Bài viết này đã được cùng viết bởi Sabrina Grover, LMSW. Sabrina Grover là nhân viên công tác xã hội (LMSW) có bằng cấp chuyên ngành Khám Lâm sàng Nâng cao của Đại học New York. Sabrina có kinh nghiệm làm việc tại các trung tâm phục hồi tình trạng lạm dụng chất kích thích và trường học nơi cô tích lũy kinh nghiệm trị liệu thực chứng cho trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và gia đình. Sabrina chuyên các liệu pháp hành vi biện chứng, tường thuật và nhận thức. Cô có chuyên môn điều trị cho thân chủ trải qua mất mát, sang chấn phức tạp, khó khăn trong việc gắn kết, mâu thuẫn gia đình, lo âu và trầm cảm. Cô chuyên cung cấp môi trường hỗ trợ với không gian ấm cúng và không phán xét cho bất kỳ ai muốn phát triển bản thân.
Bị từ chối là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống - ai cũng từng gặp phải tình huống này trong đời. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy như bị từ chối thường xuyên, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi liệu những lần từ chối này có ý nghĩa gì với bạn và cảm giác này có bình thường hay không. Việc cảm thấy như bị từ chối liên tục không phải là điều bất thường, và bạn không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy. Đó là lý do bài viết này cung cấp câu trả lời cho các thắc mắc liên quan đến sự từ chối để giúp bạn hòa nhập với cuộc sống mà không cần lo sợ.
Các bước
Question 1 của 6:Bị từ chối liên tục khiến bạn cảm thấy như thế nào?
-
1Bạn có thể tức giận. Khi ở trong một tình huống bất kỳ (tình yêu, tình bạn hoặc công việc), bạn sẽ có cảm giác như mọi thứ đều sụp đổ. Khi điều đó xảy ra, bạn “nổi trận lôi đình” với người đã từ chối bạn, hoặc thậm chí “hờn cả thế giới”. Cảm thấy tức giận là điều hoàn toàn bình thường và bạn có thể dùng cảm giác đó làm động lực giúp bạn tiến xa.[1]
-
2Bạn có thể bị trầm cảm. Chắc hẳn bạn sẽ không chỉ cảm thấy buồn khi bị từ chối hết lần này đến lần khác. Nghiên cứu cho biết việc bị từ chối liên tục có thể khiến bạn muốn buông xuôi và dẫn đến trầm cảm. Đây là tình trạng khiến bạn thường xuyên mệt mỏi, mất động lực hoặc cô lập chính mình.[2]
-
3Bạn đố kị với người khác. Có thể bạn cảm thấy những người xung quanh đều được đón nhận thay vì bị từ chối, và điều đó khiến bạn cảm thấy tồi tệ. Đố kị là cảm xúc bình thường của con người, và thỉnh thoảng cảm thấy ganh tị với những người quen biết là hoàn toàn bình thường.[3]Quảng cáo
Question 2 của 6:Làm thế nào để đối mặt với việc bị từ chối liên tục?
-
1Nhìn nhận cảm xúc của bạn. Có thể bạn cảm thấy tổn thương, tức giận, đố kị hoặc lẫn lộn nhiều cảm xúc. Hãy cảm nhận những gì diễn ra bên trong bạn, và không cố gắng đè nén cảm xúc. Bạn có thể tâm sự với một người bạn thân đáng tin cậy, hoặc thậm chí viết tâm sự ra giấy. Trải lòng càng nhiều thì bạn càng dễ chịu hơn, vì bạn không có cảm giác như phải che giấu suy nghĩ của mình.[4]
-
2Luôn tiến về phía trước. Việc bị từ chối lần này không có nghĩa là lần sau bạn sẽ bị từ chối. Kể cả việc bị từ chối nhiều lần cũng không thể nói trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo! Sự từ chối là một phần của cuộc sống, và hầu hết mọi người mà bạn biết đều từng bị từ chối vào một thời điểm nào đó trong đời.[5] Hãy hướng về phía trước, và dừng gặm nhấm những gì xảy ra với bạn trong quá khứ.
-
3Chia sẻ trải nghiệm của bạn với chuyên gia sức khỏe tinh thần. Chuyên gia trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý có thể giúp bạn đối mặt với cảm xúc một cách lành mạnh. Nếu bạn cảm thấy như đã trải qua quá nhiều lần từ chối, hãy đặt lịch hẹn gặp chuyên gia sức khỏe tinh thần và chia sẻ trải nghiệm của bạn. Họ có thể giúp bạn hiểu được lý do bạn thường cảm thấy bị từ chối và đưa ra giải pháp giúp bạn nâng cao lòng tự trọng để tiếp tục trải nghiệm cuộc sống.[6]Quảng cáo
Question 5 của 6:Việc bị từ chối liên tục có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ?
-
1Bạn có thể trở nên tự ti. Khi bị người yêu từ chối, có thể bạn sẽ cảm thấy như họ không thật sự thích (hoặc yêu) bạn nữa. Mặc dù cảm giác này có thể không thật, nhưng nó vẫn khiến lòng tự trọng của bạn suy giảm và khiến bạn cảm thấy bản thân thật tồi tệ. Việc tốt nhất mà bạn có thể làm trong trường hợp này là ngồi xuống và chia sẻ với người ấy về điều khiến bạn cảm thấy bị từ chối và giải pháp mà hai người có thể thực hiện để loại bỏ cảm giác này.[9]
- Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói “Anh/em ơi, chúng ta có thể nói chuyện không? Gần đây, anh/em có cảm giác bị từ chối, và anh/em chỉ muốn xem lại mối quan hệ của chúng ta.”
-
2Có thể bạn sẽ tránh né người ấy. Sau khi bị từ chối vài lần, về mặt cảm xúc hay thể chất, bạn sẽ ngừng nỗ lực. Đây là nguyên nhân khiến bạn muốn tránh né người ấy và khiến mối quan hệ trở nên tồi tệ. Một lần nữa, trong trường này, bạn nên trao đổi với người ấy để cả hai cùng hiểu hơn về mối quan hệ.[10]
- Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trò chuyện với người ấy hoặc đưa ra giải pháp tốt cho cả hai, hãy thử đặt lịch hẹn gặp chuyên gia tư vấn tình yêu.
Quảng cáo
Question 6 của 6:Làm thế nào để không trách móc bản thân khi bị từ chối trong chuyện tình cảm?
-
1Công nhận việc bạn dám nỗ lực trải nghiệm. Bày tỏ tình cảm hoặc ngỏ lời hẹn với ai đó là việc không hề dễ dàng, nhưng bạn đã làm được! Hãy ngợi khen bản thân vì nỗ lực của bạn, kể cả khi kết quả không như bạn mong muốn![11]
-
2Rút kinh nghiệm. Có lẽ bạn đã ngỏ lời hẹn quá sớm? Bạn đã không nhận ra dấu hiệu họ chỉ muốn làm bạn? Hãy xem lại mọi việc dẫn đến sự từ chối, và rút ra bài học cho trải nghiệm tiếp theo.[12]
- Ví dụ, có lẽ bạn đã ngỏ lời hẹn với người chỉ vừa gặp vài ngày. Lần sau, bạn nên tìm hiểu thêm về đối phương trước khi ngỏ lời hẹn.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://www.apa.org/monitor/2012/04/rejection
- ↑ https://www.apa.org/monitor/2012/04/rejection
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4734881/
- ↑ https://kidshealth.org/en/teens/rejection.html
- ↑ https://kidshealth.org/en/teens/rejection.html
- ↑ https://www.apa.org/monitor/2012/04/rejection
- ↑ https://kidshealth.org/en/teens/rejection.html
- ↑ https://www.apa.org/monitor/2012/04/rejection
- ↑ https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-squeaky-wheel/201406/what-do-when-you-feel-rejected