Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Gãy hay rạn xương sườn xảy ra khi bị va đập trực tiếp vào lồng ngực hay phần thân trên, như trong tai nạn xe ô-tô, té mạnh hoặc va chạm nặng khi chơi thể thao.[1] Tuy nhiên, một số bệnh như loãng xương và ung thư xương có thể làm khung xương sườn suy yếu đáng kể (kể cả các xương khác), và khiến xương sườn gãy một cách dễ dàng như khi ho mạnh, xoay người hay nâng vật nặng. Dù xương sườn gãy có thể tự lành trong một hoặc hai tháng nếu bạn là người tương đối khỏe mạnh, nhưng nếu bạn biết cách điều trị tại nhà thì có thể giảm đáng kể sự khó chịu. Trong một số trường hợp, xương sườn gãy đâm vào phổi hay các cơ quan nội tạng khác nên có thể gây tử vong, do đó cần được can thiệp y khoa khẩn cấp.

Phần 1
Phần 1 của 2:
Xác nhận tổn thương của xương sườn

  1. 1
    Tới phòng cấp cứu. Nếu bạn bị chấn thương nặng ở phần ngực hay phần thân trên và có cảm giác rất đau, đặc biệt khi thở sâu, khi đó có thể bạn đã gãy một hoặc hai xương sườn. Tình trạng này cũng có khả năng liên quan tới các chấn thương nghiêm trọng khác, do đó bạn cần tới cơ sở y tế để thăm khám. Đôi khi bạn có thể nghe hay cảm nhận được tiếng "rắc" khi xương gãy, nhưng không phải luôn luôn như vậy nếu chỗ gãy xảy ra ở đầu sụn của xương sườn nơi gắn với xương ức.
    • Bạn buộc phải tới bệnh viện điều trị sau khi bị chấn thương nặng ở xương sườn, bởi nếu xương gãy thành các mảnh nhỏ và sắc (ngược lại trường hợp chỉ bị rạn nứt), chúng có thể làm tổn thương nghiêm trọng hơn cho phổi, gan và lá lách.[2] Bác sĩ sẽ xác định tình trạng vết gãy để có hướng điều trị thích hợp.
    • Chụp x-quang ngực, chụp CT, MRI và siêu âm chẩn đoán là các công cụ để bác sĩ đánh giá tình trạng vết thương ở xương sườn.
    • Có thể bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau mạnh hay thuốc kháng viêm nếu bạn đau nhiều, hoặc khuyến nghị dùng thuốc không cần kê toa tại nhà nếu cơn đau còn chịu được.
    • Một biến chứng tiềm ẩn có thể gây tử vong mà có liên quan tới xương sườn gãy là khi phổi bị đâm thủng hay tràn khí màng phổi. Xương sườn gãy cũng có thể dẫn tới viêm phổi.
  2. 2
    Tham khảo về việc tiêm thuốc corticosteroid. Nếu xương sườn gãy nằm ở vị trí ổn định nhưng gây đau ở mức độ trung bình tới nặng thì bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc steroid, đặc biệt nếu bị rách phần sụn. Việc tiêm thuốc corticosteroid gần chỗ chấn thương có thể nhanh chóng giảm tình trạng sưng viêm, giảm đau và giúp nạn nhân dễ thở hơn, tăng khả năng vận động phần trên cơ thể.[3]
    • Các biến chứng tiềm ẩn khi tiêm thuốc corticosteroid bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, teo cơ/gân cục bộ, tổn thương dây thần kinh và làm suy giảm khả năng miễn dịch.
    • Cách khác, bác sĩ có thể tiêm thuốc vào khối dây thần kinh liên sườn. Thuốc sẽ làm tê liệt các dây thần kinh xung quanh và chặn đứng cảm giác đau trong khoảng 6 giờ.[4]
    • Hầu hết những người bị gãy xương sườn đều không cần phẫu thuật – chúng có thể tự lành nhờ vào chăm sóc tại nhà.
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 2:
Xử lý xương sườn gãy tại nhà

  1. 1
    Đừng bó xương sườn. Trong quá khứ các bác sĩ thường dùng vải bó để nẹp cố định khu vực xung quanh xương sườn gãy, nhưng cách làm này không còn được ưa dùng do có nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hoặc viêm phổi. Do đó đừng cố bó hay băng xương sườn.[5]
  2. 2
    Chườm đá lên chỗ xương gãy. Dùng một túi đá, một gói chất gel đông lạnh hay túi hạt đậu mới lấy ra từ tủ lạnh để chườm vào chỗ chấn thương 20 phút mỗi giờ trong 2 ngày đầu (lúc đang tỉnh), sau đó giảm xuống 10-20 phút và làm 3 lần mỗi ngày tùy nhu cầu để giảm đau và sưng.[6] Đá lạnh khiến các mạch máu co lại, từ đó giảm sưng, đồng thời đá cũng làm tê các mạch máu xung quanh. Liệu pháp chườm lạnh phù hợp cho tất cả các trường hợp xương sườn gãy, và về cơ bản áp dụng được cho bất kì chấn thương cơ xương nào.
    • Cho đá vào một túi vải mỏng trước khi chườm lên chỗ bị thương để tránh nguy cơ bị bỏng lạnh.
    • Ngoài cảm giác đau nhói khi thở, bạn còn sờ thấy hơi mềm và sưng bên trên chỗ có xương gãy, có thể bị bầm ở vùng da xung quanh, đó là dấu hiệu cho thấy mạch máu bên trong bị tổn thương.[7]
  3. 3
    Dùng thuốc không kê toa. Loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể uống không cần kê toa, như thuốc ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve) hay aspirin. Đây là cách điều trị tức thời để chống lại cơn đau và tình trạng viêm nhiễm do xương sườn gãy.[8] Các thuốc NSAIDs không thúc đẩy quá trình lành vết thương hay tăng cường tốc độ phục hồi, nhưng chúng có thể giúp bạn bớt đau để thực hiện các hoạt động sinh hoạt cơ bản hằng ngày, thậm chí bạn có thể đi làm chỉ sau vài tuần nếu công việc thường ngồi yên một chỗ. Hãy nhớ rằng thuốc NSAIDs sẽ buộc các cơ quan khác làm việc nhiều hơn (như dạ dày, thận), vì vậy bạn đừng sử dụng thuốc hằng ngày quá hai tuần. Đọc hướng dẫn trên bao bì để biết liều lượng dùng.
    • Trẻ em dưới 18 tuổi không được uống aspirin vì nó có liên quan tới hội chứng Reye gây tử vong.
    • Thay vào đó, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau uống không cần kê toa như acetaminophen (Tylenol), nhưng chúng không làm giảm sưng viêm và khiến gan hoạt động nhiều hơn.
  4. 4
    Tránh cử động phần trên cơ thể. Mặc dù một vài cử động nhẹ là cần thiết cho hầu hết các chấn thương cơ xương để kích thích lưu chuyển máu cho quá trình lành bệnh, nhưng trong vài tuần đầu tiên bạn không nên tập các bài tập làm tăng đáng kể nhịp tim và nhịp thở, vì nó có thể kích thích viêm nhiễm tại chỗ xương gãy. Ngoài ra, bạn nên giảm thiểu các động tác xoay (vặn) và uốn bên hông của phần thân trên trong thời gian xương sườn đang lành.[9] Bạn có thể đi bộ, lái xe và làm việc trên máy tính, nhưng hãy tránh tất cả công việc nhà đòi hỏi gắng sức, tránh chạy bộ, nâng nặng và chơi thể thao cho đến khi bạn có thể hít thở sâu mà không còn hay hầu như không còn đau.
    • Nghỉ làm từ một tới hai tuần nếu cần, đặc biệt khi công việc đòi hỏi hoạt động thể chất hay phải thực hiện các động tác gây chấn động.
    • Nhờ bạn bè hay người thân giúp đỡ các công việc vặt trong nhà hay sân vườn trong thời gian phục hồi. Tránh động tác nâng và nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên lái xe hay không.
    • Vào một lúc nào đó chắc chắn bạn sẽ cần phải ho hay hắt hơi, vì vậy bạn nên giữ một chiếc gối mềm trước ngực để hấp thu lực đẩy và giảm đau do ho gây ra.
  5. 5
    Chọn tư thế ngủ. Xương sườn gãy thường gây khó chịu vào ban đêm lúc ngủ, đặc biệt khi bạn nằm sấp, nằm nghiêng hay thường xuyên trở mình. Có lẽ tư thế ngủ tốt nhất khi có xương sườn gãy là nằm thẳng trên lưng, vì nó gây ít áp lực nhất lên xương sườn. Thật ra bạn nên ngủ với tư thế phần thân hơi dựng đứng trên một chiếc ghế nghiêng trong những đêm đầu tiên, cho đến khi tình trạng sưng và đau giảm bớt.[10] Bạn cũng có thể chống thân mình trên giường bằng các tấm nệm dưới lưng và đầu.
    • Nếu cần phải ngủ với tư thế dựng đứng hơn trong nhiều đêm, bạn không nên quên kê phần lưng dưới. Việc đặt một chiếc gối bên dưới hai đầu gối sẽ giảm bớt áp lực đè lên khúc xương sống ở thắt lưng, ngăn ngừa bị đau lưng dưới.
    • Để ngăn cơ thể không lăn qua lại trong đêm, hãy đặt ở hai bên mình một chiếc gối dài để chặn lại.
  6. 6
    Ăn uống đầy đủ và dùng thuốc bổ. Cơ thể cần có đủ lượng chất dinh dưỡng để chỗ xương gãy có thể lành lại, do đó chiến thuật tốt nhất là phải có chế độ ăn cân đối giàu khoáng chất và vitamin.[11] Tập trung ăn các loại nông sản tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, sản phẩm làm từ sữa và uống nhiều nước tinh khiết. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bữa ăn cũng có ích cho tốc độ lành của xương gãy, vì vậy hãy thêm vào canxi, magiê, phốt-pho, vitamin D và K.
    • Các thực phẩm giàu khoáng chất bao gồm phô mai, sữa chua, đậu hũ, đậu, bông cải xanh, các loại hạt, cá mòi, cá hồi.
    • Ngược lại, bạn nên tránh dùng các thực phẩm cản trở quá trình lành vết gãy như rượu bia, các loại nước giải khát sủi bọt, thức ăn nhanh và đường tinh luyện. Hút thuốc cũng làm chậm quá trình lành của xương sườn, và nói chung ảnh hưởng xấu đến tất cả các chấn thương cơ xương khác.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn cần tiêu thụ đủ lượng canxi để duy trì khung xương khỏe mạnh. Để đề phòng gãy xương bạn nên ăn ít nhất 1,200 mg canxi mỗi ngay từ thực phẩm và các chất bổ sung.[12] Khi có xương gãy bạn sẽ cần hấp thu nhiều canxi hơn mỗi ngày.

Cảnh báo

  • Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện cơn đau ngực nghiêm trọng, sốt, ớn lạnh, thở gấp, vết bầm rộng và/hay ho ra máu.[13]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jonas DeMuro, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật hồi sức cấp cứu
Bài viết này có đồng tác giả là Jonas DeMuro, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 72.299 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 72.299 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo