùng đúng cách là rất cần thiết. Về bản chất, hầu hết trường hợp nhiễm trùng là do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus[1] và khá nguy hiểm nếu không được điều trị.
    • Bác sĩ sẽ kê đơn kem hoặc thuốc uống kháng sinh. Thoa kem ngoài hoặc uống thuốc kê đơn, thường là khoảng 10 ngày đến 2 tuần.
    • Uống đầy đủ liều kháng sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng tái phát.
  3. 3
    Giữ khuyên mũi sạch. Rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn, chà sạch dưới móng để loại bỏ bụi bẩn và để tay khô tự nhiên.
    • Dùng khăn lau có thể khiến tay bẩn lại, ngay cả khi khăn trông có vẻ sạch.
  4. 4
    Không gỡ bỏ đinh tán. Gỡ đinh tán nghe có vẻ là một ý hay nhưng làm vậy có thể gây áp-xe. Luôn để nguyên đinh tán, trừ khi bác sĩ khuyến nghị tháo ra.
    • Lưu ý rằng nếu gặp phản ứng dị ứng thay vì nhiễm trùng, bạn cần gỡ bỏ đinh tán ngay lập tức. Dấu hiệu phản ứng dị ứng gồm có cảm giác bỏng rát trên da, vết thương lan rộng và/hoặc dịch tiết ra có màu vàng trong suốt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Tự điều trị nhiễm trùng

  1. 1
    Cân nhắc việc không tự điều trị nhiễm trùng. Mặc dù có thể điều trị nhiễm trùng bằng nguyên liệu tại nhà nhưng nhiễm trùng tụ cầu khuẩn vàng có thể rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không thể đi khám, bạn có thể thử các cách sau:
  2. 2
    Dùng dung dịch khử trùng. Lau sạch mũi (cả bên trong và bên ngoài) bằng dung dịch khử trùng tự nhiên như nước ấm pha muối biển. Nhúng tăm bông vào hỗn hợp rồi lau sạch lỗ xỏ khuyên. Cách này giúp tiêu diệt bất kỳ loại vi khuẩn nào.
  3. 3
    Ngâm mũi. Thử ngâm mũi trong cốc nước muối trong khoảng thời gian mà bạn có thể chịu được. Cách này không thoải mái nhưng sẽ giúp làm sạch khuyên mũi kỹ hơn.
  4. 4
    Dùng kháng sinh tự nhiên. Tinh dầu tràm trà là nguyên liệu kháng sinh tự nhiên mà bạn có thể mua ở bất kỳ cửa hàng nào.
    • Nhúng tăm bông vào tinh dầu tràm trà, thoa lên vùng da nhiễm trùng vài giây rồi để khô. Lặp lại vào buổi tối. Nhiễm trùng sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Rửa tay mỗi khi chạm vào khuyên mũi và tránh chạm tay lên mặt khi không cần thiết.
  • Dịch tiết trong suốt từ khuyên mũi là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.
  • Mặc dù không nên làm vệ sinh khuyên mũi quá nhiều nhưng hầu hết mọi người đều sẽ khuyên bạn làm vệ sinh khoảng 3 lần mỗi ngày.
  • Không thoa hoặc đắp bất kỳ thứ gì lên mũi sau khi làm vệ sinh!
  • Không để thợ xỏ khuyên dùng bất kỳ thứ gì khác làm đinh tán, trừ thép y tế hoặc titan. Những thứ khác, bao gồm vàng và bạc, có thể gây vấn đề và thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn.
  • Nếu đinh tán rơi ra, bạn nên dùng khăn khử trùng để lau sạch xung quanh chốt giữ rồi cẩn thận đẩy ngược vào. Sau đó, rửa sạch bằng nước muối một lần nữa.
  • Nếu rửa mặt và chạm đến gần khuyên mũi mới, bạn cần chọn sữa rửa mặt không màu nhuộm, không hương liệu và rửa thật sạch.
  • Luôn rửa tay sạch bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi chạm vào trang sức và tránh ngâm khuyên mũi mới xỏ trong nước ở nơi công cộng nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ xỏ khuyên và gây nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không tháo trang sức nếu không nhiễm trùng vì vết thương cần có đường để dẫn lưu khi bạn uống kháng sinh. Nếu bạn tháo khuyên mũi ra, vết thương sẽ hình thành áp-xe gây đau đớn và cần được bác sĩ dẫn lưu/mổ bằng lưỡi trích.

Cảnh báo

  • Chỉ dùng muối biển, không dùng muối tinh, vì muối tinh chứa I-ốt gây kích ứng.
  • Tương tự như phương pháp ngâm nước muối biển, trà hoa cúc cũng khá hiệu quả trong việc xoa dịu lỗ xỏ khuyên. Bạn chỉ cần đun sôi một ít nước rồi cho túi trà vào (có thể cho thêm 1/4 thìa cà phê muối nếu muốn). Khi nước đủ nguội thì lấy túi trà ra để chườm lên khuyên mũi. Cách này được khuyên áp dụng 2 lần mỗi ngày nếu bạn không cho muối vào nước.
  • Luôn PHA LOÃNG tinh dầu tràm trà vì tinh dầu có thể gây bỏng da nếu không pha loãng. Tuyệt đối không thoa tinh dầu chưa pha loãng lên da.
  • Tuyệt đối không chạm tay bẩn vào khuyên mũi và cố gắng không nghịch khuyên mũi vì hành động này sẽ khiến bụi bẩn xâm nhập vào vết thương.
  • Không thay khuyên mũi trước 3 tháng vì lúc này lỗ xỏ khuyên vẫn đang lành lại. Thay khuyên mũi trong giai đoạn này có thể khiến bụi bẩn xâm nhập vào vết thương.
  • Tuyệt đối không dùng dung dịch đóng chai, TCP và oxy già vì chúng tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch vết thương nhưng cũng tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Những thứ bạn cần

  • Muối biển
  • Nước nóng
  • Tăm bông

Bài viết wikiHow có liên quan

Tắm rửa sau khi xămTắm rửa sau khi xăm
Loại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũiLoại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi
Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyênNhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Thông lại lỗ khuyên tai bị bítThông lại lỗ khuyên tai bị bít
Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyênChăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên
Điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùngĐiều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng
Lỗ xỏ khuyên mau lànhLỗ xỏ khuyên mau lành
Vượt qua Sự đau đớn khi Xăm hìnhVượt qua Sự đau đớn khi Xăm hình
Xỏ khuyên núm vúXỏ khuyên núm vú
Chữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụnChữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụn
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Chăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùngChăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùng
Tạo hình xăm tạm thờiTạo hình xăm tạm thời
Tạo một hình xăm tạm thời
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 24.674 lần.
Trang này đã được đọc 24.674 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo