Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bướu cổ là sự phình lên bất thường của tuyến giáp. Tuyến giáp là tuyến hình bướm ở cổ, ngay dưới yết hầu. Bướu cổ thường không gây đau nhưng khi phình to sẽ dẫn đến ho, đau họng và/hoặc khó thở. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bướu cổ. Phương pháp điều trị bướu cổ cũng có rất nhiều, tùy thuộc vào nguyên nhân và độ nghiêm trọng của bệnh.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chẩn đoán bướu cổ

  1. 1
    Tìm hiểu về bướu cổ. Để chẩn đoán và điều trị bướu cổ, trước tiên bạn nên tìm hiểu bướu cổ là gì. Bướu cổ là sự phát triển bất thường, nhưng thường lành tính của tuyến giáp do quá trình sản sinh tuyến giáp bình thường, tăng hoặc bị suy giảm.
    • Bướu cổ thường không đau, nhưng có thể gây ho, khó thở, khó nuốt, tê liệt cơ hoành hoặc hội chứng tĩnh mạch chủ trên (SVC).
    • Điều trị bướu cổ tùy thuộc vào kích thước của cục bướu, triệu chứng và lý do hình thành bướu cổ.[1]
  2. 2
    Biết các triệu chứng của bướu cổ. Bạn nên biết các triệu chứng bướu cổ để xác định mình có bị bướu cổ hay không. Bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán bướu cổ nếu gặp các triệu chứng dưới đây:[2]
    • Sưng ở cổ, biểu hiện rõ ràng khi cạo râu hoặc trang điểm.
    • Nghẹn ở cổ họng
    • Ho
    • Khàn tiếng
    • Khó nuốt
    • Khó thở
  3. 3
    Chuẩn bị trước khi đi khám bác sĩ. Vì bướu cổ là căn bệnh dễ gây nhầm lẫn, với nhiều nguyên nhân gây bệnh cùng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, do đó, bạn nên lập danh sách bao gồm các câu hỏi sau: [3]
    • Nguyên nhân gây bướu cổ là gì?
    • Bướu cổ có nghiêm trọng hay không?
    • Làm thế nào để điều trị nguyên nhân chính gây bướu cổ?
    • Có phương pháp điều trị thay thế nào không?
    • Chỉ cần chờ đợi và theo dõi thì bướu cổ vẫn có thể tự khỏi?
    • Cục bướu sẽ càng ngày càng phình to ra?
    • Trong quá trình điều trị có phải uống thuốc hay không? Nếu có thì phải uống trong bao lâu?
  4. 4
    Khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành một loạt xét nghiệm để chẩn đoán bướu cổ. Xét nghiệm phụ thuộc vào tiền sử bệnh của bạn và nguyên nhân gây bướu cổ mà bác sĩ nghi ngờ.
    • Bác sĩ có thể xét nghiệm nội tiết tố (hormone) để xem lượng hormone do tuyến giáp và tuyến yên tiết ra. Nồng độ hormone quá thấp hoặc quá cao có thể là nguyên nhân hình thành bướu cổ. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bạn và gửi đến phòng xét nghiệm.[4]
    • Bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm kháng thể vì kháng thể bất thường cũng là nguyên nhân gây bướu cổ. Xét nghiệm kháng thể được thực hiện thông qua xét nghiệm máu.[5]
    • Bạn có thể được tiến hành siêu âm. Ở phương pháp siêu âm, một thiết bị sẽ được gắn ở cổ để nghe sóng âm từ cổ và hình ảnh sóng âm sẽ hiện trên màn hình máy tính. Bằng phương pháp siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được những bất thường gây bướu cổ.
    • Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm giáp trạng. Bạn sẽ được tiêm một đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch ở khuỷu tay, sau đó được yêu cầu nằm trên bàn. Ảnh chụp tuyến giáp sẽ hiện lên trên màn hình máy tính để cung cấp thông tin về nguyên nhân gây bướu cổ.
    • Sinh thiết cũng có thể được thực hiện để loại trừ khả năng ung thư. Bác sĩ sẽ lấy mô tuyến giáp để xét nghiệm.[6]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tìm phương pháp điều trị

  1. 1
    Sử dụng I-ốt phóng xạ để thu nhỏ tuyến giáp bị phì đại. Trong một số trường hợp, I-ốt phóng xạ có thể được sử dụng để điều trị phì đại tuyến giáp.
    • I-ốt là thuốc uống xâm nhập vào tuyến giáp thông qua đường máu nhằm phá hủy các tế bào tuyến giáp. Cách điều trị này rất phổ biến ở châu Âu và được sử dụng vào những năm 1990.
    • 90% bệnh nhân bị bướu cổ đã giảm 50-60% kích thước và khối lượng cục bướu trong12 -18 tháng điều trị bằng phương pháp này.[7]
    • Cách điều trị này có thể dẫn đến tình trạng suy giáp. Tuy nhiên, vấn đề này rất hiếm và thường chỉ xuất hiện trong hai tuần đầu tiên sau điều trị. Nếu lo ngại, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị này. [8]
  2. 2
    Dùng thuốc. Nếu bạn được chẩn đoán bị suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị.
    • Thuốc thay thế hormone tuyến giáp như Synthroid và Levothroid thường được sử dụng để điều trị triệu chứng suy giáp. Thuốc này cũng làm chậm quá trình tiết hormone của tuyến yên như một phản ứng bù trừ của cơ thể để giảm kích thước cục bướu.
    • Nếu thuốc thay thế hormone không phát huy tác dụng, bạn vẫn sẽ phải uống thuốc này để điều trị các triệu chứng khác. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê thêm Aspirin hoặc kem Corticosteroid.[9]
    • Bệnh nhân thường dung nạp tốt với hormone thay thế tuyến giáp, tuy nhiên một số tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra như đau ngực, tăng nhịp tim, đổ mồ hôi, nhức đầu, mất ngủ, tiêu chảy, buồn nôn và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.[10]
  3. 3
    Cân nhắc phẫu thuật. Bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bướu cổ. Bác sĩ sẽ cắt một vết cắt dài 7,5-10 cm ở giữa cổ, ngay đầu tuyến giáp để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Phẫu thuật có thể kéo dài khoảng 4 tiếng và hầu hết bệnh nhân có thể trở về nhà sau phẫu thuật.[11]
    • Nếu cục bướu quá to, gây tắc nghẽn ở cổ và thực quản, dẫn đến khó thở và nghẹt thở từng hồi vào ban đêm, bạn sẽ được đề nghị phẫu thuật.
    • Mặc dù hiếm nhưng bướu cổ có thể do bệnh ung thư tuyến giáp gây ra. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị khối u ác tính, bạn sẽ được yêu cầu phẫu thuật để cắt bỏ cục bướu.
    • Một lý do ít phổ biến hơn cho phẫu thuật bướu cổ là thẩm mỹ. Đôi khi, cục bướu lớn đơn giản chỉ là mối bận tâm về thẩm mỹ của bệnh nhân, vì vậy, họ thường yêu cầu được phẫu thuật. Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ không chi trả cho các phẫu thuật liên quan đến thẩm mĩ.
    • Hormone thay thế tuyến giáp được dùng điều trị suy giáp có thể sẽ cần được sử dụng sau khi loại bỏ tuyến giáp. [12]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chăm sóc tại nhà

  1. 1
    Theo dõi và chờ đợi. Nếu bác sĩ nhận thấy tuyến giáp hoạt động bình thường và cục bướu không quá lớn để gây thương tổn cho sức khỏe, bạn chỉ cần theo dõi và chờ đợi. Vì điều trị y tế có thể gây tác dụng phụ và nếu không phải chịu quá nhiều kích thích, tốt hơn bạn nên chờ đợi xem tình trạng có cải thiện lên không. Nếu cục bướu ngày càng lớn dần và bắt đầu gây vấn đề, bạn có thể đưa ra quyết định khác.
  2. 2
    Tiêu thụ nhiều I-ốt hơn. Nguyên nhân gây bướu cổ đôi khi là chế độ ăn có vấn đề. Thiếu hụt I-ốt dẫn đến hình thành bướu cổ, do đó, bạn nên bổ sung thêm I-ốt trong chế độ ăn để giảm kích thước của cục bướu.[13]
    • Mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 150 mcg I-ốt mỗi ngày. [14]
    • Tôm và động vật có vỏ, các loại rau biển như rong biển, Hiziki và Kombu chứa rất nhiều i-ốt.[15]
    • Sữa chua hữu cơ và phô mai tươi cũng rất giàu I-ốt. Một cốc sữa chua chứa đến 90 mcg I-ốt, trong khi đó, khoảng 30 g phô mai Cheddar tươi chứa 10-15 mcg I-ốt.[16]
    • Nam việt quất cũng chứa nhiều I-ốt. Khoảng 120 g nam việt quất chứa đến 400 mcg I-ốt. Dâu tây cũng là một loại quả mọng giàu I-ốt khác. Một cốc dâu tây chứa 13 mcg I-ốt.
    • Đậu trắng và khoai tây cũng là những thực phẩm chứa hàm lượng I-ốt cao.[17]
    • Bạn nên đảm bảo tiêu thụ muối I-ốt.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Mặc dù bướu cổ hiếm khi gây nguy hiểm nhưng bạn vẫn phải đi khi khám bác sĩ nếu gặp vấn đề này. Bướu cổ có thể là một dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp và cần được đánh giá bởi chuyên gia y tế.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Damaris Vega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Damaris Vega, MD. Damaris Vega tốt nghiệp loại xuất sắc từ trường Đại học Công giáo Giáo hoàng của Puerto Rico với bằng cử nhân về khoa học tổng quát và sau đó lấy bằng bác sĩ tại Trường Y khoa Ponce, Ponce, Puerto Rico. Trong thời gian học tại trường y khoa, cô là chủ tịch của Hội Sinh viên Xuất sắc Alpha Omega Alpha và được bầu làm người đại diện tham gia vào Hiệp hội Các Trường Y khoa Mỹ. Sau đó cô hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú về y học nội khoa và nghiên cứu sinh tiến sĩ về nội tiết tố học, bệnh đái tháo đường, khoáng chất và sự trao đổi chất tại Trường Y khoa Tây Nam thuộc Đại học Texas, kể từ đó cô làm chuyên gia về nội tiết tố tại các khu vực thuộc Dallas và Houston. Vega được ủy ban chứng nhận về nội tiết tố học, bệnh đái tháo đường và sự trao đổi chất. Cô nhiều lần được Ủy ban Quốc gia về Bảo đảm Chất lượng công nhận về kỹ năng chăm sóc bệnh nhân xuất sắc và nhận được giải thưởng Sự Lựa Chọn của Bệnh Nhân vào các năm 2008, 2009 và 2015. Bác sĩ Vega là thành viên của Hội Các Chuyên gia Nội tiết tố học Lâm sàng Mỹ và là thành viên tích cực của Hiệp hội Bác sĩ Nội tiết tố Lâm sàng Hoa Kỳ, Hiệp hội Bệnh Đái tháo đường Hoa Kỳ và Hội Nội tiết tố. Cô cũng là người sáng lập và CEO của Houston Endocrinology Center và là nghiên cứu viên chính tại nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng của công ty Juno Research. Bài viết này đã được xem 2.257 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 2.257 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo