X
Bài viết này có đồng tác giả là Sarah Gehrke, RN, MS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 7.183 lần.
Mặc dù bạn có thể cảm thấy rất khó chịu khi bị đau tai, nhưng tình trạng này thường không mấy nghiêm trọng. Trường hợp đau tai nhẹ có thể điều trị tại nhà với các liệu pháp như chườm ấm hoặc chườm lạnh và uống thuốc giảm đau không kê toa. Nếu không khỏi, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được trợ giúp.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:Áp dụng các liệu pháp tại nhà
Phương pháp 1
-
1Chườm ấm. Nhiệt độ ấm có thể giúp giảm đau, và có vài cách khác nhau để chườm ấm tai. Chỉ cần bạn cẩn thận đừng để bị bỏng!
- Cầm máy sấy tóc (ở mức nhiệt thấp) cách xa tai khoảng 25 cm để gió thổi gián tiếp về phía tai trong vài phút. Độ ấm sẽ làm dịu đau và cũng có thể giúp làm khô ống tai nếu có nước lọt vào.[1]
- Nhúng khăn mặt trong nước ấm, vắt ráo nước và áp vào tai khoảng 20 phút. Bạn cũng có thể dùng gạc lạnh bằng cách nhúng khăn mặt vào nước lạnh và vắt bớt nước.
- Dùng túi chườm ấm áp vào tai để làm dịu đau. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo không chườm quá lâu. Nhấc túi chườm ra sau 3 – 5 phút và chờ cho da mát lại.
-
2Uống thuốc acetaminophen, aspirin, hoặc ibuprofen. Các loại thuốc giảm đau không kê toa này mặc dù không trị khỏi đau tai nhưng cũng giúp làm dịu đau. Tuân theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.
- Đi khám bệnh nếu bạn bị đau dữ dội và không đỡ sau khi uống 1-2 viên. Nếu cảm giác đau tai còn kèm theo các triệu chứng khác (chẳng hạn như sốt hoặc chóng mặt), bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Tuyệt đối không cho trẻ em và trẻ vị thành niên uống thuốc aspirin để tránh nguy cơ mắc hội chứng Reye.[2]
-
3Dùng dầu ô liu hoặc dầu em bé. Mặc dù nghe có vẻ lạ, nhưng dầu ô liu hoặc dầu em bé có thể dùng để thay thế cho thuốc nhỏ tai. Chúng giúp bôi trơn và có thể làm dịu đau tai.[3]
- Hâm dầu cho ấm nhưng không đến mức nóng và nhỏ 3-4 giọt vào ống tai bị đau. Để cho dầu ngấm khoảng nửa tiếng, sau đó nằm xuống để dầu chảy ra. Lưu ý rằng bất cứ thứ gì mát hơn hoặc nóng hơn nhiệt độ cơ thể đều có thể gây choáng váng hoặc chóng mặt, nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời.[4]
- Bạn cũng có thể pha thêm một ít dầu quế nếu có sẵn.
-
4Sử dụng tỏi. Nhiều người tin rằng những thứ gì có tỏi đều có thể giúp giảm đau tai. Bạn nên cân nhắc dùng tỏi nếu có sẵn tỏi ở bất cứ dạng nào. Sau đây là một vài phương pháp phổ biến:
- Hâm một ít dầu vừng cho ấm với 1 tép tỏi nghiền trong vài phút. Sau khi dầu đã ngấm tỏi, bạn hãy chờ cho nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó lọc bỏ tỏi và nhỏ dầu vào tai.[5]
- Nhiều người thấy đỡ đau sau khi xông hơi tỏi. Bẻ một tép tỏi làm đôi, gắn một nửa vào tai, một nửa vào cốc nước nóng bốc hơi. Hơ tai bên trên cốc nước và để cho hơi tỏi lọt vào bên tai đau qua mẩu tỏi bên trong tai.[6]
-
5Tận dụng phần còn lại của củ hành trong tủ lạnh. Thêm một loại rau củ nữa giúp bạn trị đau tai! Cắt nhỏ củ hành, nghiền nát và bọc trong một mảnh vải mỏng sạch. Nằm nghiêng người và cầm bọc hành áp lên tai.
- Nếu bạn chỉ có gừng mà không có hành, hãy thực hiện tương tự như trên – nguyên tắc sử dụng cũng như nhau.[7]
-
6Thử dùng húng tây hoặc bạc hà cay. Đây là các liệu pháp thảo mộc thực sự hiệu quả. Với cả hai loại thảo mộc này, bạn cần chiết xuất nước cốt và pha loãng trong dầu ô liu hoặc dầu em bé. Nghiền nát húng tây hoặc bạc hà cay và để cho ấm lên một chút. Tuy nhiên, dầu bạc hà cay chỉ nên dùng xung quanh tai, còn dầu húng tây có thể nhỏ vào tai.
-
7Nhai kẹo cao su và ngáp. Nếu bị đau tai do thay đổi độ cao, bạn có thể thử nhai kẹo cao su hoặc cố gắng ngáp. Bạn sẽ nghe tiếng nổ “poóc” trong tai và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bạn cũng có thể thử nuốt mạnh. Cơ kích hoạt vòi nhĩ sẽ mở ra và giúp giảm áp suất.
- Viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ khuyến nghị nghiệm pháp này để chống lại tác dụng phụ khi đi máy bay: Ngậm miệng, dùng tay bịt hai lỗ mũi và tai không bị đau, sau đó cố gắng thở ra qua mũi để buộc tai phải “nổ”. Tuy nhiên, bạn đừng thực hiện nghiệm pháp này trong trường hợp đau tai do bị nghẹt vì viêm đường hô hấp trên. Nếu làm vậy, bạn có thể khiến nhiễm trùng lan vào tai.
-
8Sử dụng liệu pháp mùi hương. Pha loãng một loại tinh dầu (như dầu oải hương) với một ít dầu ô liu và xoa bên ngoài tai đau, xoa cả xuống cổ xung quanh hạch bạch huyết.
- Nếu tình trạng đau tai không thuyên giảm chút nào thì liệu pháp mùi hương không phải là cách giải quyết. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc có tác dụng nhanh hơn nhiều.
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:Tìm sự chăm sóc y tế
Phương pháp 2
-
1Sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu tình trạng đau tai không tự khỏi hoặc còn kèm theo các triệu chứng khác, hoặc cơn đau quá sức chịu đựng, bạn hãy đi khám. Bác sĩ có thể ngay lập tức kê toa thuốc kháng sinh cho bạn.
- Penicillin có thể không phát huy tác dụng trong vài ngày. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có rơi vào trường hợp này không, và có liệu pháp nào bạn có thể thử để giảm đau không.
-
2Xác định xem liệu có phải dịch nhầy là nguyên nhân gây đau tai không. Ho và xì mũi có thể kích ứng tai trong và dẫn đến đau tai. Nếu bạn có các triệu chứng cảm lạnh khác thì có thể nó chính là thủ phạm.
- Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi. Thuốc sẽ ngăn chặn sự sản xuất dịch nhầy và giảm đau tai, mặc dù bạn có thể phải dùng kèm với thuốc ibuprofen, ít nhất là thời gian đầu.
-
3Kiểm tra xem ráy tai có phải là nguyên nhân không. Ráy tai có tác dụng của nó, nhưng quá nhiều ráy tai cũng có thể gây đau tai. Nếu ráy tai trở thành vấn đề, bác sĩ sẽ xử lý giúp bạn.
- Bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn dùng thuốc nhỏ tai hoặc dùng dụng cụ lấy ráy tai để giảm đau và chống tích tụ ráy tai.[8] Bác sĩ cũng có thể cho bạn lời khuyên để ngăn ngừa đau tai.
- Nếu ráy tai bị cứng và đóng cục, bác sĩ có thể lấy ra bằng cách thủ công. Có lẽ đây không phải là cách hay nhất, nhưng nó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
Quảng cáo
Cảnh báo
- Không dùng thuốc nhỏ tai nếu bạn bị tổn thương màng nhĩ, ống tai, viêm tai ngoài hoặc chảy dịch (mủ hoặc chất lỏng).[9]
Tham khảo
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/2014/07/best-ways-to-steer-clear-of-swimmers-ear-this-summer/
- ↑ https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682878.html
- ↑ https://medlineplus.gov/druginfo/natural/233.html
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/article/000979.htm
- ↑ https://wellnessmama.com/58936/garlic-olive-oil-for-ear-infection/
- ↑ http://www.myhomeremedies.com/topic.cgi?topicid=2114
- ↑ http://www.home-remedies-for-you.com/remedy/Earache.html
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3273968/
- ↑ https://www.cdc.gov/healthywater/hygiene/disease/swimmers_ear.html/
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Get Rid of an Ear Ache
Español:deshacerse de un dolor de oído
Italiano:Liberarsi del Mal d'Orecchie
Русский:избавиться от боли в ухе
中文:消除耳痛
Nederlands:Oorpijn verhelpen
Čeština:Jak se zbavit bolesti ucha
العربية:التخلّص من ألم الأذنين
हिन्दी:छुटकारा पायें कान दर्द से
Bahasa Indonesia:Meredakan Nyeri Telinga
ไทย:แก้อาการปวดหู
Türkçe:Kulak Ağrısı Nasıl Geçirilir
Trang này đã được đọc 7.183 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo