Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Thật không may, không có biện pháp nào có thể chữa trị cảm lạnh thông thường một cách triệt để. Mặc dù nhiều loại bệnh cảm có thể kéo dài, hầu hết các dạng cảm lạnh sẽ tự khỏi trong vòng 3-7 ngày. Điều trị cảm lạnh thông thường chỉ có thể giới hạn ở mức độ làm giảm các triệu chứng. Các bước sau sẽ giúp bạn xoa dịu các triệu chứng khi bị cảm lạnh.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thông Khoang mũi

  1. 1
    Hạn chế xì mũi quá nhiều. Bản năng tự nhiên của bạn có thể sẽ khiến bạn xì mũi khi mũi bị nghẹt, nhưng có các ý kiến trái chiều về tác dụng của việc xì mũi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cố gắng xì mũi quá mạnh có thể dẫn đến tích tụ áp suất và sẽ làm dịch nhầy bị kẹt trong khoang mũi và có thể dẫn đến nhiễm trùng.[1] Mặt khác, một số chuyên gia cho rằng xì mũi là rất cần thiết khi bạn bị cảm lạnh, vì nó giúp cơ thể loại bỏ dịch nhầy dư thừa trong mũi, giúp làm thông mũi. [2] Tuy vậy, chỉ nên xì mũi khi bạn cảm thấy thật sự cần thiết.
    • Dù bạn có tin tưởng vào ý kiến nào thì hãy nhớ xì mũi nhẹ nhàng để tránh tạo áp lực lên mũi và chỉ sử dụng phương pháp được đề nghị, đó là dùng ngón tay ấn vào một bên mũi, và xì mũi bên kia, thực hiện tương tự cho bên mũi còn lại.[2]
    • Bạn nên tránh "khụt khịt" và "hít" quá nhiều, vì như vậy chỉ làm cho dịch nhầy trong mũi bị cuốn vào trong đầu. [2] Nếu bạn phải ra ngoài, hãy nhớ đem theo khăn tay hoặc khăn giấy bên mình.
    • Bạn nên rửa sạch tay sau mỗi lần xì mũi để tránh lây truyền virus cảm lạnh.
    • Xì mũi thường xuyên có thể gây kích ứng da - hãy sử dụng khăn tay mềm mại, chất lượng cao để tránh gây kích ứng da. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm cho mũi nếu cần.
  2. 2
    Uống trà chanh mật ong. Đây là một bài thuốc đơn giản nhưng hiệu quả để xoa dịu các triệu chứng của cảm lạnh đã được sử dụng từ lâu. Để làm trà chanh mật ong, bạn hãy đun sôi nước, cho nước sôi vào một chiếc cốc, sau đó khuấy vào 1 ½ thìa canh nước cốt chanh và 2 thìa cà phê mật ong. Mật ong sẽ làm giảm cơn đau họng, còn chanh sẽ giúp thông mũi. Vitamin C cũng rất tốt trong điều trị viêm nhiễm nói chung.
    • Trà sẽ đem lại tác dụng ngay lập tức và sẽ xoa dịu các triệu chứng của cảm lạnh trong vài giờ.
    • Để đem lại hiệu quả tối ưu, bạn có thể uống trà trong khi "cuộn tròn" trong chiếc ghế bành đặt trước lò sưởi. Các loại virus trong mũi thường phát triển mạnh ở nhiệt độ lạnh, đó là lý do vì sao chúng phát tán nhanh chóng trong mũi của bạn khi thời tiết mát hoặc lạnh. Các nghiên cứu ở Israel đã chỉ ra rằng hít thở không khí ấm áp sẽ giúp làm giảm triệu chứng cảm lạnh. Áp bàn tay ấm lên mũi trong nửa tiếng, và thở bằng miệng cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự phát tán của vi khuẩn ưa lạnh.
  3. 3
    Sử dụng thuốc thông mũi. Thuốc thông mũi có thể giúp xoa dịu cơn nghẹt mũi ngay lập tức bằng cách làm giảm viêm mũi và làm chậm quá trình sản xuất dịch nhầy trong mũi. Thuốc thông mũi được bào chế dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc xịt và được bán tại hầu hết các tiệm thuốc tây.[3]
    • Hãy nhớ rằng việc lạm dụng thuốc thông mũi (sử dụng nhiều hơn 3 đến 5 ngày) có thể làm dịch nhầy trong mũi càng tiết ra nhiều hơn và có nguy cơ tích tụ vi khuẩn.[4]
  4. 4
    Rửa sạch khoang mũi. Một cách thông mũi phổ biến trong những năm gần đây là sử dụng bình rửa mũi có hình dàng như bình trà (Neti pot) để làm sạch khoang mũi. Bình rửa mũi dạng bình trà có chứa dung dịch nước muối được dùng để bơm vào một bên mũi và dung dịch sẽ thoát ra từ bên mũi còn lại. Cách này giúp làm loãng chất nhầy trong mũi để chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Bạn có thể tìm mua dung dịch nước muối tại các nhà thuốc, hoặc bạn có thể tự làm dung dịch nước muối.[5]
    • Để sử dụng bình rửa mũi, bạn hãy cúi người trên bồn rửa và nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi của bình rửa mũi vào lỗ mũi gần hơn và rót dung dịch muối vào. Nước muối sẽ được bơm vào một bên mũi và thoát ra từ bên mũi còn lại. Khi bạn ngả người và nghiêng đầu ra sau một chút, nước muối cũng có thể chảy vào khoang mũi.
    • Khi nước đã chảy hết ra ngoài, bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi và thực hiện tương tự cho bên mũi còn lại.[6]
  5. 5
    Sử dụng thuốc long đờm. Bạn có thể xem xét việc sử dụng thuốc long đờm để giúp thông mũi bằng cách làm loãng dịch nhầy trong mũi và giúp long đờm, giải phóng đường hô hấp, giúp bạn dễ thở hơn.[7]
    • Thuốc long đờm được bào chế dưới dạng chất lỏng, bột và thuốc viên mà bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc mà không cần bác sĩ kê toa.
    • Tác dụng phụ của thuốc long đờm bao gồm buồn nôn, chóng mặt, uể oải, và nôn mửa. Nếu mắc phải một trong các triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.[7]
  6. 6
    Sử dụng tinh dầu. Các loại tinh dầu như bạc hà, bạch đàn, đinh hương và dầu tràm trà có tác dụng thông mũi, giúp bạn dễ thở hơn. Có nhiều cách để bạn sử dụng tinh dầu. Một trong những cách đó là thêm 1 hoặc 2 giọt tinh dầu đã chọn vào bát nước ấm. Nhúng khăn mặt sạch vào trong nước, vắt khô, sau đó trùm khăn lên mặt và để yên trong vài phút. Hít thở sâu và chỉ trong vài phút, bạn sẽ thấy khả năng hô hấp được cải thiện.
    • Bạn cũng có thể cho 1 hoặc 2 giọt tinh dầu vào một ít kem Vaseline để làm “dầu gió” và mát xa trên ngực hoặc chân trước khi đi ngủ.
    • Ngoài ra, bạn có thể nhỏ 1 hoặc 2 giọt tinh dầu vào áo ngủ hoặc vào bồn tắm để bạn có thể dễ dàng hít hơi.
  7. 7
    Tắm nước ấm. Hơi ấm của nước không chỉ giúp thông mũi mà còn giúp bạn thư giãn. Nếu hơi nóng của nước làm bạn cảm thấy choáng váng, bạn có thể đặt một chiếc ghế nhựa hoặc ghế đẩu trong phòng tắm.
    • Nếu tóc bạn dài, hãy sấy khô tóc để hạn chế cơ thể bị mất nhiệt sau khi tắm.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chăm sóc Bản thân

  1. 1
    Dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy xin phép nghỉ học hoặc nghỉ làm trong 2 hoặc 3 ngày. Cách này sẽ hạn chế virus lây lan sang người khác, đồng thời giúp bạn tiết kiệm năng lượng để chống lại bệnh tật. Nghỉ ở nhà cũng sẽ giúp bạn tránh cảm giác khó chịu khi bị bệnh cũng như dễ dàng sử dụng chăn, uống thức uống nóng và các tiện nghi khác khi cần để cảm thấy thoải mái hơn. Cách này cũng sẽ giúp bạn tránh bị nhiễm các căn bệnh khác, điều này thật sự hữu ích khi hệ thống miễn dịch của bạn đang bị yếu đi.
  2. 2
    Đi khám bệnh. Bạn cần cho bác sĩ biết về tình trạng của mình và đề nghị kê thuốc uống. Nếu họ cho thuốc thì bạn phải uống theo chỉ định (thường sẽ uống thuốc một hoặc hai lần mỗi ngày). Bác sĩ không nhất thiết sẽ kê thuốc cho mọi căn bệnh, thường thì bệnh cảm sẽ tự hết sau 3-7 ngày. Nếu quá 7 ngày mà bệnh không hết thì bạn nên đi khám bệnh.
  3. 3
    Uống nước ấm đầy đủ. Việc cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giảm các triệu chứng như đau đầu và đau họng, ngoài ra cũng giúp bạn không bị mất nước. Uống trà nóng và súp nóng là cách tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể, làm thông xoang mũi và giảm nhiễm trùng mũi và cổ họng.[8]
    • Uống nước đủ để giải tỏa cơn khát. Uống đủ nước khi bạn đang bệnh là rất quan trọng, nhưng nếu uống nước quá nhiều, bạn sẽ bắt gan và thận làm việc quá mức để xử lý lượng nước trong cơ thể.[9] Khi bạn bệnh, bạn nên uống nước nhiều hơn bình thường một chút, nhưng đừng uống từ 12 đến 15 cốc nước mỗi ngày.
    • Một dấu hiệu cho biết bạn uống đủ nước đó là nước tiểu của bạn sẽ có màu trắng trong.[10] Màu vàng đậm là dấu hiệu cho thấy chất thải trong cơ thể không có đủ lượng nước để hoà tan và pha loãng– bạn nên uống thêm nước.
    • Tránh uống cà phê bằng mọi giá. Cà phê chứa caffein vốn có thể khiến các triệu chứng cảm nặng hơn.
  4. 4
    Nghỉ ngơi nhiều. Bạn cần tập trung mọi nguồn năng lượng để có thể chống lại virus cảm lạnh.[11] Nếu không để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ làm cho bệnh trở nặng hơn. Bạn nên ngủ nhiều và không tập luyện thể thao quá sức. Hãy gối đầu cao khi ngủ, vì tư thế này sẽ giúp thông mũi. [2]
    • Sử dụng thêm một chiếc gối để nâng đầu lên cao - cho dù bạn không quen với tư thế này/ Nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy chèn một chiếc gối vào vị trí giữa khăn trải giường và nệm giường để có cảm giác thoải mái hơn.
  5. 5
    Súc miệng với nước muối ấm và muốn nở. Súc miệng với nước muối ấm sẽ làm ẩm cổ họng và chống nhiễm trùng vì muối là một chất khử trùng tự nhiên. Hãy thêm một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và khuấy tan. Bạn có thể thêm vào một ít muối nở để làm giảm "mùi vị" của muối. Súc miệng với dung dịch này khoảng 4 lần mỗi ngày để tạm thời xoa dịu cơn đau họng.[12]
    • Nhớ đừng pha dung dịch quá mặn và tránh sử dụng phương pháp này thường xuyên vì nó có thể làm các triệu chứng nặng thêm. Nếu quá mặn, dung dịch có thể làm tổn thương các niêm mạc. Khi đó, bạn cần thêm nước vào hỗn hợp. Khi súc miệng, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau, giống như cảm giác bị sặc nước lên mũi.
  6. 6
    Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy xông tinh dầu. Khi sử dụng một trong hai loại máy này để tạo độ ẩm cho không khí trong quá trình nghỉ ngơi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. [13] Cách làm này thực sự hữu ích nếu mũi hoặc cổ họng của bạn bị khô hoặc khó chịu. Hãy nhớ rằng, mặc dù máy tạo ẩm có thể giúp cổ họng bạn dễ chịu, nó không thể giúp xoa dịu các triệu chứng cảm lạnh hoặc giúp bạn mau khỏi bệnh.
    • Nhiều nghiên cứu cho rằng máy tạo ẩm và máy xông tinh dầu gây hại nhiều hơn đem lại lợi ích. Nguyên nhân là vì máy tạo ẩm có thể phát tán mầm bệnh, nấm mốc và độc tố, và làm da có cảm giác bỏng rát khó chịu. Bạn hãy tự quyết định xem có nên sử dụng máy tạo ẩm hay không.[14]
  7. 7
    Giữ ấm cơ thể. Giữ ấm cơ thể khi bị bệnh là rất quan trọng, vì gió lạnh sẽ làm bạn cảm thấy ớn lạnh và yếu hơn. Hãy mặc thêm áo vào ban ngày và đắp thêm chăn khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi trên ghế bành. Mặc dù việc giữ ấm cơ thể không thể giúp bạn thoát khỏi cảm lạnh nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Nhiều ý kiến cho rằng bạn nên toát mồ hôi để trị bệnh cảm, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh ý kiến này. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chạy bộ khi cơ thể mới bắt đầu có các triệu chứng của bệnh cảm sẽ giúp họ không bị cảm.
  8. 8
    Sử dụng các loại thuốc cảm thông thường. Các loại thuốc này không thể chữa khỏi bệnh cảm, nhưng chắc chắn chúng sẽ xoa dịu các triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, sốt và viêm họng. Hãy nhớ rằng các loại thuốc cảm thông thường có thể gây tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, đau bụng và chóng mặt. Hãy luôn kiểm tra tác dụng phụ của thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thêm các loại thuốc chữa bệnh khác.
    • Các loại thuốc analgesics (thuốc giảm đau), bao gồm acetaminophen, aspirin, và ibuprofen, có thể đem lại hiệu quả nếu các triệu chứng cảm lạnh bao gồm đau nhức cơ, đau đầu hoặc sốt. [15] Không dùng aspirin cho trẻ em và trẻ vị thành niên bởi vì nó có thể gây nên hội chứng Reye (hội chứng ngộ độc thịt).[16]
    • Thuốc kháng histamin là nguyên liệu phổ biến dùng trong các loại thuốc cảm không kê toa và các loại thuốc chữa dị ứng, thuốc có tác dụng giúp làm giảm chảy nước mũi và nước mắt.
    • Thuốc ức chế cơn ho, còn gọi là thuốc trị ho, giúp ngăn chặn các cơn ho. Chỉ nên sử dụng thuốc ho khi bạn bị ho khan.[17] Không nên ức chế các cơn ho có đờm vì nó giúp cơ thể loại bỏ các chất nhầy. Không sử dụng thuốc ho không kê toa cho trẻ em dưới 4 tuổi.
    • Chỉ nên sử dụng các loại thuốc không kê toa có chứa chất thông mũi khi mũi bị sưng và khó thở. Các loại thuốc này sẽ làm co các mạch máu trong mũi, giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Thuốc kháng histamin sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, đồng thời khiến bạn buồn ngủ để ngủ ngon hơn khi đang bệnh.
    • Sử dụng thuốc long đờm để làm loãng dịch nhầy, giúp bạn khạc ra dễ dàng hơn nếu chúng quá đặc và khó khạc ra.
  9. 9
    Tránh hút thuốc. Thuốc lá có thể làm sức đề kháng của bạn yếu đi[18] và làm tăng mức độ nghiêm trọng của một số triệu chứng cảm lạnh. Bạn nên tránh dùng cà phê, trà có chứa caffeine và các loại nước ngọt.
  10. 10
    Ăn súp gà. Vài nghiên cứu đã chứng minh rằng việc dùng súp gà sẽ làm chậm sự chuyển động của bạch cầu vốn gây ra các triệu chứng cảm lạnh.[19] Ngoài ra, súp nóng sẽ giúp thông mũi và làm dịu cơn đau họng.
    • Bạn cũng có thể cho thêm một chút ớt cayenne đỏ vào bát súp, vì vị cay nồng của gia vị sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tăng cường Hệ thống Miễn dịch

  1. 1
    Sử dụng thực phẩm chức năng. Dùng các loại thực phẩm chức năng có chứa các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết là cách để giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C hoặc kẽm, hoặc bạn có thể dùng vitamin tổng hợp. Nếu không thích ăn cá, bạn vẫn có thể bổ sung các axit béo có lợi trong cá bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung Omega-3, loại chất béo này đã được chứng minh đem lại hiệu quả trong việc củng cố hệ miễn dịch.
    • Bạn có thể tìm mua thực phẩm chức năng tại các tiệm thuốc tây, siêu thị và các cửa hàng bán thực phẩm dinh dưỡng.
    • Thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch không thể giúp bạn khỏi cảm lạnh nhanh chóng, nhưng nó sẽ giúp bạn không bị nhiễm bệnh trong tương lai.
  2. 2
    Ăn tỏi. Các chất chống oxy hoá trong tỏi sẽ giúp tim khoẻ hơn, tăng cường sức đề kháng và giúp duy trì tuần hoàn máu.[20] Một trong các lợi ích tốt nhất mà tỏi đem lại chính là khả năng tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch. [20]
    • Nghiền một tép tỏi tươi với một thìa cà phê mật ong và nhanh chóng nhai nuốt hỗn hợp.
  3. 3
    Bổ sung thêm kẽm. Các nghiên cứu mới nhất đã cho thấy rằng trong vòng một ngày khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện, nếu bạn bổ sung thêm kẽm cho cơ thể, bạn sẽ khỏi bệnh nhanh hơn một ngày so với thông thường và sẽ không gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng. [21] [22]
  4. 4
    Ăn mật ong nguyên chất. Mật ong là chất tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ đặc tính kháng virus. Mật ong cũng sẽ giúp xoa dịu cơn đau họng, một tin tốt cho những người bị cảm lạnh. Bạn có thể ăn một thìa mật ong riêng, hoặc pha mật ong vào nước nóng hoặc trà để chế biến thức uống tốt cho sức khoẻ.[23]
  5. 5
    Bổ sung thêm nhiều vitamin C. Bạn có thể xem xét sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng cung cấp vitamin C, uống nước cam và ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C, ví dụ như cam, kiwi, và dâu. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi quanh việc sử dụng vitamin C để chống lại cảm lạnh, nhiều người vẫn cho rằng dùng vitamin C sẽ giúp khỏi cảm lạnh nhanh chóng.[24] [25] [26]
  6. 6
    Sử dụng echinacea (cúc dại). Echinacea là một loại thực phẩm bổ sung thảo dược mà nhiều người thường dùng để tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các virus gây bệnh. Mặc dù nhiều nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về tác dụng của chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây cúc dại sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm cảm lạnh, và cũng giúp bạn nhanh khỏi bệnh. [27] Hãy thử dùng các loại thuốc viên được bào chế từ cây cúc dại khi vài biểu hiện của bệnh cảm xuất hiện.[23]
  7. 7
    Dùng xi rô elderberry (cây cơm cháy). Cây cơm cháy là một loại thảo mộc tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, vì vậy bạn hãy dùng một thìa xi rô cây cơm cháy – bạn có thể tìm mua ở các tiệm thuốc tây – vào mỗi sáng, hoặc bạn có thể thêm một vài giọt xi rô cơm cháy vào cốc nước trái cây uống mỗi sáng.
  8. 8
    Ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. [28] Không dùng chung thức ăn hoặc thức uống với người khác, và hãy thay bao gối mỗi ngày hoặc cách ngày khi bạn bị bệnh. Cách này sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm, và cũng giúp loại bỏ mầm bệnh khỏi môi trường sống của bạn.
    • Rửa sạch tay sau khi xỉ mũi. Mặc dù cách này không giúp bạn hết bệnh, nhưng nó sẽ giúp virus không thể lây truyền sang người khác.[29]
    • Càng ít tiếp xúc với người khác càng tốt. Khi bạn đang bị bất kỳ một loại cảm nào, virus gây bệnh cảm (thường là virus rhino, hoặc virus corona) có thể dễ dàng truyền sang người mà bạn tiếp xúc.[30] Xin nghỉ phép là một cách “hay”. Nếu bạn cần phải đến cơ quan, hãy tránh tiếp xúc thể chất với người khác, tránh chạm vào đồ vật và rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp bạn không bị cảm nặng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Dùng thêm gối để kê cao đỡ đầu và ngực ở góc 45 độ nếu bạn thức giấc vì chảy mũi và nghẹt mũi.
  • Nếu bị cảm nặng, hắt hơi hoặc/và ho nhiều, bạn nên xin nghỉ phép. Cách này sẽ giúp bạn tránh lây lan virus sang người khác và bạn cũng có thể có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, giúp bạn mau khoẻ hơn.
  • Nếu bị sốt cao, bạn có thể chườm khăn ướt lên trán. Nó sẽ giúp bạn hạ sốt và cảm thấy mát mẻ hơn.
  • Cho một ít dầu gió vào nồi và thêm nước sôi vào, sau đó dùng một miếng vải trùm qua đầu và đưa mặt về phía gần nồi. Mặc dù có thể bạn sẽ cảm thấy nóng và ẩm, nhưng nó sẽ giúp bạn giảm nghẹt mũi và hạ sốt.
  • Rửa sạch tay sau khi hắt hơi.
  • Khử trùng các vật dụng bạn chạm vào để tránh lây lan virus.
  • Tránh xì mũi quá thường xuyên. Xì mũi quá nhiều sẽ làm cho lớp niêm mạc ngoài mũi bị khô và đau.
  • Thoa dầu gió vào lòng bàn chân trước khi đi ngủ, sau đó mang tất vào.
  • Dùng chăn vải hoặc chăn bông để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh làm cơ thể tăng nhiệt độ, đặc biệt khi đang sốt, vì như vậy bệnh có thể trở nặng hơn.
  • Vận động cơ thể. Ví dụ, chạy là một cách tốt để tăng cường hệ miễn dịch và cũng giúp bạn cảm thấy khoẻ hơn.

Cảnh báo

  • Nếu cảm lạnh kéo dài hơn 7 ngày, bạn nên đi khám bệnh vì có thể tình trạng bệnh của bạn đang trở nên nghiêm trọng.
  • Nếu bạn bị sốt cao trên 38 độ C, hãy đi khám. Sốt cao, ớn lạnh là các biểu hiện của bệnh cảm cúm nghiêm trọng.
  • Đối với các biện pháp chữa trị tại nhà, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhiều hơn liều lượng vitamin C quy định.
  • Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cảnh báo rằng gel thông mũi cảm lạnh Zicam có thể làm giảm/mất khứu giác Các sản phẩm này hiện đã được thu hồi. Tuy nhiên, cảnh báo này không dành cho các sản phẩm khác của Zicam.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Quảng cáo
  1. http://www.oprah.com/oprahshow/The-Dr-Oz-Health-Quiz/4
  2. http://www.medicalnewstoday.com/articles/252516.php
  3. http://www.nytimes.com/2010/09/28/health/28real.html?adxnnl=1&ref=health&adxnnlx=1322533380-k2JVB+2V72QyiAtau+eeNQ&_r=0
  4. http://www.mayoclinic.com/health/cool-mist-humidifiers/AN01577
  5. http://www.npr.org/2011/01/07/132743646/Humidifiers-Dont-Do-Lick-Of-Good-Helping-Colds
  6. http://www.mayoclinic.com/health/drug-information/DR602281
  7. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001565.htm
  8. http://www.everydayhealth.com/cold-and-flu/cough-medicine-for-colds.aspx
  9. http://www.sciencedaily.com/releases/1999/05/990527043042.htm
  10. http://www.humanillnesses.com/Infectious-Diseases-He-My/Influenza.html
  11. 20,020,1http://healthpsych.psy.vanderbilt.edu/2008/Garlic.htm
  12. http://www.reuters.com/article/2012/05/07/us-zinc-commoncold-idUSBRE8460RG20120507
  13. http://www.webmd.com/cold-and-flu/news/20110215/zinc-may-prevent-and-shorten-colds
  14. 23,023,1http://www.keeperofthehome.org/2012/11/natural-cold-remedies.html
  15. http://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/vitamin-c-for-common-cold
  16. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002145.htm
  17. http://www.sfgate.com/health/article/Vitamin-C-may-shorten-cold-not-stop-it-3913861.php
  18. http://www.webmd.com/cold-and-flu/features/four-natural-cold-remedies-do-they-work?page=2
  19. http://www.webmd.com/cold-and-flu/features/5-ways-stop-family-colds-spreading
  20. www.aliveberry.com/2013/06/how-to-get-rid-of-a-cold/
  21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12001053
  22. [1] – Bài viết của Wikipedia về Viêm Mũi Họng Cấp tính.
  23. [2]- Bài viết về vitamin C trong cùng chuyên mục.
  24. http://www.disabled-world.com/artman/publish/garlic-benefit.shtml
  25. http://www.doctorhoffman.com/wwsaline.htm
  26. http://www.mayoclinic.com/health/common-cold/DS00056/DSECTION=treatments-and-drugs
  27. http://www.everydayhealth.com/cold-and-flu/cold-flu-treatment.aspx

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 160 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 11.949 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 11.949 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo