Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nấm da chân là bệnh nhiễm trùng nấm thường bắt đầu ở kẽ chân, gây ngứa, rát, bong vảy, lột da, móng không đều màu và thậm chí là mụn nước, bệnh có thể lan đến bàn tay nếu không được điều trị. [1] May mắn thay, chỉ với một nguyên liệu tại gia vô cùng đơn giản, bệnh nấm da chân có thể được chữa khỏi trong một thời gian ngắn. Giấm táo vừa giúp giảm viêm và giảm đau, vừa giúp tiêu diệt nấm gây bệnh.[2]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Dùng Riêng Giấm táo để Điều trị Nấm da chân

  1. 1
    Mua giấm táo 5%, có màu đục mờ. Lớp màng màu nâu, đục mờ mà bạn thấy trong một số chai giấm táo được gọi là “men cái”. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy giấm táo có chất lượng cao và chứa nhiều dưỡng chất có đặc tính chữa lành giúp giấm phát huy tác dụng tốt hơn.[3]
  2. 2
    Đổ 2-4 cốc giấm táo vào tô lớn. Tô phải đủ lớn để cho bàn chân vào. Nếu cần thêm dung dịch, hãy đổ nước ấm vào và không pha loãng giấm táo bằng nước quá tỉ lệ 1:1. [4]
    • Nếu không có giấm táo, bạn có thể dùng giấm trắng.
  3. 3
    Rửa chân trước khi ngâm chân trong dung dịch giấm táo. Rửa chân bằng xà phòng và nước. Chà rửa thật sạch và dùng khăn lau khô hoặc để khô tự nhiên. Nếu dùng khăn, bạn phải giặt khăn thật sạch sau khi lau chân để nấm không lan sang các vị trí khác trên cơ thể. [5]
  4. 4
    Ngâm chân. Cho chân vào bát giấm táo. Axit trong giấm sẽ tiêu diệt nấm, làm mềm và phá vỡ các vết chai do nấm gây ra. Nếu muốn, bạn có thể dùng khăn để chà nhẹ lên vùng da nhiễm trùng trong khi ngâm chân.
    • Giấm táo 5% không quá mạnh đối với da. Tuy nhiên, nếu thấy bỏng rát hoặc phát ban, bạn hãy ngừng ngâm chân và pha thêm nước vào hỗn hợp.
  5. 5
    Ngâm chân trong nước giấm táo khoảng 10-30 phút. Nên thực hiện cách này 2 hoặc 3 lần mỗi ngày trong vòng 1 tuần. Sau 1 tuần, hãy tiếp tục ngâm chân trong nước giấm táo 1-2 lần mỗi ngày trong 3 ngày kế tiếp. Sau khi ngâm 10-30 phút, rút chân ra khỏi bát giấm táo và lau khô. [6]
  6. 6
    Thoa giấm táo trực tiếp lên vết nhiễm trùng nhỏ. Nếu vùng da nhiễm trùng nhỏ, bạn có thể chấm bông gòn hoặc khăn sạch vào dung dịch giấm táo và thoa lên da. Đắp khăn lên vết nhiễm trùng khoảng vài phút rồi lại nhúng khăn vào nước giấm táo và đắp tiếp lên da. Thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày và khoảng 10-30 phút mỗi lần.
  7. 7
    Thoa kem dưỡng ẩm sau khi ngâm chân trong giấm táo để giảm thiểu thương tổn. Axit trong giấm có thể hơi mạnh đối với da. Do đó, để bảo vệ da, bạn nên thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm cho da sau khi ngâm chân trong giấm táo.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Kết hợp Giấm táo với các Chất khác

  1. 1
    Pha hỗn hợp Oxymel, hỗn hợp mật ong và giấm táo được sử dụng từ thời cổ đại. Nghiên cứu đã chứng minh rằng mật ong đục, chưa qua quá trình chế biến có đặc tính kháng khuẩn. [7]
  2. 2
    Ngâm chân xen kẽ trong giấm táo và oxy già. Giống như giấm táo, oxy già là một chất kháng nấm hữu hiệu. [9] Mặc dù vậy, oxy già lại rất mạnh, mạnh hơn cả giấm táo, nên không được dùng để ngâm chân hàng ngày. Thay vào đó, bạn có thể ngâm chân xen kẽ một ngày trong giấm táo và oxy già 2%. [10]
    • Mua oxy già 3%.
    • Pha loãng oxy già với nước theo tỉ lệ oxy già và nước là 2:1.
    • Nếu da bị bỏng hoặc phát ban, hãy tiếp tục pha loãng oxy già bằng cách cho thêm nước.
    • CẢNH BÁO: Không pha chung giấm táo với oxy già hoặc ngâm chân liên tục trong cả hai hỗn hợp. Trộn giấm táo với oxy già có thể tạo axit peracetic, một hóa chất ăn da có thể gây bỏng chân và tổn thương phổi nếu hít phải. [11]
  3. 3
    Thoa keo bạc lên chân sau khi ngâm chân trong giấm táo. Keo bạc (các hạt nhỏ lơ lửng trong chất lỏng) với nồng độ 100 ppm (phần triệu khối lượng) là chất kháng nấm và kháng khuẩn hữu hiệu. Sau khi ngâm chân trong nước giấm táo, hãy thoa keo bạc lên vùng da nhiễm trùng và để khô tự nhiên. [12]
    • CẢNH BÁO: Không nuốt keo bạc. Keo bạc khi nuốt vào vừa không có tác dụng vừa có thể tích tụ dưới da và khiến da đổi màu, có màu xám nhạt vĩnh viễn. [13]
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Ngừa Nấm da chân Tái phát

  1. 1
    Giữ cho vùng da nhiễm trùng luôn sạch và khô ráo. Bên cạnh việc ngâm chân trong nước giấm táo, bạn phải luôn giữ cho vùng da nhiễm trùng được sạch sẽ và khô thoáng. Nấm gây nấm da chân thích môi trường ẩm nên một đôi chân ẩm sẽ khiến cho tình trạng nhiễm trùng càng nặng hơn hoặc tái phát. [14]
    • Cách tốt nhất để giữ chân khô ráo đó là mang vớ (tất) làm từ vải tự nhiên hoặc vải hút độ ẩm từ chân. Thay vớ ngay khi vớ ướt. [15]
    • Mang xăng-đan hoặc dép xỏ ngón khi tiết trời nắng nóng.
    • Mang giày chuyên dùng trong nhà tắm, dép xỏ ngón hoặc xăng-đan khi đến hồ bơi, phòng tập thể hình, phòng khách sạn, nhà tắm hoặc phòng thay đồ. [16]
  2. 2
    Giặt sạch giày dép. Nấm là sinh vật cứng đầu và chúng sẽ không tự biến mất nếu bạn không tìm cách chống lại chúng. Nấm sẽ bám vào giày và khăn tắm nếu các vật dùng này chạm vào vùng da nhiễm nấm. Do đó, việc khử trùng các vật dụng mà bàn chân nhiễm trùng chạm vào là điều vô cùng cần thiết. Giặt sạch giày dép (cả trong lẫn ngoài) bằng nước và để khô tự nhiên dưới ánh nắng. Sau khi phơi khô, hãy rắc bột kháng nấm lên giày dép để đảm bảo nấm không quay trở lại.
  3. 3
    Mang giày vừa chân. Bệnh nấm da chân thường xuất hiện do chân đổ mồ hôi và do mang giày quá chật, bó sát. [17] Do đó, bạn không nên mua giày quá chật và mong giày sẽ giãn ra. Để phòng ngừa nấm da chân, bạn nên mua giày đủ dài và đủ rộng.[18]
  4. 4
    Thay giày mỗi ngày. Cách này sẽ đảm bảo được giày luôn khô ráo khi bạn xỏ chân vào.[19]
  5. 5
    Khử trùng nhà tắm và bồn tắm. Như đã đề cập ở trên, nấm gây nấm da chân rất thích môi trường ẩm. Khi bạn bị nấm da chân và đi tắm, nấm sẽ bám vào nhà tắm và gây nhiễm nấm tái phát ở chân khi bạn tắm tiếp. Vì vậy, bạn nên khử trùng bồn tắm hoặc nhà tắm. Mang găng tay và dùng chất tẩy trắng hoặc giấm táo để chà rửa sàn nhà tắm. Sau khi khử trùng xong, hãy vứt luôn găng tay và miếng bọt biển vào thùng rác.[20]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không dùng chung khăn, vớ và giày dép để tránh lây nấm da chân cho người khác hoặc lây từ người khác.

Cảnh báo

  • Chỉ ngâm chân trong nước giấm táo sau khi kiểm tra và đảm bảo rằng trên chân không có vết thương hở. Giấm táo có thể gây bỏng rát nghiêm trọng nếu chân có vết thương hở.
  • Mặc dù được dùng để điều trị nấm da chân từ rất lâu nhưng khả năng kháng nấm của giấm táo vẫn chưa được chứng minh thông qua một nghiên cứu chính thống nào. Vì vậy, để việc điều trị nấm da chân đạt kết quả tốt nhất, bạn nên cân nhắc sử dụng kem hoặc dung dịch xịt trị nấm không kê đơn. [21]
  • Đi khám bác sĩ nếu đã thử dùng giấm táo và thấy tình trạng bệnh không cải thiện sau 2-4 tuần.[22]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này có đồng tác giả là Zora Degrandpre, ND, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 4.035 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 4.035 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo