Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Viêm quanh móng là tình trạng vùng da quanh móng tay hoặc móng chân bị nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm đỏ, đau và sưng xung quanh móng. Bệnh viêm quanh móng có hai dạng – cấp tính và mãn tính, hầu hết đều dễ chữa trị. Với bệnh viêm quanh móng cấp tính, liệu pháp ngâm móng bị viêm trong nước ấm mỗi ngày vài lần thường là hiệu quả. Nếu tình trạng không cải thiện trong vòng 1 tuần, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bạn. Bệnh viêm quanh móng mãn tính thường có nguyên nhân do nấm và thường xuất hiện nhiều vùng khác. Bác sĩ thường sẽ kê toa thuốc mỡ trị nấm bôi ngoài da, và bệnh có thể khỏi trong vài tuần.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Ngâm móng trong nước ấm

  1. 1
    Đổ nước ấm vào chậu. Hầu hết các trường hợp viêm quanh móng cấp tính có thể chữa khỏi bằng cách ngâm nước ấm mỗi ngày vài lần. Bạn có thể dùng bát để ngâm ngón tay hoặc dùng chậu để ngâm chân. Nước phải thật ấm nhưng không nóng đến mức rát da hoặc gây khó chịu.[2]
    • Bệnh viêm quanh móng cấp tính xảy ra đột ngột và trong thời gian ngắn. Bệnh thường xuất hiện ở một ngón tay hoặc ngón chân, thông thường là do nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng bao gồm đỏ, sưng, mưng mủ và đau theo nhịp đập xung quanh móng.
  2. 2
    Hoà tan muối hoặc dung dịch muối nếu da bị rách. Nếu chỉ có một mảng da sưng đỏ thì chỉ riêng nước ấm là đã có hiệu quả. Nếu da bị đứt, bạn có thể hoà vào nước ấm vài thìa canh muối ăn, muối Epsom hay dung dịch muối.[3]
    • Bạn vẫn có thể cho thêm muối dù da không bị rách. Nhiều người thích ngâm chân trong nước ấm pha muối Epsom.
    • Tránh dùng cồn hoặc ô xy già để làm sạch vùng da quanh móng, vì những hoá chất này có thể khiến bệnh lâu lành hơn.[4]
  3. 3
    Ngâm ngón tay hoặc ngón chân khoảng 20 phút, 3-4 lần/ngày. Nếu chưa hết 20 phút mà nước đã nguội, bạn có thể rót thêm nước ấm hoặc thay chậu nước khác. Thông thường, trường hợp viêm quanh móng cấp tính sẽ khỏi trong vài ngày nếu bạn thường xuyên ngâm nước ấm.[5]
    • Nước ấm giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng viêm nhiễm để hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng.
  4. 4
    Thấm khô da, và nếu muốn, bạn có thể bôi sáp dầu (kem Vaseline) và băng lại. Dùng khăn bông sạch lau khô sau khi ngâm nước ấm. Trường hợp nhẹ và da không bị rách không đòi hỏi phải băng. Nếu da bị rách, bạn có thể thoa một lớp sáp dầu mỏng hoặc thuốc mỡ kháng sinh, sau đó băng lại.[6]
    • Tuy không nhất thiết phải băng, nhưng bạn nên bảo vệ vùng da bị rách nếu cần sử dụng tay khi làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường có vi trùng.
    • Tháo băng trước khi ngâm nước ấm và thay băng khi bị ướt, chẳng hạn như khi bạn rửa tay hoặc tắm.
    • Dùng tăm bông để bôi thuốc mỡ hoặc sáp dầu. Vứt tăm bông đi sau khi dùng, và nhớ đừng nhúng vào hộp kem sau khi đã chạm vào da.
  5. 5
    Giữ cho tay sạch sẽ và tránh cắn móng tay hoặc mút ngón tay. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước nóng (không nóng đến mức bỏng rát). Mặc dù bình thường bạn vẫn luôn nên tránh chạm tay lên mặt, nhưng khi điều trị viêm quanh móng thì bạn lại càng phải chú ý tránh cắn hoặc mút ngón tay.[7]
    • Nếu bạn đang điều trị nhiễm trùng cho trẻ nhỏ đã biết làm theo hướng dẫn, bạn hãy dạy trẻ không được cho tay vào miệng, bằng không thì bệnh sẽ không khỏi được.
    • Nếu trẻ còn bé và không hiểu khi bạn giải thích, bạn hãy cố gắng tìm cách để trẻ không cắn hoặc mút ngón tay. Bác sĩ nhi khoa có thể cho trẻ dùng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng do vi khuẩn phát triển trong miệng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tìm các phương pháp điều trị y tế cho trường hợp viêm quanh móng cấp tính

  1. 1
    Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh tiểu đường. Nếu bạn có bệnh tiểu đường, hãy đến gặp bác sĩ để đánh giá tình trạng viêm da quanh móng trước khi tự điều trị. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, do đó bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm.[8]
  2. 2
    Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện sau 1 tuần. Nếu bạn đã dùng liệu pháp ngâm nước ấm một tuần mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm hoặc còn nặng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm cho bạn. Hãy hẹn gặp bác sĩ để khám vùng da nhiễm trùng. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm để xác định phương pháp điều trị tốt nhất.[9]
  3. 3
    Sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ nếu xuất hiện áp xe. Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy có hiện tượng áp xe, một khối mềm chứa mủ và đau. Bác sĩ sẽ gây tê và rạch một vết nhỏ để dẫn lưu áp xe, sau đó đắp gạc và băng lại. Thay băng mỗi ngày 2-3 lần và băng trong 2 ngày.[10]
    • Một ổ áp xe trông như một khối mềm, sưng và nhức hoặc đau khi chạm vào. Nếu không có áp xe, ngón tay của bạn sẽ chỉ bị sưng và đau theo nhịp mạch đập. Nếu có áp xe, ngón tay của bạn sẽ sưng to hơn, đau hơn và có cảm giác như chứa thứ gì đó bên trong. Khi tiến triển hơn, ổ áp xe sẽ xuất hiện đầu mủ như mụn nhọt và rỉ mủ.
    • Tuyệt đối không tự dẫn lưu áp xe. Bạn có thể khiến cho vùng tổn thương phơi nhiễm vi trùng hoặc khiến nhiễm trùng lây lan.[11]
  4. 4
    Bắt đầu ngâm nước ấm sau khi dẫn lưu áp xe được 2 ngày. Sau khi áp xe được dẫn lưu, bạn cần băng lại và thay băng thường xuyên trong 2 ngày. Sau 2 ngày, bạn sẽ tháo băng và ngâm vết thương trong nước ấm khoảng 15-20 phút, mỗi ngày 3-4 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.[12]
    • Bạn sẽ thấy vết thương bắt đầu lành sau 2 ngày và có thể không cần băng. Nếu da bị rách chưa lành và muốn bảo vệ da, bạn hãy băng lại sau khi ngâm. Nếu muốn, bạn có thể băng cho đến khi vết thương khép miệng.
  5. 5
    Hỏi bác sĩ về việc kê toa thuốc kháng sinh. Tuỳ vào mức độ nặng của các triệu chứng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh sau khi dẫn lưu áp xe hoặc để chữa các triệu chứng dai dẳng. Hãy uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tiếp tục uống hết đợt thuốc bác sĩ chỉ định trong toa thuốc, ngay cả khi bạn cảm thấy đã đỡ.[13]
    • Nhiễm trùng có thể quay trở lại nếu bạn ngừng dùng kháng sinh sớm.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị viêm quanh móng mãn tính

  1. 1
    Hỏi bác sĩ về thuốc trị nấm. Bệnh viêm quanh móng mãn tính thường do nhiễm nấm và thường ảnh hưởng đến nhiều ngón tay hoặc ngón chân. Các triệu chứng bao gồm đỏ, sưng, đau và ẩm ướt. Bác sĩ thường sẽ chỉ định xét nghiệm nuôi cấy vi nấm và các xét nghiệm khác để có chẩn đoán chính xác. Sau đó bạn sẽ được kê toa thuốc chống nhiễm trùng dựa trên kết quả xét nghiệm.[14]
    • Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc mỡ trị nấm thoa ngoài da. Bạn sẽ bôi thuốc lên vùng nhiễm nấm 2-3 lần mỗi ngày. Luôn luôn dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhiễm nấm có thể mất nhiều tuần mới khỏi.
    • Tình trạng nhiễm nấm và vi khuẩn có thể xảy ra cùng lúc, do đó bác sĩ có thể kê cho bạn nhiều loại thuốc.
  2. 2
    Giữ cho tay sạch và khô ráo. Rửa tay thường xuyên, kể cả trước khi thoa thuốc mỡ trị nấm. Lau tay cho thật khô sau khi rửa hoặc bất cứ khi nào tiếp xúc với nước. Cố gắng tránh để tay ướt trong các hoạt động thường ngày.[15]
    • Nhớ đừng đưa tay lên mặt và miệng.
  3. 3
    Đeo găng tay nếu bạn phải làm việc với các chất gây kích ứng. Rất khó mà tránh tiếp xúc với nước và các chất tẩy rửa gây kích ứng khi bạn phải làm những công việc như pha chế đồ uống, rửa bát đĩa và dọn dẹp nhà cửa. Hãy bảo vệ bàn tay nếu bạn phải liên tục phải tiếp xúc với nước hoặc hoá chất. Nếu có thể, bạn hãy đeo 2 lớp găng tay: găng tay vải cotton để hút ẩm và găng tay vinyl hoặc cao su bên ngoài để chống nước và hoá chất.[16]
    • Bạn sẽ cần đeo găng tay khi có các triệu chứng, và tốt nhất là tiếp tục đeo găng tay mỗi khi tiếp xúc với độ ẩm hoặc các hoá chất trong thời gian dài. Điều này sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát.
  4. 4
    Thảo luận về các lựa chọn phẫu thuật nếu cần thiết. Bạn có thể cần phải phẫu thuật nếu nhiễm trùng lan xuống bên dưới giường móng hoặc bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Bác sĩ có thể phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ móng và thoa thuốc mỡ trị nấm vào giường móng.[17]
    • Bạn sẽ cần nghỉ ngơi và tránh dùng ngón tay hoặc ngón chân đó trong 2 ngày sau khi tháo bỏ móng. Cố gắng để cao hơn mức tim để ngăn ngừa chảy máu và đau. Uống thuốc giảm đau theo toa hoặc không kê toa theo hướng dẫn của bác sĩ.[18]
    • Giữ cho băng gạc khô ráo và thay băng sau 1-7 ngày. Bác sĩ sẽ cho biết bạn cần để băng trong bao lâu và hướng dẫn bạn cách thay băng.[19]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng dầu gội tímSử dụng dầu gội tím
Màu nào có thể trung hòa tông đỏ trên tóc? Làm sao để tẩy màu tóc đỏLàm thế nào để tẩy màu tóc đỏ
Tẩy màu thuốc nhuộm tóc trên bàn tay
Xác định tóc mái có hợp với bạnXác định tóc mái có hợp với bạn
Tự tết tóc
Tẩy keo dán móng trên móng tay
Giúp móng chân mọc lại nhanh chóngGiúp móng chân mọc lại nhanh chóng
Nuôi tóc dài (dành cho nam giới)Nuôi tóc dài (dành cho nam giới)
Tìm màu tóc phù hợpTìm màu tóc phù hợp
Làm mỏng tócLàm mỏng tóc
Làm phai màu nhuộm trên tócLàm phai màu nhuộm trên tóc
Tháo móng gel mà không cần acetone
Uốn tóc có gây hại cho tóc không? Các nguy cơ, cách chuẩn bị và chăm sóc tóc uốnUốn tóc có gây hại cho tóc không? Các nguy cơ, cách chuẩn bị và chăm sóc tóc uốn
Đối phó với mái tóc lỡ cắt quá ngắnĐối phó với mái tóc lỡ cắt quá ngắn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013.
Chuyên mục: Móng và Tóc
Trang này đã được đọc 723 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo