Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cơn đau đùi trong do chấn thương háng gây ra thường ở mức độ nhẹ đến nặng, và có thể xảy ra với bất kì ai ở bất kì độ tuổi nào. Nguyên nhân do một trong năm nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hay đứt, đó là các cơ có phần trên nối với xương chậu và đầu dưới nằm ngay trên đầu gối. Việc điều trị đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, nghỉ ngơi, uống thuốc không kê đơn và từ từ vận động trở lại. Các trường hợp nặng và chậm hồi phục cần phải được chăm sóc y tế.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Giảm đau tức thời

  1. 1
    Chườm lạnh. Chườm đá vào khu vực bị chấn thương càng sớm càng tốt để hạn chế sưng, ngăn chặn chảy máu dưới da và tránh bầm tím.[1]
    • Chườm lạnh sau mỗi hai hay ba giờ, mỗi lần 15 phút, trong 24-72 giờ đầu tiên sau khi bạn bị chấn thương.[2]
    • Tránh chườm đá trực tiếp lên da. Sử dụng túi nước đá, đá vụn bỏ vào bao, hoặc túi hạt đông lạnh như đậu Hà Lan bọc trong tấm vải hay khăn tắm.[3]
    • Tiếp tục chườm lạnh nhiều ngày sau khi chấn thương, và khi vận động trở lại thì chườm ba tới bốn lần mỗi ngày hoặc ngay sau khi hoạt động nhẹ.[4]
  2. 2
    Nghỉ ngơi. Thời gian bạn phải ngừng vận động sẽ phụ thuộc vào mức độ chấn thương háng.[5]
    • Chấn thương háng nhẹ đến trung bình yêu cầu phải nghỉ tối thiểu 2-4 tuần. Các chấn thương nặng hơn yêu cầu phải nghỉ tối thiểu 6-8 tuần hoặc lâu hơn để hồi phục hoàn toàn.[6]
    • Ngừng hoạt động thể chất ít nhất 5-7 ngày để chấn thương bắt đầu hồi phục. Đánh giá mức độ đau tại thời điểm đó để xác định lộ trình tham gia thể thao trở lại.[7]
  3. 3
    Băng ép cơ háng bị chấn thương. Băng ép giúp giảm sưng tối đa và ổn định cơ bị chấn thương.[8]
    • Loại nẹp được thiết kế riêng cho vùng háng đặc biệt hữu ích. Dụng cụ này được sản xuất vừa vặn cho vùng háng mà không quá chật để tránh làm gián đoạn tuần hoàn máu đến háng. Nẹp được bán tại hầu hết các nhà thuốc.
    • Bạn cũng có thể sử dụng băng quấn đàn hồi nhưng phải thận trọng để tránh quấn quá chặt.[9]
  4. 4
    Kê cao khu vực bị chấn thương. Việc này giúp ngăn ngừa sưng và kích thích máu lưu thông tốt hơn.[10]
    • Sử dụng khăn tắm hay chăn quấn tròn hoặc gối để kê chân bị chấn thương càng thường xuyên càng tốt. Cố gắng kê vùng bị chấn thương cao hơn hông.[11]
  5. 5
    Luân phiên giữa chườm lạnh và chườm nóng. Nhiều ngày sau khi bạn bị chấn thương, nếu có thời gian thì bạn có thể chườm nóng giữa những lần chườm lạnh.[12]
    • Hơi nóng có thể giảm đau và sự khó chịu do chấn thương gây ra.[13]
  6. 6
    Sử dụng thuốc kháng viêm không kê toa. Các thuốc giúp giảm viêm và đau là ibuprofen, naproxen và aspirin.[14]
    • Thuốc acetaminophen không kê toa có thể giúp khống chế cơn đau nhưng không có tác dụng kháng viêm.
    • Làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
  7. 7
    Phân biệt triệu chứng của chấn thương háng với các nguyên nhân khác. Căng cơ háng hay chấn thương háng có thể biểu hiện triệu chứng tương tự với các tình trạng khác như thoát vị bẹn.[15] Bạn phải chắc chắn rằng tình trạng của mình là căng cơ háng, không phải nguyên nhân khác.
    • Các triệu chứng phổ biến của căng cơ hay chấn thương háng bao gồm cảm giác căng cứng hoặc chuột rút, đau đột ngột hoặc đau nhói, và chỉ đau mỗi khi cơ tại đó co giãn.[16]
    • Chấn thương nghiêm trọng có thể gây đau dữ dội với động tác bước đi thông thường.[17]
    • Thoát vị bẹn thường có dấu hiệu đau ở bụng dưới và háng, đau khi ho và hắt hơi, tình trạng đau háng kéo dài và trở nên đau nhiều hơn mỗi khi vận động.[18]
    • Vết rạn trong xương đùi hoặc xương mu có thể gâu đau ở háng và lan xuống mông.[19] Bạn thường cảm thấy đau vào buổi tối, đau khi sờ và sưng, và các triệu chứng không cải thiện khi bạn nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép hay kê cao.[20]
    • Bạn nên đi khám bệnh để tìm các nguyên nhân khác nếu bị đau tinh hoàn, tê buốt, ngứa ran, sưng ngày càng nặng, xuất hiện triệu chứng ở đường tiết niệu và sốt.
  8. 8
    Thực hiện động tác khép cơ để nhận biết chấn thương háng. Nếu triệu chứng nhẹ và bạn không rõ mình bị chấn thương gì thì có thể thực hiện một động tác để xác định liệu đó có phải chấn thương háng hay không.[21]
    • Để thực hiện động tác khép cơ giúp nhận diện chấn thương háng, bạn đặt một vật nhẹ như quả bóng y tế giữa hai chân, cố gắng ép quả bóng bằng cách khép nhẹ hai chân vào nhau. Nếu động tác này gây đau thì gần như chắc chắn bạn bị căng cơ háng.[22]
  9. 9
    Tìm biện pháp chăm sóc y tế nếu bạn bị đau âm ỉ. Tình trạng đau âm ỉ và trở nặng khi bạn vận động hay tập thể dục có thể là dấu hiệu thoát vị bẹn chứ không phải chấn thương háng.[23]
    • Một dấu hiệu khác của thoát vị bẹn là sưng ở bụng dưới hay vùng trên háng. Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần cơ dọc theo thành bụng bị suy yếu và khiến một phần ruột non thoát xuống dưới.[24]
    • Thoát vị bẹn phải được điều trị y khoa.[25]
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Tìm biện pháp chăm sóc y tế

  1. 1
    Gặp bác sĩ để xác định mức độ chấn thương. Có năm nhóm cơ giúp thực hiện động tác của chân được gọi là cơ khép.[26]
    • Động tác khép nghĩa là xoay chân vào trong về phía trung tâm cơ thể. Những người thường gặp chấn thương liên quan đến cơ khép là các vận động viên phải chạy, đá, chạy nước rút, đột ngột thay đổi tư thế, hoặc sử dụng lực mạnh để thực hiện động tác chuyền như sút bóng trong bóng đá.[27]
    • Năm nhóm cơ khép có tên là cơ lược, cơ khép ngắn, cơ khép dài, cơ khép mông, và cơ khép lớn.[28]
  2. 2
    Nhờ bác sĩ giải thích mức độ chấn thương của bạn. Chấn thương háng được phân cấp theo độ nặng của chấn thương.[29]
    • Cấp 1 là chấn thương nhẹ do kéo căng quá mức một hay nhiều cơ trong năm cơ nói trên, gây ra vết rách rất nhỏ trong thớ cơ.[30]
    • Cấp 2 là loại chấn thương phổ biến nhất do một phần mô cơ bị rách.[31]
    • Cấp 3 là những chấn thương nặng nhất, gây đau nhiều hơn, do một hay nhiều cơ trong năm cơ nói trên bị rách hay đứt hoàn toàn.[32]
  3. 3
    Dự tính thời gian phục hồi. Thời gian nghỉ ngơi để phục hồi phụ thuộc vào mức độ chấn thương.[33] Trong nhiều trường hợp, thời gian phục hồi lên đến 6-8 tuần hoặc lâu hơn để mô cơ có thể lành hoàn toàn.[34]
    • Bạn phải nghỉ ngơi theo thời gian khuyến nghị của bác sĩ để tránh tái phát chấn thương.
  4. 4
    Tái khám nếu tình hình không cải thiện. Nếu bạn cảm thấy triệu chứng xấu đi hoặc không thấy cải thiện đáng kể sau một thời gian nghỉ dưỡng hợp lý, có khả năng bạn bị đau vì một nguyên nhân khác.[35]
    • Đi tái khám theo chỉ định để đánh giá tình trạng khó chịu dai dẳng và để tìm các nguyên khác.[36]
    • Theo dõi mức độ đau. Nếu tình trạng cải thiện ít hoặc không cải thiện, hoặc cơn đau tồi tệ hơn sau khi bị chấn thương vài ngày, bạn nên tìm biện pháp chăm sóc y tế.[37]
  5. 5
    Tìm biện pháp chăm sóc y tế nếu bạn thấy có khối u. Bạn phải đi khám bệnh nếu thấy có khối u hay sưng nằm tại hay gần tinh hoàn.[38]
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Ngăn ngừa chấn thương tái phát

  1. 1
    Xem xét các triệu chứng. Xem xét độ nặng của triệu chứng để biết khi nào có thể vận động lại.[40] Hoạt động thể thao trở lại trong khi bạn vẫn còn đau có thể khiến chấn thương tái phát.[41]
    • Tránh hoạt động nếu bạn còn đau. Đừng bước đi nhanh hay chạy bộ nếu bạn còn đau.[42]
    • Sau khi đã hết đau, ban có thể chơi thể thao trở lại những phải thật chậm để tránh chấn thương.[43]
  2. 2
    Giảm cường độ vận động nếu bạn cảm thấy đau. Khi bắt đầu vận động trở lại, bạn cần chú ý các dấu hiệu thể chất và tôn trọng giới hạn của bản thân. Chú ý cơn đau vượt mức "nhức mỏi" thông thường khi tập thể dục, và xem đó là dấu hiệu cần dừng hoạt động của bạn.[44] Bạn muốn thách thức bản thân khi tập luyện, nhưng bạn không nên cố gắng đến mức khiến chấn thương tái phát.
    • Nếu bạn cảm thấy đau khi chơi thể thao thì nên giảm cường độ hoặc thời gian chơi, và tập chậm hơn để tăng dần đến cường độ đó.[45] Việc này gây phiền toái, nhưng sẽ còn phiền toái hơn nếu bạn phải nghỉ hoàn toàn vì chấn thương tái phát.
    • Đau dai dẳng có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ chấn thương trở lại, hoặc là dấu hiệu cảnh báo của một chấn thương tiềm ẩn khác. Hãy giảm cường độ hay thời gian tập luyện đến khi cơn đau giảm. Bạn nên đi khám bệnh nếu cơn đau không dứt.[46]
  3. 3
    Bắt chước các động tác của môn thể thao. Từ từ bắt chước các động tác mà bạn sẽ phải thực hiện để có thể chủ động tham gia vào môn thể thao đó.[47]
    • Di chuyển chậm nhưng thận trọng, tránh mang vác trọng lượng nặng hay va chạm để xem bạn còn đau hay không trước khi thật sự chơi thể thao trở lại.[48]
  4. 4
    Làm việc với huấn luyện viên. Một huấn luyện viên hiểu biết rộng về môn thể thao của bạn không chỉ giúp bạn phục hồi 100% năng lực, mà còn có thể hướng dẫn cho bạn các động tác khởi động và giãn cơ phù hợp để tránh bị chấn thương trong tương lai.
  5. 5
    Khởi động và giãn cơ. Nguyên nhân chính gây ra chấn thương háng là do không thực hiện các động tác khởi động và giãn cơ phù hợp trước khi tập luyện.[49]
    • Việc giãn cơ giúp thả lỏng cơ khép để đưa nó vào trạng thái sẵn sàng, và thời gian khởi động đủ dài sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đến cơ khép và đảm bảo cơ khép hoạt động tốt dưới áp lực.[50]
    • Mát xa cũng có thể giúp máu tuần hoàn và làm ấm các khớp xương.
    • Thực hiện một động tác giãn cơ đơn giản nhắm vào vùng háng trước và sau khi tập luyện hay chơi thể thao. Ngồi trên sàn với lưng khẽ tựa vào tường. Ép hai lòng bàn chân vào nhau và kéo hai bàn chân về phía bẹn. Chậm rãi và nhẹ nhàng di chuyển đầu gối xuống sàn. Giữ tư thế này trong 20 giây rồi lặp lại.[51]
  6. 6
    Tiếp tục chườm lạnh và nóng. Nhiều tuần sau khi bắt đầu hoạt động trở lại, bạn nên tiếp tục chườm lạnh khu vực bị chấn thương sau khi tập luyện, cùng với việc băng ép và nghỉ ngơi.[52]
    • Tiếp tục chườm nóng sau khi tập thể dục để loại bỏ cảm giác đau còn lại.[53]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tránh các rủi ro đã lường trước. Chạy trên mặt đất gồ ghề như bãi biển là nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương háng.
  • Người không chơi thể thao cũng có thể bị chấn thương háng, bất kể lứa tuổi nào. Người lớn tuổi bị viêm khớp hông cũng dễ bị đau hay chấn thương háng. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị đau cơ dọc theo mặt trong đùi trên.
  • Cân nhắc bơi lội trong thời gian hồi phục nếu cơn đau không nặng lắm. Trọng lượng cơ thể được nước nâng đỡ nên bạn có thể di chuyển nhẹ nhàng hai chân để bắt đầu hồi phục khả năng vận động của cơ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Trưởng thànhTrưởng thành
Mở nắp lọ có cơ cấu chống trẻ em
Vượt qua Sự tự tiVượt qua Sự tự ti
Có giọng nói hayCó giọng nói hay
Nhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nướcNhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nước
Vượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại giaVượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại gia
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Ngừng Nghĩ ngợi Quá nhiềuNgừng Nghĩ ngợi Quá nhiều
Có đôi mắt sáng trongCó đôi mắt sáng trong
Mỉm cười Một cách Thường xuyên hơnMỉm cười Một cách Thường xuyên hơn
Rèn luyện sức khỏeRèn luyện sức khỏe
Vượt qua xét nghiệm ma túy qua nang tócVượt qua xét nghiệm ma túy qua nang tóc
Giảm CânGiảm Cân
Tránh buồn ngủ sau bữa trưaTránh buồn ngủ sau bữa trưa
Quảng cáo
  1. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain
  2. http://www.drugs.com/cg/groin-strain-aftercare-instructions.html
  3. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain
  4. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain
  5. http://www.coreperformance.com/knowledge/injury-pain/groin-strain.html
  6. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  7. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  8. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  9. http://www.totalperformancept.com/2013/02/15/groin-strain-or-sports-hernia/
  10. http://www.sports-health.com/sports-injuries/groin-injuries/common-types-groin-injury
  11. http://www.sports-health.com/sports-injuries/groin-injuries/common-types-groin-injury
  12. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  13. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  14. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  15. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  16. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  17. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain
  18. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain
  19. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain
  20. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain
  21. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain
  22. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain
  23. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain
  24. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain
  25. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/rehabilitation-of-a-groin-strain
  26. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003111.htm
  27. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003111.htm
  28. http://www.mayoclinic.org/symptoms/groin-pain/basics/causes/sym-20050652
  29. http://www.mayoclinic.org/symptoms/groin-pain/basics/causes/sym-20050652
  30. http://www.mayoclinic.org/symptoms/groin-pain/basics/causes/sym-20050652
  31. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/rehabilitation-of-a-groin-strain
  32. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/rehabilitation-of-a-groin-strain
  33. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/rehabilitation-of-a-groin-strain
  34. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/rehabilitation-of-a-groin-strain
  35. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  36. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  37. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  38. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/rehabilitation-of-a-groin-strain
  39. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/rehabilitation-of-a-groin-strain
  40. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/stretching-for-a-groin-strain
  41. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/stretching-for-a-groin-strain
  42. http://www.sportsinjuryclinic.net/sport-injuries/hip-groin-pain/groin-strain/stretching-for-a-groin-strain
  43. http://www.physioadvisor.com.au/9464750/groin-strain-adductor-strain-physioadvisor.htm
  44. http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/groin-strain

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này có đồng tác giả là Luba Lee, FNP-BC, MS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 70.739 lần.
Trang này đã được đọc 70.739 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo