Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Hoại thư khô là một bệnh khá hiếm gặp, khi đó một số bộ phận của cơ thể khô dần đi và chuyển màu đen vì thiếu lưu thông máu. Trong các trường hợp nặng, da và các mô thậm chí còn bị bong ra. Hoại thư khô khác với các dạng hoại thư khác ở chỗ căn bệnh này không kèm tình trạng nhiễm trùng do bỏng hoặc các chấn thương khác khiến một bộ phận của cơ thể bị cắt nguồn cung cấp máu và cũng không chảy mủ hoặc dịch. Chứng hoại thư khô thường tác động đến các đầu chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân, tuy nhiên cũng có thể tác động lên những bộ phận khác như chân tay, các cơ và thậm chí là các cơ quan nội tạng. Những người mắc các căn bệnh có nguy cơ tiềm ẩn như tiểu đường, bệnh động mạch ngoại biên hoặc các bệnh tự miễn có mức rủi ro cao phát triển bệnh hoại thư khô.[1]

Phần 1
Phần 1 của 3:

Thay đổi lối sống

  1. 1
    Ngừng hút thuốc. Việc đánh bật thói quen này có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng hoại thư và tiến triển của căn bệnh, bởi vì thuốc lá góp phần cản trở sự lưu thông máu. Khi máu ngừng lưu thông, các mô sẽ chết và gây hoại thư. Bất cứ thứ gì cắt đứt sự lưu thông máu cũng đều nên tránh, và đương nhiên trong đó có việc hút thuốc.[2]
    • Hoạt chất nicotine có trong thuốc lá chính là thủ phạm tác động mạnh mẽ đến sự lưu thông máu. Nó làm co thắt các mạch máu, dẫn tới lưu lượng máu kém đi. Khi lưu lượng máu đến một bộ phận nào đó kém đi, lượng ô-xy cung cấp cũng sẽ ít hơn. Sự thiếu hụt ô-xy lâu ngày trong các mô khiến chúng bị hoại tử (mô chết) và có thể dẫn đến hoại thư.
    • Hút thuốc lá cũng liên quan tới chứng rối loạn mạch máu, một nguyên nhân làm co hẹp và xơ cứng các mạch máu.
    • Nên bỏ thuốc lá dần dần thay vì ngừng đột ngột, bởi vì việc cai thuốc lá đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng cai thuốc gay gắt, khiến bạn khó giữ được quyết tâm cai thuốc lá.
    • Nhờ bác sĩ hỗ trợ trong việc bỏ thuốc lá.
  2. 2
    Điều chỉnh chế độ ăn. Ở bệnh hoại thư, các mô và cơ bị tổn thương do kém lưu thông máu. Do đó người bệnh được khuyến khích ăn các thực phẩm giàu đạm và có lượng calorie cao để hỗ trợ cho quá trình chữa lành các mô và cơ. Đạm còn có thể giúp tái thiết các cơ bị hư hại, và các thức ăn bổ dưỡng (thay vì nguồn calorie rỗng như các thức ăn nhanh) tiếp năng lượng để giúp cho cơ thể đảm nhận các chức năng hoạt động của nó.[3]
    • Các loại thực phẩm có hàm đạm lượng cao nhưng ít chất béo, do đó có tác dụng ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, gồm gà tây, cá, phô mai, thịt lợn nạc, thịt bò nạc, đậu phụ, đậu hạt, trứng và đậu phộng. Tránh các thức ăn có hàm lượng chất béo cao như thịt đỏ, bơ, mỡ lợn, phô mai cứng, bánh ngọt, bánh quy và thức ăn chiên xào. Thay vào đó bạn nên kết hợp thêm rau xanh vào thực đơn.[4]
  3. 3
    Đưa các thức ăn giàu germanium và các chất chống ô-xy hóa khác vào chế độ dinh dưỡng. Germanium là một chất chống ô-xy hóa, và mặc dù các bằng chứng vẫn mang tính chất truyền miệng, chất này được cho là giúp tăng hoạt động của ô-xy trong cơ thể. Nó cũng nâng cao hệ miễn dịch và có thành phần chống ung thư.[5]
    • Thực phẩm có hàm lượng cao germanium gồm: tỏi, hành, nấm hương, bột mì làm từ lúa mì nguyên hạt, cám, nhân sâm, rau xanh và lô hội.[6] [7]
    • Do thiếu bằng chứng khoa học chắc chắn về tác dụng của germanium trong việc vận chuyển ô-xy đến các mô trong trường hợp hoại thư, hiện tại không có khuyến nghị về liều lượng dùng germanium. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để xem việc bổ sung germanium có ích cho trường hợp cụ thể của mình không.
  4. 4
    Cảnh giác với lượng đường nạp vào. Mặc dù việc theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể đều là cần thiết đối với mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng trong các trường hợp tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế lượng đường tiêu thụ để giữ đường huyết ở mức khuyến nghị, dựa vào giờ giấc các bữa ăn, lịch tập thể dục và thời gian trong ngày. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên thường xuyên kiểm tra các đầu chi để phát hiện mọi dấu hiệu của các vết đứt, sưng, đỏ hoặc nhiễm trùng.[8] [9]
    • Những người bị bệnh thần kinh do tiểu đường nên kiểm tra cơ thể hàng ngày để xem có bất cứ triệu chứng nào như tê cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân, vì đó là các dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu kém. Lượng đường cao cũng liên quan đến chứng cao huyết áp và tác động xấu đến lưu lượng máu bình thường trong mạch máu.
  5. 5
    Hạn chế lượng cồn nạp vào cơ thể. Việc uống quá nhiều bia rượu so với giới hạn hàng ngày được khuyến cáo có thể khiến huyết áp tăng vọt, đồng thời lượng cholesterol trong máu cũng tăng cao, gây nghẽn mạch máu.[10]
    • Lượng rượu nạp vào một ngày được giới hạn là 1 ly đối với phụ nữ và với nam giới là 2 ly. Lưu ý, 1 ly được tính là một ly bia (350 ml), một ly rượu vang (150 ml) hoặc rượu pha có chứa 45 ml rượu mạnh.[11]
  6. 6
    Tập thể dục. Mặc dù tác dụng của việc tập thể dục đối với sự tiến triển và điều trị bệnh hoại thư chưa được biết chính xác, nhưng việc tập thể dục có thể giúp thuyên giảm một số căn bệnh tiềm ẩn gây hoại thư. Một nghiên cứu cho thấy chương trình tập luyện trên máy đi bộ 30 – 40 phút, ba đến bốn ngày mỗi tuần, có thể giúp cải thiện các triệu chứng chân khập khiễng, hoặc chứng co rút đau đớn ở chân do các cơ ở chân không nhận đủ máu.[12]
    • Cân nhắc lập chế độ tập luyện ở nhà với các bài tập cường độ trung bình, có thể tập trên máy đi bộ hoặc đi bộ quanh khu phố như đã hướng dẫn ở trên. Viết nhật ký đi bộ để ghi lại quá trình tập luyện và mọi triệu chứng hoặc các cảm giác bạn có thể trải qua. Tham khảo bác sĩ trước khi bước vào bất cứ chế độ tập luyện nào nếu có bệnh tim hoặc các bệnh sẵn có từ trước.
  7. 7
    Thực hiện các bài tập dành cho chân tay. Nếu không thể cử động dễ dàng, bạn có thể tập các bài tập giúp tăng tầm vận động thụ động. Các bài tập này đòi hỏi phải có người hỗ trợ di chuyển các khớp đến mức tối đa trong tầm vận động của bạn để ngăn ngừa chứng co rút cơ (các cơ và khớp co rút vĩnh viễn) và cải thiện lượng máu cung cấp cho các bộ phận đặc biệt của cơ thể. Các bài tập này bao gồm:
    • Bài tập cho đầu như các cử động quay đầu, nghiêng đầu hoặc gập đầu, chạm cằm xuống ngực.
    • Bài tập cho vai và khuỷu tay như gập khuỷu tay, các chuyển động lên xuống hoặc qua lại.
    • Bài tập cho cẳng tay và cổ tay như gập cổ tay, quay tay và chuyển động lên xuống.
    • Bài tập cho bàn tay và ngón tay như gập ngón tay, duỗi ngón tay và quay ngón tay.
    • Bài tập cho hông và đầu gối như gập hông và đầu gối, chuyển động chân qua lại và quay chân.
    • Bài tập cho bàn chân như gập, quay và chuyển động mắt cá qua lại, gập ngón chân và duỗi ngón chân.
  8. 8
    Chăm sóc mọi vết thương. Các vết thương và vết bỏng cần phải được điều trị ngay vì chúng có thể tiến triển thành các vết thương không thể lành, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường. Cho dù bạn đã mắc bệnh hoại thư hoặc đang lo lắng rằng căn bệnh có thể phát triển, điều quan trọng nhất là giữ sạch và bảo vệ vết thương khi cơ thể đang nỗ lực tạo một mạng mao mạch bên dưới lớp vảy. Bạn hãy làm theo các bước sau:[13]
    • Rửa vết thương bằng dung dịch betadine hoặc nước ô-xy già và bôi thuốc kháng sinh được bác sĩ kê toa.
    • Sau khi rửa thật sạch, băng vết thương bằng băng gạc vô trùng và tất cotton sạch. Vải cotton có thể hút hơi ẩm ra khỏi vết thương và cũng giúp không khí lưu thông tốt hơn, qua đó hỗ trợ quá trình chữa lành.
  9. 9
    Bôi ớt cayenne, tỏi, mật ong hoặc hành lên vùng tổn thương. Cồn thuốc caynnen, một chiết xuất lỏng từ ớt cayenne, có thể giúp giảm đau, tăng cường chức năng hệ tuần hoàn, và giảm rủi ro nhiễm trùng. Cồn thuốc caynnene có bán ở các hiệu thuốc. Bôi lên vùng tổn thương mỗi ngày hai hoặc ba lần hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.[14]
    • Bạn cũng có thể nghiền vài nhánh tỏi và bôi trực tiếp lên vết thương. Đây là cách điều trị tiêu chuẩn trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nhờ tỏi có đặc tính kháng vi sinh vật giúp ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng cho vùng hoại thư và đặc tính kháng tiểu cầu giúp làm tan cục máu đông gây hoại thư.[15]
    • Một cách khác là bạn có thể băng vết thương với hành cắt lát. Cắt một củ hành thành từng lát và băng vào vùng tổn thương bằng một mảnh vải sạch. Để yên trong khoảng 5 – 10 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày. Điều này có thể cải thiện sự tuần hoàn cho vùng tổn thương.[16]
    • Thử bôi mật ong lên vết thương. Từ lâu mật ong đã được sử dụng để chữa bỏng, chữa các vết thương và u nhọt.[17] Các nghiên cứu vẫn đang tiến hành, nhưng mật ong đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo sử dụng mật ong vô trùng và đã được thử nghiệm.[18] Phết mật ong lên mảnh vải hoặc băng gạc và đắp trực tiếp lên vết thương hoặc có thể tìm mua gạc tẩm sẵn mật ong.[19]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Điều trị y khoa

  1. 1
    Phẫu thuật loại bỏ mô chết. Phẫu thuật được chỉ định khi tình trạng hoại thư diễn tiến nghiêm trọng và cần phải loại bỏ mô chết. Thông thường số lượng mô chết cần loại bỏ tùy thuộc vào lượng máu đến được vùng tổn thương và vị trí của vết thương. Đây là cách điều trị tiêu chuẩn cho chứng hoại thư khô. Các phẫu thuật này bao gồm:[20] [21]
    • Lọc bỏ da hoại tử — Phẫu thuật này nhằm loại bỏ các mô chết do hoại thư. Đôi khi lớp da hoại tử có thể được thay thế bằng mô da mới khỏe mạnh (còn gọi là ghép da).[22]
    • Cắt bỏ — Nếu toàn bộ mô đã chết và thuốc men hoặc các loại phẫu thuật khác không cứu được, các chi hoặc các bộ phận khác có thể phải cắt bỏ để ngăn hoại thư lan ra xung quanh và các bộ phận khác của cơ thể. Phẫu thuật này được chỉ định khi phẫu thuật lọc bỏ da hoại tử không có hiệu quả. Lưu ý rằng, trừ khi nguy hiểm đến tính mạng, quyết định phẫu thuật cắt bỏ chỉ được thực hiện sau khi bạn đã được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng và nắm được toàn bộ thông tin cần thiết để có lựa chọn đúng.[23]
  2. 2
    Cân nhắc dùng liệu pháp giòi. Như một cách điều trị thay thế cho phẫu thuật, liệu pháp giòi cũng có hoạt động tương tự để loại bỏ mô chết. Với liệu pháp không phẫu thuật này, các ấu trùng ruồi được đặt vào vùng hoại thư và được băng lại bằng gạc. Những con giòi sẽ ăn các mô chết và may mắn là chúng không đụng đến các mô lành. Liệu pháp giòi cũng có tác dụng chống nhiễm trùng vì chúng tiết ra các chất tiêu diệt vi khuẩn.[24]
    • Một số nghiên cứu cho rằng liệu pháp giòi có thể hiệu quả hơn phẫu thuật loại bỏ da hoại tử. Tuy nhiên nhiều người quá kinh hãi hoặc ngại ngần thử liệu pháp này do không chịu được sự “ghê sợ”.[25]
  3. 3
    Sử dụng liệu pháp ô-xy cao áp. Đây là một liệu pháp thay thế, khi đó người bệnh được đặt vào một buồng đặc biệt chứa đầy không khí nén. Tiếp đó bạn sẽ được trùm đầu để thở ô-xy tinh khiết. Tuy nghe có vẻ hơi sợ, nhưng liệu pháp này là một cách hiệu quả để tăng mức ô-xy trong máu, cung cấp ô-xy cho các vùng tổn thương đồng thời cải thiện việc vận chuyển và lưu lượng máu. Máu sẽ đến được vùng hoại thư ngay cả ở các bệnh nhân có lưu lượng máu kém.[26]
    • Khi các vùng tổn thương đã được cung cấp đủ ô-xy, nguy cơ phải cắt bỏ các bộ phận cơ thể sẽ giảm. Nghiên cứu đã chứng thực tính hiệu quả của liệu pháp ô-xy cao áp trong việc điều trị bệnh hoại thư bàn chân do tiểu đường, do đó giảm được rủi ro cắt bỏ chân.
    • Bạn cần tham khảo bác sĩ để biết liệu pháp ô-xy cao áp có thích hợp với bạn không.[27]
  4. 4
    Phục hồi sự lưu thông máu bằng phẫu thuật. Các loại phẫu thuật chủ yếu để phục hồi sự lưu thông máu là phẫu thuật bắc cầu và tạo hình mạch. Các nghiên cứu đã cho rằng hai loại phẫu thuật này đều có hiệu quả tương đương trong việc phục hồi sự lưu thông máu và giảm rủi ro phải cắt bỏ các bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, thủ thuật tạo hình mạch có thời gian hồi phục nhanh hơn, và phẫu thuật bắc cầu có thể hiệu quả hơn về lâu dài. Tham khảo bác sĩ để biết loại phẫu thuật nào phù hợp nhất với bệnh sử và tình trạng cụ thể của bạn.[28]
    • Phẫu thuật bắc cầu – Với phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ chuyển hướng dòng máu bằng cách “bắc cầu” qua chỗ tắc nghẽn. Kỹ thuật ghép dược sử dụng để nối một tĩnh mạch với phần lành của một trong các động mạch.
    • Tạo hình mạch – Trong thủ thuật tạo hình mạch, một quả bóng nhỏ xíu được đặt vào động mạch bị tắc nghẽn hoặc rất hẹp. Sau đó quả bóng nhỏ này sẽ phồng to lên và giúp nong rộng mạch máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật cũng có thể đặt vào động mạch một ống kim loại, gọi là stent, để nong động mạch.
  5. 5
    Sử dụng thuốc giảm cục máu đông. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống đông máu để làm giảm việc hình thành cục máu đông, do đó cải thiện lưu lượng máu. Warfarin là một loại thuốc chống đông máu, thường dùng qua đường uống dưới dạng viên (2 đến 5 mg) mỗi ngày một lần (cùng một giờ nhất định). Warfarin ức chế và kháng vitamin K, qua đó làm chậm sự đông máu. Kết quả là máu sẽ loãng ra và lưu thông tốt hơn.
    • Nhớ rằng thuốc chống đông máu sẽ khiến bạn dễ chảy máu hơn. Có thể bạn không được dùng thuốc chống đông máu nếu có tiền sử các bệnh về máu (như bệnh rối loạn đông máu), ung thư, các bệnh về thận hoặc gan, bệnh tim hoặc cao huyết áp và một số bệnh khác. Luôn tham khảo bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào tác động đến khả năng lưu thông máu và đông máu.
  6. 6
    Điều trị các bệnh nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho các bệnh nhân hoại thư do nhiễm trùng hoặc các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng do các vết thương hở hoặc các vết thương khó lành. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh cho bệnh nhân hoại thư sau phẫu thuật loại bỏ mô để chống nhiễm trùng cho các mô còn lại. Các loại thuốc kê toa thông dụng gồm có:[29] [30]
    • Penicillin G — Đây là chất kháng sinh từ lâu đã được sử dụng để điều trị hoại thư. Liều dùng thông thường là 10-24 triệu đơn vị (cách sáu hoặc tám tiếng một liều) qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Penicillin G có tác dụng kiềm khuẩn, nghĩa là ức chế hoặc ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Thông thường các trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc các bệnh nhân trải qua phẫu thuật được chỉ định tiêm vì đường tiêm có thể dùng liều cao hơn và tác dụng đến vùng tổn thương nhanh hơn đường uống. Hiện nay bác sĩ thường kê toa kết hợp giữa penicillin và clindamycin, một chất ức chế protein.[31]
    • Clindamycin — Loại thuốc này dùng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng nhờ tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất protein ở vi khuẩn. Vi khuẩn không thể sống sót nếu thiếu các protein này. Liều dùng thông thường là 300-600 mg, cách mỗi sáu đến tám tiếng qua đường uống, hoặc 1,2 gram qua đường tiêm tĩnh mạch, mỗi ngày hai lần.[32]
  7. 7
    Bắt đầu quy trình chăm sóc. Thông thường bạn sẽ được chăm sóc bởi chương trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Đây là một liệu pháp cần thiết để phục hồi chức năng bình thường của chân, tay, ngón chân hoặc ngón tay. Một phần của liệu pháp phục hồi bao gồm các bài tập đẳng trương (isotonic exercises) để duy trì chức năng của vùng tổn thương.[33] Các bài tập này giúp các khớp gắn kết với các cơ ở cánh tay và chân. Các bài tập đẳng trương gồm có:
    • Đi bộ nhanh hoặc chậm
    • Đạp xe
    • Khiêu vũ
    • Nhảy dây
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Hiểu về căn bệnh

  1. 1
    Biết nguyên nhân gây hoại thư. Bệnh hoại thư có thể xảy ra do các yếu tố sau:[34]
    • Tiểu đường — Căn bệnh này cản trở sự lưu thông máu, đặc biệt là ở chi dưới, và có thể dẫn đến những vết thương không thể chữa.[35]
    • Các bệnh mạch máu — Các bệnh mạch máu, ví dụ như bệnh động mạch ngoại biên (PAD), có thể làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể. Ví dụ như bệnh PAD xảy ra khi các động mạch co hẹp lại, chủ yếu do xơ vữa động mạch, làm xơ cứng các động mạch và mạch máu.[36]
    • Viêm mạch — Bệnh viêm mạch chỉ một số căn bệnh tự miễn khiến các mạch máu bị viêm, ví dụ như hiện tượng Raynaud. Với các bệnh tự miễn này, các mạch máu dẫn đến ngón tay và bàn chân bị co thắt tạm thời (co thắt mạch), gây hiện tượng co thắt mạch, hoặc làm hẹp các mạch máu. Các tác nhân gây nên hiện tượng Raynaud gồm tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và tâm trạng căng thẳng.[37]
    • Nghiện thuốc lá — Thuốc lá có thể làm nghẽn các động mạch và do đó làm suy giảm sự lưu thông máu.
    • Các vết thương bên ngoài — Các vết bỏng, tai nạn, các vết thương hoặc vết mổ có thể làm tổn hại một số tế bào trong cơ thể, dẫn đến tốc độ vận chuyển máu chậm lại. Nếu vết thương không được điều trị đúng cách và mạch máu chính bị tổn thương hoặc suy yếu, nó sẽ không còn khả năng vận chuyển đủ lượng máu đến các mô xung quanh. Điều này dẫn tới thiếu nguồn ô-xy cung cấp cho các bộ phận cơ thể và làm chết các mô xung quanh.
    • Bỏng lạnh — Việc tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh có thể ngăn chặn sự lưu thông máu bình thường. Tình trạng bỏng lạnh có thể xảy ra trong thời tiết băng giá chỉ trong vòng 15 phút. Bỏng lạnh thường tác động lên các ngón tay và ngón chân. Để phòng ngừa bỏng lạnh, bạn có thể đeo găng tay và giày có lớp lót thích hợp để giữ ấm và chống lại độ ẩm.
    • Nhiễm trùng — Tình trạng nhiễm vi khuẩn không được chữa trị có thể lan qua các mô tổn thương, làm chết mô và dẫn đến hoại thư.
  2. 2
    Hiểu về các dạng hoại thư. Bệnh hoại thư có thể phân thành các dạng khác nhau, bao gồm:[38] [39]
    • Hoại thư khô — dạng hoại thư này có đặc điểm da khô và hoại tử với biểu hiện màu nâu đến tím xanh cho đến màu đen. Tình trạng này thường diễn tiến chậm và cuối cùng các mô bị bong ra. Hoại thư khô có thể trở thành hoại thư ướt nếu bị nhiễm trùng.
    • Hoại thư ướt — Đặc điểm thường thấy ở hoại thư ướt là mô tổn thương sưng, phồng rộp và ướt do tiết dịch. Bệnh hoại thư ướt phát triển sau khi các mô tổn thương bị nhiễm trùng. Dạng hoại thư này cần điều trị khẩn cấp do tốc độ phát triển nhanh và có thể rất nguy hiểm.
    • Hoại thư sinh hơi — Dạng hoại thư này là dạng phụ của hoại thư ướt. Ở dạng hoại thư này, bề mặt da của phần tổn thương ban đầu có vẻ bình thường, nhưng sẽ trở nên nhợt nhạt và chuyển sang màu xám đến đỏ bầm khi bệnh tiến triển. Những nốt phồng rộp trên da sẽ hiện rõ hơn và khi ấn vào sẽ nghe những tiếng lách tách. Tình trạng này là do nhiễm clostridium perfringens, một loại vi khuẩn sinh hơi, gây chết mô bằng hơi.
    • Hoại thư vùng mặt — Đây là dạng hoại thư thường diễn tiến nhanh, chủ yếu xuất hiện ở miệng và mặt. Dạng bệnh này thường xảy ra ở trẻ em suy dinh dưỡng và sống trong điều kiện kém vệ sinh.
    • Hoại thư nội tạng — Dạng hoại thư này xảy ra khi dòng máu đến các cơ quan nội tạng như ruột, túi mật hoặc ruột thừa bị tắc nghẽn. Căn bệnh này thường gây sốt và đau dữ dội, có thể tử vong nếu không được chữa trị.
    • Hoại thư Fournier — Dạng hoại thư này rất hiếm gặp và liên quan đến cơ quan sinh dục và đường tiết niệu. Bệnh thường xảy ra ở nam giới hơn nữ giới.
    • Hoại thư Meleney — Đây là dạng hoại thư không phổ biến, xảy ra sau phẫu thuật, với vùng da bị tổn thương và đau, xuất hiện trong vòng một đến hai tuần sau phẫu thuật. Vết thương đau buốt và ngứa.
  3. 3
    Biết các triệu chứng của bệnh hoại thư khô. Hoại thư khô là căn bệnh nghiêm trọng cần được điều trị khẩn cấp. Bất cứ người nào có các triệu chứng sau cũng phải đến bác sĩ ngay lập tức để tránh các biến chứng:[40]
    • Vùng tổn thương bị tê và lạnh, đồng thời da bị teo quắt
    • Khập khiễng hoặc co rút (chẳng hạn như tình trạng ở chân khi bước đi)
    • Cảm giác "kim châm”, tê buồn hoặc ngứa ran
    • Vùng tổn thương bị biến màu (có thể đỏ, nhợt nhạt, tím và dần chuyển sang đen nếu không được chữa trị)
    • Vùng tổn thương bị khô
    • Đau
    • Sốc nhiễm trùng (huyết áp thấp, có thể sốt, lú lẫn, váng vất, thở gấp). Sốc nhiễm trùng được coi là tình trạng nguy cấp và cần được cấp cứu ngay. Tình trạng này hiếm gặp trong bệnh hoại thư, tuy nhiên cũng có thể xảy ra nếu không được điều trị đúng cách.
  4. 4
    Tìm cấp cứu y tế. Đây không phải căn bệnh có thể trì hoãn. Bạn có thể phải cắt bỏ chi hoặc các bộ phận trên cơ thể nếu không được nhanh chóng điều trị. Bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để được chữa trị càng sớm càng tốt.
    • Lưu ý rằng một số người không cảm thấy đau khi bị hoại thư khô, do đó họ không đi khám cho đến khi các đầu chi đã chuyển sang màu đen. Bạn cần cẩn trọng và báo cho bác sĩ ngay khi nhận ra bất cứ dấu hiệu nào được liệt kê trên đây. Đừng để cho đến khi tình hình trở nên nghiêm trọng.
    • Mặc dù các liệu pháp điều trị tại nhà cũng rất tốt, nhưng thường không đủ hiệu quả trong việc chữa trị bệnh hoại thư khô. Bạn cần điều trị sớm để các triệu chứng thuyên giảm nhanh hơn.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Bạn nên tham khảo bác sĩ ngay khi nhận ra bất cứ triệu chứng nào để đảm bảo được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Nếu bạn có nguy cơ phát triển bênh hoại thư khô, nhất là khi bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh động mạch ngoại biên, bạn nên tìm hiểu về bệnh hoại thư khô và cẩn thận theo dõi mọi triệu chứng.[41] Thường xuyên đi khám bệnh để nắm rõ thông tin về các nguy cơ và triệu chứng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Quảng cáo
  1. http://www.nhs.uk/Conditions/Gangrene/Pages/Prevention.aspx
  2. http://www.niaaa.nih.gov/alcohol-health/overview-alcohol-consumption/what-standard-drink
  3. Jeffrey Berger MD, MS FAHA, William R Hiat MD. FAHA, Peripheral Arterial Disease: Medical Therapy in PAD Circulation 2012 126 491-500.
  4. http://www.podiatrytoday.com/current-insights-treating-gangrenous-odorous-and-painful-wounds-0
  5. http://www.regenerativenutrition.com/cayenne-%28capsicum-minimum%29-p-99.asp
  6. Singh, Papu, Singh Javier, Singh Sweta et al, Greener Journal of Agricultural Sciences, Volume 4 (6) pp 265-280) July 2014.
  7. http://www.herbs2000.com/disorders/gangrene.htm
  8. http://dermnetnz.org/treatments/honey.html
  9. http://dermnetnz.org/treatments/honey.html
  10. http://dermnetnz.org/treatments/honey.html
  11. http://www.medicinenet.com/gangrene/page4.htm#how_is_gangrene_treated
  12. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gangrene/basics/treatment/con-20031120
  13. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/gangrene-causes-symptoms-treatments?page=3
  14. http://www.nhs.uk/Conditions/Gangrene/Pages/new_Treatment.aspx
  15. http://www.nhs.uk/Conditions/Gangrene/Pages/new_Treatment.aspx
  16. http://www.nhs.uk/Conditions/Gangrene/Pages/new_Treatment.aspx
  17. http://www.healthline.com/health/gangrene#Treatments
  18. http://www.nhs.uk/Conditions/Gangrene/Pages/new_Treatment.aspx
  19. http://www.nhs.uk/Conditions/Gangrene/Pages/new_Treatment.aspx
  20. http://www.medicinenet.com/gangrene/page4.htm#how_is_gangrene_treated
  21. http://emedicine.medscape.com/article/217943-treatment
  22. http://www.nhs.uk/Conditions/Gangrene/Pages/new_Treatment.aspx
  23. http://emedicine.medscape.com/article/217943-treatment
  24. http://www.medicinenet.com/gangrene/page4.htm#how_is_gangrene_treated
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gangrene/basics/causes/CON-20031120
  26. http://patient.info/doctor/gangrene
  27. http://patient.info/doctor/gangrene
  28. HD Solomon MD Raynaud’s phenomenon, Cardiovascular Journal of Africa, 2011 Oct (5) 233.
  29. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/gangrene-causes-symptoms-treatments
  30. http://patient.info/doctor/gangrene
  31. http://www.patient.info/doctor/gangrene
  32. http://patient.info/doctor/gangrene#ref-1

Về bài wikiHow này

Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 7.146 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 7.146 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo