Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 2.554 lần.
Con bị ốm khiến bạn vô cùng lo lắng, đặc biệt nếu trẻ bị nôn và dường như không gì có thể làm trẻ đỡ được. Nhưng đừng quá lo lắng, nôn trớ thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Thông thường, bạn có thể điều trị các triệu chứng này tại nhà cho đến khi chúng qua đi. Tuy nhiên, nếu vấn đề nghiêm trọng trở thành mãn tính hoặc đi kèm với những triệu chứng khác, bạn cần đưa trẻ đi khám để đánh giá tình hình.
Các bước
Tiến hành chăm sóc tại nhà
-
1Cho trẻ uống đủ nước. Trẻ bị mất nước nhiều khi nôn trớ. Bạn nên cố gắng giữ cho trẻ có đủ nước trong suốt thời gian bị ốm. Nước là chất lỏng tốt nhất, nhưng đồ uống đa dạng sẽ khuyến khích trẻ uống nhiều hơn.
- Khuyến khích trẻ uống từng ngụm nhỏ, chậm rãi và thường xuyên. Nếu có thể, nên uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Cố gắng luôn luôn để đồ uống cạnh trẻ.[1]
- Cố gắng luôn uống chất lỏng không màu.[2] Một số đồ uống chua, có ga như bia gừng và nước chanh cũng rất có tác dụng. [3]
- Kem mút, kem que, kem Ý và các món kem có thể thay thế chất lỏng. Kem nên dùng nước đá để chế biến, không phải kem sữa dạng rắn bởi có thể gây đau bụng khó chịu. Mặc dù đây không nên là nguồn duy nhất cung cấp chất lỏng, trẻ sẽ rất thích thú được ăn những món này. Thêm vào đó, vì trẻ không thể húp hay ngụm kem, loại đồ ăn này sẽ từ từ đi vào dạ dày.
- Súp hay cháo cũng có thể cung cấp nước. Bạn nên chọn loại súp cháo trong, nấu từ nước dùng và tránh dùng cà chua, khoai tây và kem súp. Súp cháo như mì gà truyền thống là một lựa chọn tuyệt vời.
- Cân nhắc thức uống thể thao. Mặc dù chúng chứa nước, chất điện giải và có vị ngon, nhưng lại có nồng độ cao. Nó sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn. Dung dịch bù nước hoặc nước lọc vẫn luôn là lựa chọn tốt hơn.
-
2Nếu trẻ nôn nhiều lần, bạn không nên cho trẻ ăn đồ ăn rắn trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ đầu tiên cơn ốm gây nôn trớ ở trẻ, trẻ không nên ăn đồ ăn rắn. Cho trẻ uống dung dịch điện giải và tham khảo ý kiến bác sĩ nhi. Hơn nữa, bạn nên cho trẻ ăn bột gelatin, nước đường, và kem que thay vì đồ ăn rắn. [4]
- Hầu hết mọi trẻ tự động nôn sẽ không muốn ăn.
- Một số trẻ thực sự muốn ăn mặc dù buồn nôn; chúng thường nhầm lẫn cảm giác đau bụng với đau bụng vì đói. Nếu con bạn có thói quen này, bạn cần nhận thức được và cảnh giác.
-
3Tránh những đồ nặng mùi và những đồ gây buồn nôn khác. Một số trẻ (và người lớn nói chung) cảm thấy các loại mùi chính là yếu tố kích thích cơn buồn nôn. Mùi thức ăn và nấu nướng, mùi nước hoa, khói thuốc lá, mùi nhiệt, mùi ẩm, và ánh sáng nhấp nháy cũng làm cơn buồn nôn tồi tệ thêm. Tuy nhiên, hiện tượng này khác nhau ở từng người. Nhưng nếu trẻ không phàn nàn gì, hãy để cho trẻ ở trong phòng thoải mái, ánh sáng tốt, và những mùi nặng không thể bay đến được.[5]
-
4Để trẻ nghỉ ngơi. Thông thường trẻ buồn nôn sẽ hay ngủ lịm. Nhưng đôi khi trẻ sẽ bỏ qua những triệu chứng này nếu trẻ đang hào hứng hoặc đang say sưa trong một hoạt động nào đó. Một số trẻ có thể trở nên cực kỳ hiếu động khi ốm. Nhưng quá nhiều hoạt động thể chất có thể khiến các triệu chứng tệ hơn. [6]
-
5Hỏi dược sĩ về các loại thuốc không cần kê đơn. Các loại thuốc chống nôn không cần kê đơn có thể giúp ích khi bị nôn. Tuy nhiên, rất nhiều loại thuốc lại không an toàn với trẻ em. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được chỉ dẫn về loại thuốc không cần kê đơn có thể giúp trẻ đang bị nôn nao. Cần đảm bảo tuân theo mọi hướng dẫn trên bao bì khi cho trẻ uống thuốc.[7]
-
6Cho trẻ ăn đồ nhạt. Sau 24 giờ, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn đồ ăn rắn nếu hiện tượng nôn trớ đã được giải quyết. Những đồ ăn chỉ có chút vị hoặc ít thành phần sẽ giúp trẻ giữ được trong bụng dễ hơn.
- Nhiều bác sĩ nhi từng khuyến nghị về chế độ ăn BRAT. Nó là viết tắt của bananas (chuối), rice (cơm), applesauce (sốt táo), và toast (bánh mì). Những đồ ăn này được tin là sẽ dễ tiêu hóa, cho phép dạ dày được nghỉ ngơi và phục hồi. Nhiều bác sĩ nhi hiện đại lại cho rằng chế độ ăn này thiếu dinh dưỡng đủ để đẩy mạnh quá trình hồi phục. Tuy nhiên, trong những ngày đầu khi trẻ bị ốm, chế độ ăn BRAT có thể hữu ích. Những đồ ăn này sẽ dễ giữ lại hơn vì cơn buồn nôn. Cố gắng cho trẻ ăn những loại đồ ăn này và sau một hoặc hai ngày cho trẻ ăn lại chế độ ăn uống lành mạnh bình thường với đầy đủ carbohydrate lành mạnh, hoa quả và rau.[8]
- Gelatin (như Jello) và bánh giòn cũng dễ giữ lại hơn. Nếu trẻ có thể ăn những loại đồ ăn này, hãy thử cho trẻ ăn ngũ cốc, hoa quả, các loại đồ ăn có muối hoặc giàu protein.[9]
- Đồ ăn nhiều mỡ và cay nên tránh không cho trẻ ăn vì nó có thể làm triệu chứng xấu đi. Bạn không nên cho trẻ ăn đồ ăn rắn cho đến ít nhất sáu tiếng sau khi bị nôn.[10]
Quảng cáo
Tìm kiếm Chăm sóc Y tế
-
1Cần biết khi nào cần đến chăm sóc y tế. Buồn nôn thường là kết quả của đau dạ dày nhẹ hoặc cúm và không yêu cầu phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, với một số điều kiện nhất định bạn nên đặt hẹn gặp bác sĩ nhi.
- Con bạn nên đi khám bác sĩ nếu hiện tượng nôn kéo dài trên 24 giờ, hoặc 12 giờ ở trẻ dưới một tuổi.
- Trẻ sơ sinh và trẻ ở tuổi chập chững dễ bị mất nước hơn trẻ lớn. Trẻ sơ sinh thường bị trớ có thể cần đến can thiệp y tế nhanh chóng hơn so với trẻ ở tuổi thành niên. Nếu con bạn có những dấu hiệu mất nước, như khô miệng, không có nước mắt chảy ra khi khóc, yếu hoặc choáng váng, hoặc nước tiểu ít hoặc giảm hoạt động, trẻ nên đi khám bác sĩ.
- Nếu trẻ bị nôn ra máu hoặc phân có máu, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.[11]
- Nếu con bạn bị sốt cao kèm theo nôn hoặc tiêu chảy, hoặc đau bụng dữ dội, trẻ nên được bác sĩ khám chữa.
- Nếu con bạn không thể giữ được nước khi uống, trẻ có thể cần truyền nước để cung cấp nước hoặc phải uống thuốc kê đơn để điều trị hiện tượng buồn nôn và nôn mửa. Nếu bạn cho rằng nguyên nhân là do đồ ăn nào đó trẻ đã ăn, bạn nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm hoặc do căn bệnh khó chịu nào đó.[12]
-
2Đưa trẻ đến khám bác sĩ. Nếu trẻ không có khả năng tự dừng hiện tượng nôn trớ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem bệnh án cơ bản và tiến hành kiểm tra. Họ cũng sẽ hỏi về loại thuốc đang dùng và điều kiện sức khỏe của trẻ. Phụ thuộc vào điều kiện của trẻ, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm thêm như xét nghiệm máu.[13]
-
3Hỏi về việc dùng thuốc. Bác sĩ có thể gợi ý cho trẻ dùng thuốc để điều trị nôn trớ. Hỏi bác sĩ bất cứ câu hỏi nào bạn băn khoăn về liều lượng và tác dụng phụ của thuốc.
- Một số loại thuốc được dùng để ngừng hoặc làm chậm lại cơn nôn trớ. Chúng bao gồm thuốc chống buồn nôn, thuốc chống lo âu và đôi khi là thuốc giảm đau.[14]
- Các biện pháp ngăn ngừa cũng được xây dựng để giảm hoặc loại trừ cơn nôn trớ hoặc cơn buồn nôn và tiêu chảy. Những biện pháp này thường được chỉ định nếu trẻ hay bị ốm.[15]
-
4Cần cân nhắc việc rèn luyện kiểm soát căng thẳng. Nếu con bạn thường xuyên có vấn đề nôn trớ, thì căng thẳng có thể là một vấn đề. Rèn luyện kiểm soát căng thẳng có thể giúp giải quyết những yếu tố sâu xa có thể gây nôn trớ.
- Rèn luyện kiểm soát căng thẳng giúp một người nhận thức hơn về các dấu hiệu sớm của phản ứng do căng thẳng. Các phương pháp thư giãn, như bài tập hít thở sâu, thường sẽ được dạy ở ngay đầu tiên. Chuyên gia trị liệu cũng có thể dạy trẻ chiến lược hành vi để giảm căng thẳng.[16]
- Nếu quan tâm đến kiểm soát căng thẳng cho trẻ, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Họ sẽ giới thiệu bạn đến chuyên gia trị liệu. Bạn cũng có thể tìm chuyên gia trị liệu thông qua bên cung cấp bảo hiểm cho mình.
-
5Thử áp dụng phương pháp dinh dưỡng. Phương pháp dinh dưỡng giải quyết vấn đề thực phẩm trẻ đang ăn với mục tiêu tìm ra bất cứ thực phẩm nào có thể gây hiện tượng nôn trớ. Thông thường, một chuyên gia dinh dưỡng có chứng chỉ hành nghề sẽ làm việc với bạn và trẻ để tìm ra kế hoạch ăn uống phù hợp với nhu cầu cụ thể của trẻ. Hỏi bác sĩ nhi về phương pháp dinh dưỡng này. Bác sĩ sẽ giới thiệu một chuyên gia dinh dưỡng cho bạn và trẻ.[17]Quảng cáo
Lời khuyên
- Khuyến khích thời gian nghỉ ngơi và các hoạt động yên tĩnh như xem phim, tô màu hoặc xem sách.
- Nếu trẻ muốn nôn giữa đêm hãy để một chiếc chậu nhựa lớn cạnh bàn bên giường để trẻ không phải chạy nhanh vào nhà tắm.
- Trùm khăn cũ lên các bề mặt như giường và ghế dài. Trong trường hợp trẻ bị nôn, nó sẽ giúp bạn không phải mất công dọn dẹp.
Tham khảo
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ http://health.clevelandclinic.org/2014/07/what-causes-vomiting-and-what-should-you-do-about-it/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Treating-Vomiting.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/brat-diet
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
- ↑ http://health.clevelandclinic.org/2014/07/what-causes-vomiting-and-what-should-you-do-about-it/
- ↑ http://health.clevelandclinic.org/2014/07/what-causes-vomiting-and-what-should-you-do-about-it/
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_cyclic_vomiting_syndrome_in_children
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_cyclic_vomiting_syndrome_in_children
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_cyclic_vomiting_syndrome_in_children
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/healthy_living/hic_Stress_Management_and_Emotional_Health
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/childrens-hospital/specialties-services/programs-services/nutrition