Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Người bị viêm họng ban đầu thường ngứa ở cổ họng, sau đó là cảm giác đau rát khi nuốt. Ngoài việc chữa trị các triệu chứng khác của viêm họng như ho và cảm lạnh bằng thuốc không kê đơn, nghỉ ngơi và uống nhiều nước, bạn có thể dùng phương pháp tự nhiên và thuốc không kê đơn sau để làm dịu cổ họng. Thường thì đau họng sẽ tự khỏi trong vòng 4 hoặc 5 ngày, nhưng cũng nên lưu ý dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nguy hiểm hơn (ví dụ như viêm họng liên cầu khuẩn), khi đó bạn nên đi khám bác sĩ.[1]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Sử dụng Thuốc Không kê đơn và Phương pháp Tự nhiên

  1. 1
    Dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Advil), hoặc Naproxen (Aleve) đều có thể được dùng để giảm đau họng.[2] Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc khác.
  2. 2
    Súc miệng bằng nước muối. Dù cách này chưa được chứng minh trong bất kỳ thử nghiệm y khoa nào, nhưng vẫn được coi là cách để chữa viêm họng hiệu quả.[3]
    • Khuấy khoảng 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối trong cốc nước ấm. Ngậm và xúc ít nhất 30 giây vài lần mỗi ngày
  3. 3
    Dùng thuốc xịt không kê đơn. Tìm thuốc chứa thành phần hoạt chất benzocaine hoặc phenol (cả hai đều hiệu quả vì có tác dụng gây tê cục bộ). Thuốc xịt họng có thể giúp giảm viêm họng trong vài giờ.[4]
  4. 4
    Dùng ngay viên ngậm zinc gluconate. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng nếu ngậm thuốc này, bạn có thể rút ngắn 1/2 thời gian bị cảm lạnh ngay khi bắt đầu cảm lạnh. Kẹo ngậm này cũng giúp giảm viêm, nghẹt mũi và đau nhức.
    • Nếu hơn 2 ngày bị cảm lạnh, bạn mới dùng viên ngậm thì sẽ khó rút ngắn thời gian bệnh.
    • Dù bạn ngậm vào thời điểm nào, các triệu chứng vẫn giảm bớt vì thuốc có chứa chất gây tê cục bộ (giúp làm dịu cổ họng), và giảm khô cổ.[5]
    • Vì viên ngậm zinc gluconate (hoặc kẹo ho) có thể giữ trong cổ họng lâu hơn so với súc nước muối hoặc xịt thuốc, nên được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để làm dịu cơn đau họng.[6]
  5. 5
    Sử dụng viên ngậm bạc hà. Bạc hà sẽ giúp cổ họng bạn bớt đau.[7]
  6. 6
    Dùng thuốc ho dạng si-rô. Có nhiều loại si-rô ho dùng cho ban ngày và ban đêm, thuốc sẽ thấm vào cổ họng, giảm rát cổ và làm dịu cơn đau cổ trong vòng một hoặc hai tiếng đồng hồ.
    • Bạn nên chọn loại có tác dụng điều trị cả những triệu chứng khác.
    • Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn, giảm liều lượng tùy theo độ tuổi và thời gian mắc bệnh.
    • Không dùng thêm thuốc chống viêm, vì siro ho đã chứa công dụng này.[8] Bạn nên chọn thuốc đa tác dụng thay vì mỗi thuốc riêng lẻ.
  7. 7
    Dùng thức uống ấm và/hoặc thức ăn lạnh trong khi bị viêm họng. Trà và súp ấm giúp làm dịu cổ họng, tương tự, đồ ăn lạnh như kem cũng có thể làm dịu cổ họng và giảm cơn đau.[9]
  8. 8
    Pha trà nguồn gốc tự nhiên với thành phần giúp làm dịu cơn đau họng.[10] Có vài cách khác nhau có thể giúp trị cơn đau họng, như:
    • Trà hoa cúc, có công dụng làm dịu cơn đau.[11]
    • Hòa một thìa súp mật ong, một thìa súp quế, một thìa cà phê nước cốt chanh, và một thìa súp nước dấm táo cùng nước nóng.
    • Các thành phần trên (mật ong, quế, nước cốt chanh, và dấm táo) đều là liều thuốc tự nhiên giúp làm dịu cơn đau họng, và loại bỏ viêm nhiễm nhanh hơn.
    • Dù thức uống này có thể không ngon lắm, nhưng rất đáng để dùng thử nếu bạn cảm thấy bớt đau họng hơn.
    • Lưu ý, bạn có thể chỉ cần dùng mật ong vì khoa học đã chứng minh rằng mật ong giúp giảm ho và làm lành vết thương, nhờ đó làm dịu cơn đau họng.[12]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Đi khám Bác sĩ khi Cần thiết

  1. 1
    Nhận biết dấu hiệu và triệu chứng viêm họng nặng. Mặc dù trường hợp viêm họng nghiêm trọng khá phổ biến (và có thể tự khỏi trong vài ngày), nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của một bệnh nguy hiểm hơn, ví dụ như viêm họng liên cầu khuẩn, bạn cần được khám bởi bác sĩ.[13] Ngoài việc đau cổ họng, một vài triệu chứng đáng lo ngại khác bao gồm:
    • Sốt (đặc biệt ở nhiệt độ trên 38 ºC)
    • Dịch rỉ trắng (mảng trắng) trong amiđan hoặc sau cổ họng.
    • Nổi hạch bạch huyết to ở cổ.
    • Không bị ho (người mắc chứng viêm họng liên cầu khuẩn thường ít khi ho).
    • Không bị sổ mũi (triệu chứng cảm lạnh thông thường như sổ mũi không xuất hiện khi bị viêm họng liên cầu khuẩn)
    • Nếu bạn có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm đặc biệt xem bạn có bị viêm họng liên cầu khuẩn không.[14]
  2. 2
    Dùng thuốc kháng sinh nếu cần. Nếu bệnh chuyển sang viêm họng liên cầu khuẩn, bạn cần phải dử dụng ngay thuốc kháng sinh.[15]
  3. 3
    Đến khám bác sĩ khi cần. Nếu bị viêm họng nặng và sốt hơn 38°C mà không thuyên giảm sau 24-48 giờ (hoặc những vấn đề khác), bạn nên đi khám bác sĩ ngay.[16]
    • Nếu bị sưng phồng các tuyến ở cổ hoặc ở sau cuống họng gây khó chịu khi nuốt hoặc thở, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay (nếu không thể gặp bác sĩ ngay trong ngày thì bạn nên đến trung tâm y tế hoặc phòng cấp cứu gần nhất).[17]
    • Những triệu chứng trên có thể là của một bệnh nguy hiểm hơn, ví dụ như bệnh nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân hoặc viêm amiđan, vì vậy cần phải đến khám bác sĩ và điều trị.[18]
  4. 4
    Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bị đau họng nặng, do viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nguyên nhân khác, bạn đều có thể gặp bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau.[19]
    • Các thuốc như Naproxen có thể được uống để giảm đau cho đến khi bạn hết bệnh.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Ritu Thakur, MA
Cùng viết bởi:
Chuyên gia về y học cổ Ấn Độ, liệu pháp thiên nhiên và chăm sóc sức khỏe tổng thể
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ritu Thakur, MA. Tiến sĩ Ritu Thakur là nhà tư vấn chăm sóc sức khỏe tại Delhi, Ấn Độ, với hơn 10 năm kinh nghiệm về y học cổ Ấn Độ, liệu pháp thiên nhiên, yoga và chăm sóc sức khỏe tổng thể. Cô nhận bằng cử nhân y học năm 2009 của Trường Đại học BU University, Bhopal, sau đó nhận bằng thạc sĩ chăm sóc sức khỏe năm 2011 của Viện Quản Lý Chăm Sóc Sức Khỏe Apollo, Hyderabad. Bài viết này đã được xem 3.135 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 3.135 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo