Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nổi mề đay là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em với biểu hiện là các vết sưng đỏ hoặc trắng nổi trên da và gây ngứa.[1] Mề đay không lây nhiễm, thường xuất hiện trong vài tiếng hoặc vài ngày, mặc dù trong một số trường hợp cấp tính và mãn tính có thể kéo dài vài tuần.[2] Mề đay xuất hiện khi cơ thể giải phóng histamine do phản ứng dị ứng, thậm chí phản ứng với hơi nóng, lo âu, nhiễm trùng hoặc thay đổi nhiệt độ.[3] Khi con bạn bị nổi mề đay, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản để chữa những vết sưng bằng các liệu pháp tại nhà hoặc thuốc do bác sĩ nhi khoa kê toa.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán

  1. 1
    Tìm hiểu về biểu hiện của mề đay. Mề đay có thể xuất hiện trên một vùng da hoặc trên toàn bộ cơ thể. Việc tìm hiểu về biểu hiện của mề đay trên cơ thể của trẻ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.[4]
    • Mề đay cục bộ xuất hiện trên một vùng da trên cơ thể và thường do tiếp xúc với cây cỏ, phấn hoa, thức ăn hoặc nước bọt và lông động vật.[5]
    • Mề đay toàn thân xuất hiện trên toàn bộ cơ thể. Dạng mề đay này có thể là do phản ứng với tình trạng nhiễm virus hoặc dị ứng với thức ăn, thuốc hoặc vết cắn của côn trùng.[6]
  2. 2
    Hiểu về các nguyên nhân gây nổi mề đay. Trẻ có thể nổi mề đay vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù là mề đay cục bộ hoặc mề đay toàn thân, việc biết nguyên nhân gây nổi mề đay sẽ giúp bạn điều trị cho trẻ ở nhà một cách hiệu quả hoặc quyết định đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa. Trẻ có thể bị nổi mề đay do các nguyên nhân sau:[7]
    • Ăn các thức ăn như sò ốc, quả hạch, sữa và hoa quả.[8] Mề đay do dị ứng thức ăn thường khỏi trong vòng 6 tiếng sau khi ăn.[9]
    • Dùng các loại thuốc như penicillin hoặc thuốc tiêm dị ứng nguyên.[10]
    • Tiếp xúc với thú cưng hoặc động vật.[11]
    • Phơi nhiễm phấn hoa từ cây cỏ đang nở hoa[12]
    • Bị côn trùng đốt (chẳng hạn như ong hoặc muỗi)[13]
    • Lo âu và căng thẳng [14]
    • Tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt hoặc ánh nắng mặt trời[15]
    • Tiếp xúc với hóa chất, kể cả bột giặt hoặc xà phòng có chứa nước hoa[16]
    • Mắc các bệnh nhiễm virus như cảm lạnh, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và viêm gan[17]
    • Mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng [18]
  3. 3
    Đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa. Bạn cần đưa trẻ bị nổi mề đay đến bác sĩ nhi khoa nếu không biết chắc nguyên nhân hoặc mề đay không lặn trong vòng 1 tuần, nếu gần đây trẻ bắt đầu uống thuốc mới hoặc ăn thức ăn lạ, nếu trẻ bị côn trùng đốt, hoặc nếu mề đay khiến trẻ vô cùng khó chịu. Bác sĩ có thể kê toa thuốc uống, kem steroid hoặc các loại thuốc khác để giảm nhẹ triệu chứng.[19]
    • Bạn cần đưa trẻ đi khám nếu không chắc nguyên nhân khiến trẻ nổi mề đay. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ phải điều trị mề đay bằng các phương pháp có thể gây hại cho trẻ hoặc không cần thiết.[20]
    • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu mề đay vẫn không đỡ sau khi sử dụng liều thuốc kháng histamine thứ hai.[21]
    • Nếu trẻ có biểu hiện bất cứ triệu chứng sốc phản vệ nào, bao gồm sưng mặt hoặc họng, ho, khò khè khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu, bạn cần đưa trẻ đi cấp cứu hoặc gọi cứu thương 115 ngay lập tức.[22]
  4. 4
    Cho trẻ đi xét nghiệm. Nếu không xác định được nguyên nhân tiềm ẩn gây nổi mề đay ở trẻ, bác sĩ có thể sẽ tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Điều này không những sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân mà còn xác định được phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.[23]
  5. 5
    Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn. Nếu tình trạng nổi mề đay ở trẻ được xác định là do một bệnh lý tiềm ẩn gây ra, bác sĩ có thể điều trị bệnh để giúp giảm sưng và ngứa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc điều trị các bệnh tiềm ẩn sẽ giúp trị mề đay hiệu quả hơn so với việc chỉ tập trung chữa trị triệu chứng.[26]
    • Ví dụ, nếu trẻ có vấn đề về tuyến giáp, bác sĩ có thể điều trị bệnh tuyến giáp trước và theo dõi xem mề đay có thuyên giảm không.[27]
    • Nếu trẻ được xác định dị ứng với một dị ứng nguyên cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tránh để cho trẻ tiếp xúc với dị ứng nguyên đó.
  6. 6
    Tránh kích ứng mề đay. Mề đay có thể xuất hiện do một yếu tố gây dị ứng hoặc một chất kích thích nào đó. Việc biết yếu tố nào gây nổi mề đay ở trẻ sẽ giúp bạn tránh được nó, đồng thời giúp giảm nhẹ và ngăn ngừa chứng nổi mề đay.[28]
    • Các yếu tố kích thích có thể là một dị ứng nguyên, thuốc, thức ăn, mỹ phẩm, các yếu tố môi trường, vết cắn của côn trùng, xà phòng mạnh hoặc bột giặt.[29]
    • Nếu bạn nghi ngờ một yếu tố nào đó gây nổi mề đay, hãy cố gắng cho trẻ hạn chế tiếp xúc với nó và theo dõi xem các triệu chứng có giảm không.[30]
    • Một số yếu tố bên ngoài có thể khiến mề đay trầm trọng thêm, bao gồm phơi nắng, căng thẳng, mồ hôi, thay đổi nhiệt độ.[31]
    • Sử dụng xà phòng hoặc bột giặt nhẹ dịu hoặc “ít gây dị ứng”. Các loại xà phòng này ít chứa các hóa chất độc hại có thể gây kích ứng cho da của trẻ.[32]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chữa mề đay tại nhà

  1. 1
    Rửa sạch dị ứng nguyên trên vùng da nổi mề đay cục bộ. Nếu mề đay chỉ xuất hiện trên một vùng da của cơ thể, bạn hãy rửa sạch dị ứng nguyên bằng xà phòng và nước. Điều này sẽ giúp mề đay thuyên giảm và ngăn ngừa trở nặng do dị ứng nguyên bám lại trên da.[33]
  2. 2
    Cho trẻ ngâm bồn tắm nước mát. Nước mát có thể làm dịu da bị kích ứng và giảm viêm. Liệu pháp này hữu ích nhất trong trường hợp mề đay lan rộng trên toàn bộ cơ thể. Bạn có thể thêm keo yến mạch vào nước để tăng hiệu quả làm dịu da cho trẻ.[35]
    • Pha thêm muối nở, bột yến mạch sống hoặc keo yến mạch vào nước. Tất cả các nguyên liệu trên đều có tác dụng làm dịu da.[36]
    • Chỉ cho trẻ ngâm khoảng 15 phút để tránh bị lạnh.[37]
  3. 3
    Thoa lotion calamine hoặc kem chống ngứa. Lotion calamine hoặc kem chống ngứa không kê toa cũng có thể giúp giảm mề đay, đỡ ngứa và giảm viêm. Bạn có thể mua kem chống ngứa ở các hiệu thuốc hoặc mua trên mạng.[38]
    • Kem chống ngứa không kê toa (hoặc kem hydrocortisone) có thể giúp giảm ngứa. Nhớ mua loại kem có nồng độ hydrocortisone tối thiểu 1%.
    • Thoa kem lên vùng da nổi mề đay mỗi ngày một lần sau khi cho trẻ ngâm bồn tắm.[39]
  4. 4
    Chườm gạc lạnh để giảm ngứa và viêm. Tình trạng ngứa và viêm khi nổi mề đay là do histamine trong máu. Gạc lạnh hoặc túi chườm lạnh có thể giúp giảm ngứa và viêm liên quan đến mề đay nhờ tác dụng co mạch máu và làm mát da.[40]
    • Histamine được sản sinh khi có dị ứng nguyên xâm nhập vào cơ thể, gây ra phản ứng dị ứng như ngứa và viêm.
    • Bạn có thể chườm gạc lạnh lên vùng da phát ban từng đợt 10 – 15 phút, cách 2 tiếng một lần hoặc khi cần thiết.[41]
  5. 5
    Không để cho trẻ gãi. Bạn nên giúp trẻ cố gắng tránh gãi. Khi trẻ gãi, dị ứng nguyên có thể lan ra và khiến triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây ra các vấn đề khác, bao gồm cả nhiễm trùng da.[42]
  6. 6
    Bảo vệ da cho trẻ. Bạn có thể giúp trẻ ngăn ngừa và giảm mề đay bằng cách bảo vệ da cho trẻ. Quần áo, băng gạc, thậm chí thuốc chống côn trùng có thể giúp bảo vệ trẻ và giảm nhẹ các triệu chứng.
    • Cho trẻ mặc quần áo mát, rộng rãi và mềm mại với các chất liệu như cotton để chống gãi và ngăn ngừa đổ mồ hôi vốn có thể khiến mề đay trở nặng hơn.[43]
    • Cho trẻ mặc áo dài tay và quần dài để tránh gãi và bảo vệ da khỏi các yếu tố kích ứng bên ngoài.[44]
    • Nếu trẻ có thể sẽ tiếp xúc với côn trùng, bạn cũng có thể thoa thuốc chống côn trùng vào những vùng da không nổi mề đay để ngăn côn trùng đến gần và gây dị ứng thêm.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị mề đay bằng thuốc

  1. 1
    Cho trẻ uống thuốc kháng histamine. Nếu trẻ nổi mề đay toàn thân, bạn có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamine. Loại thuốc này có thể ngăn chặn histamine gây dị ứng, đồng thời giúp giảm ngứa và viêm da.[45]
    • Tuân theo liều lượng khuyến cáo dựa vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Nếu không chắc chắn về liều lượng cho trẻ uống, bạn hãy hỏi bác sĩ.[46]
    • Các loại thuốc kháng histamine thông dụng bao gồm cetirizine,[47] chlorpheniramine,[48] và diphenhydramine.[49]
    • Các thuốc này thường có tác dụng an thần, do đó bạn phải theo dõi trẻ để đảm bảo an toàn.[50]
  2. 2
    Dùng thuốc kháng histamine H-2. Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng histamin H-2 để giảm nhẹ triệu chứng nổi mề đay. Thuốc có thể ở dạng uống hoặc tiêm.[51]
  3. 3
    Sử dụng thuốc corticosteroids kê toa. Bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid uống hoặc bôi ngoài da mạnh hơn như prednisone nếu các loại thuốc khác không có hiệu quả. Đảm bảo tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi cho trẻ uống thuốc, vì thuốc có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.[54]
  4. 4
    Tiêm thuốc trị hen suyễn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thuốc tiêm trị hen suyễn như omalizumab có thể giúp mề đay thuyên giảm. Loại thuốc này có ưu điểm là không gây các tác dụng phụ.[56]
  5. 5
    Kết hợp thuốc trị hen suyễn và thuốc kháng histamin. Trẻ có thể được bác sĩ kê toa một đợt thuốc trị hen suyễn kèm thuốc kháng histamine. Phương pháp này có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng nổi mề đay.[58]
  6. 6
    Cân nhắc dùng thuốc ức chế miễn dịch. Nếu trẻ bị nổi mề đay mãn tính và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc tác động lên hệ miễn dịch để giảm chứng nổi mề đay cấp tính và mãn tính.[61]
    • Cyclosporine có tác dụng hạn chế phản ứng của hệ miễn dịch với chứng nổi mề đay và giúp giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc này có các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, và trong một số trường hợp còn làm giảm chức năng thận.[62]
    • Tacrolimus cũng có tác dụng giảm phản ứng của hệ miễn dịch gây nổi mề đay. Thuốc này cũng có các tác dụng phụ tương tự như thuốc cyclosporine.[63]
    • Mycophenolate giúp ức chế hệ miễn dịch và giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.[64]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Chứng nổi mề đay thường vô hại. Trong một số trường hợp hiếm gặp, mề đay có thể nguy hiểm, đặc biệt nếu là do phản ứng dị ứng vốn có thể gây khó thở. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất cứ nghi ngờ nào về chứng nổi mề đay ở trẻ hoặc nếu các liệu pháp tại nhà không có hiệu quả và các triệu chứng trở nặng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Bẻ Đốt sống Lưng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo
  1. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  2. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  3. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  4. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  5. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  6. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  7. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  8. http://acaai.org/allergies/types/skin-allergies/hives-urticaria
  9. http://acaai.org/allergies/types/skin-allergies/hives-urticaria
  10. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  11. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  12. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  13. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/tests-diagnosis/con-20031634
  15. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/tests-diagnosis/con-20031634
  16. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/tests-diagnosis/con-20031634
  17. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  18. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  19. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  20. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  21. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  22. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  23. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/hives.html#
  24. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  25. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/hand-washing/art-20046253
  26. http://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Hives/
  27. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  28. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  29. http://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Hives/
  30. http://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Hives/
  31. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  32. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  33. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  34. http://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Hives/
  35. http://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Hives/
  36. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  37. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  38. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a698026.html
  39. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  40. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  41. http://www.seattlechildrens.org/medical-conditions/symptom-index/hives/
  42. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  43. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  44. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  45. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  46. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  47. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  48. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  49. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  50. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  51. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  52. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  53. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  54. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634
  55. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-hives/basics/treatment/con-20031634

Về bài wikiHow này

Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 11.662 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 11.662 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo